Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu – chi ngân sáchxã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

2.1.3.1. Các yếu tố khách quan

a. Thể chế tài chính

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng, thu, chi của cấp chính quyền xã; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách xã. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách xã. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã trước hết phải nói đến thể chế tài

chính. Vì đó chính là những văn bản của nhà nước có tính quy phạm pháp luật chiphối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý ngân sách xã.

b. Phân cấp quản lý ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nước

Phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước là xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền nhà nước các cấp trong việc quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, gắn ngân sách Nhà nước với các hoạt động kinh tế - xã hội ở từng địa phương một cách cụ thể nhằm nâng cao tính năng động, tự chủ.

Đối với ngân sách xã có quy định riêng về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách; quy định về định mức chi thường xuyên của các cấp ngân sách trong thời kỳ ổn định.

2.1.3.2. Các yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của địa phương trong công tác quản lý ngân sách xã

Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu, nguyên tắc quản lý ngân sách xã, hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách xã và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu từ lập, phân bổ dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách và thanh tra, kiểm tra ngân sách xã.

b. Tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã

Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách xã.

Cơ cấu tổ chức bộ máy và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả hoạt động công tác quản lý thu – chi ngân sách xã. Ở đơn vị cấp xã, do nguồn ngân sách chi cho hoạt động của xã thường còn hạn chế nên bộ máy quản lý tài chính thu – chi ngân sách xã và các cán bộ quản lý ngân sách xã thường ở những vị trí kiêm nhiệm nên hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý thường chưa cao, cũng với độ, cán bộ cấp xã với trình độ có hạn nên việc thực hiện các nghiệp vụ tài chính, kế toán ở đơn vị cấp xã còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc kiện toàn, hoàn thiện bộ máy và nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính xã giữ một vai trò quan trọng trong công tác quản lý thu – chi tài chính ngân sách xã.

c. Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý ngân sách xã

Để thực hiện được chức năng quản lý ngân sách xã theo nhiệm vụ được giao, cần phải phát triển hệ thống công nghệ thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý là nhiệm vụ quan trọng của cấp xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách xã tại xã chi lăng, huyện quế võ, tỉnh bắc ninh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)