Thực tiễn về nợ thuế và quản lý nợ thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi cục thuế thị xã từ sơn (Trang 39)

2.2.1.1 Thực trạng nợ thuế

Trong những năm gần đây, cùng với việc tăng số thu thuế thì số nợ thuế cũng gia tăng. Tốc độ tăng nợ thuế đáng lo ngại nhất là vào năm 2010 với mức tăng tương ứng là 87,9%; hai năm sau đó, năm 2012 và 2013 có chậm lại.

Tuy nhiên, xét tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu từ thuế thì năm 2012 có tỷ lệ nợ thuế trên số thu nội địa trừ dầu cao nhất, ở mức 9,94%. Đây cũng là năm tăng vọt về tỷ lệ nợ thuế trên số thu so với hai năm trước đó (tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa trừ dầu chỉ là 6,05% và 6,94%). Năm 2011 và 2012, tỷ lệ nợ thuế so với tổng thu nội địa trừ dầu giảm đáng kể so với năm 2010 nhưng vẫn ở mức cao, với các tỷ lệ tương ứng là 8,54% và 7,59%.

Để thấy rõ hơn tình hình nợ thuế cũng như hiệu quả của công tác đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế, cần đánh giá nợ thuế và quản lý nợ thuế theo loại nợ. Ngoại trừ năm 2010 với tỷ trọng nợ có khả năng thu thấp nhất là 55,7%, các năm còn lại, tỷ trọng nợ có khả năng thu khá cao, dao động khoảng từ 65% đến 72%.

Nợ khó thu là loại nợ chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 3 nhóm nợ với tỷ trọng dao động khoảng từ xấp xỉ 10% đến 13%, trừ năm 2010 với tỷ trọng cao hơn ở mức 24,4%. Đây là nợ của những đối tượng sau: doanh nghiệp (DN) lâm vào tình trạng phá sản, giải thể; người nộp thuế bỏ trốn, mất tích; DN đang chờ giải quyết theo Luật Phá sản; người nộp thuế ngừng và tạm ngừng hoạt động kinh doanh; người nộp thuế bị khởi tố. Với đặc điểm của đối tượng nợ thuế như

trên, tỷ trọng khoảng trên 10% nói trên tuy là thấp so với hai loại nợ còn lại, song vẫn là một tỷ lệ đáng lo ngại, vì tuy mới xếp vào nhóm khó thu nhưng thực chất khả năng thu nợ thuế của những đối tượng này rất nhỏ, gần như là không thể thu được. Cần lưu ý rằng, trong số nợ thuế nói trên có một tỷ lệ không nhỏ nợ của DN bỏ trốn, mất tích. Đối với những trường hợp này, khả năng thu nợ hầu như không có. Bởi vậy, có thể nói, số nợ thuế trên 3 nghìn tỷ đồng lũy kế đến 31/12/2013 là con số khó thu hồi. (Việt Tuấn, 2016)

2.2.1.2 Những nỗ lực đôn đốc thu nộp và quản lý nợ thuế

Trước thực trạng nợ đọng thuế trên, trong thời gian qua, Tổng cục Thuế đã thường xuyên nghiên cứu để xây dựng và sửa đổi quy trình quản lý nợ thuế. Cụ thể, Quy trình quản lý nợ thuế 1123/QĐ-TCT ngày 24/10/2005, sau đó là 477/QĐ-TCT ngày 15/5/2008 và 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011, quyết định 2379/QĐ-TCT ngày 22/12/2014 và mới nhất là quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 là cơ sở quan trọng để thống nhất nghiệp vụ quản lý nợ thuế. Quy trình này cũng là cơ sở để Tổng cục Thuế tổ chức chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác đôn đốc thu nộp, quản lý nợ thuế của các cơ quan thuế địa phương. Mặt khác, giao chỉ tiêu cụ thể cho các cục thuế địa phương về tỷ lệ nợ tối đa cho phép, số nợ thuế thu hồi; tổ chức kiểm tra đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này của các cục thuế địa phương... Việc theo dõi, quản lý số nợ thuế đã được thực hiện trên các ứng dụng tin học, trong đó, đáng chú ý là năm 2010 đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai trên phạm vi cả nước ứng dụng quản lý nợ cấp chi cục thuế.

Với việc triển khai các biện pháp nói trên, công tác quản lý nợ đọng thuế đã dần đi vào nề nếp và đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm, toàn Ngành đã thu trên 75% nợ thuế có khả năng thu và phân loại, có biện pháp xử lý giảm ít nhất 25% nợ khó thu và nợ chờ xử lý đối với nợ của năm trước chuyển sang. (Nhật Minh, 2016)

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số nƣớc trên thế giới 2.2.2.1 Hàn Quốc

a. Về quy trình thu nợ

Về quy trình thu nợ áp dụng tại Hàn Quốc bao gồm 4 bước: - Bước 1: Ra thông báo và yêu cầu nộp thuế.

- Bước 2: Lệnh thu thuế.

- Bước 3: Bán tài sản bị tịch biên.

- Bước 4: Trả nợ thuế bằng số tiền thu được từ bán tài sản.

Thông thường với vai trò là quy trình quản lý nội bộ trước khi ban hành lệnh thu thuế, địa vị tài chính của ĐTNT nợ thuế sẽ bị xem xét để xác định có tồn tại thu nhập hoặc tài sản có thể tịch biên không.

Có thể tóm tắt quy trình trên như sau:

Sau 15 ngày kể từ ngày đến hạn của số thuế phải nộp, thông báo và yêu cầu nộp thuế sẽ được chuyển tới ĐTNT để thông báo cho ĐTNT biết ý định của cơ quan thuế đối với việc ban hành Lệnh thu thuế nếu thuế không được nộp đầy đủ cho tới ngày được ghi trong thông báo.

Sau khi thông báo được ban hành, Tổng cục thuế sẽ kiểm tra thu thập và tài sản của ĐTNT nợ thuế và thực hiện thông qua Hệ thống Hoà nhập thuế (TIS) là hệ thống thông tin chủ đạo của Tổng cục thuế. Cấu phần chính của Hệ thống này là cơ sở dữ liệu, cho phép các cán bộ thuộc Tổng cục Thuế truy cập các thông tin về bất động sản, thu nhập từ hoạt động kinh doanh, các tài khoản phải thu của bên thứ ba nếu có...

Lệnh thu thuế là việc tịch biên hợp pháp tài sản của ĐTNT để nộp cho khoản nợ thuế. Bước này cho phép Tổng cục Thuế được bán hợp pháp các tài sản tịch biên để trả nợ thuế. Đồng thời tạo áp lực cho ĐTNT nộp khoản nợ thuế sớm hơn để tránh việc tài sản tịch biên bán với giá tương đối thấp.

Nếu thuế quá hạn không được nộp đầy đủ thậm chí sau khi có Thông báo, Tổng cục Thuế chuyển sang bước bán tài sản tịch thu thông qua việc đăng thông báo về tài sản chờ bán trên báo địa phương hoặc tờ rơi và đợi một thời gian nhất định trước khi bán.

Sau khi bán tài sản, Tổng cục Thuế trước hết sẽ sử dụng số tiền thu được trả cho các chi phí liên quan đến việc tịch biên và bán tài sản. Số còn lại sẽ được sử dụng để nộp thuế.

b. Về biện pháp thu nợ

- Biện pháp trực tiếp: Đây là biện pháp thu nợ thuế quá hạn bằng cách áp dụng trực tiếp các biện pháp quản lý đối với bản thân ĐTNT hoặc tài sản và thu

nhập của anh ta như tịch biên và bán tài sản.

- Biện pháp gián tiếp: Đây là biện pháp bắt buộc ĐTNT chây ỳ nộp thuế bằng cách điều chỉnh các hoạt động kinh tế và xã hội của ĐTNT và gây sức ép để họ trả khoản nợ thuế như: hạn chế ĐTNT nợ thuế tiến hành hoạt động kinh doanh với cơ quan chính phủ (không cấp giấy phép kinh doanh hoặc thu hồi các giấy phép đã cấp); Nghiêm cấm xuất cảnh ĐTNTN nợ thuế trên 50.000 Won; Từ chối cấp "Giấy chứng nhận nộp thuế" là Giấy bắt buộc phải xuất trình để nhận được tiền thanh toán hợp đồng từ các cơ quan chính phủ.

c. Một số biện pháp mới được áp dụng

- Cung cấp thông tin nợ thuế cho các tổ chức tài chính về tên của ĐTNT nợ thuế và số thuế nợ. Từ đó họ có thể giới hạn khoản vay mà ĐTNT được hưởng hoặc hạn chế về các giao dịch ngân hàng hay giao dịch về thẻ tín dung.

- Đảm bảo các khoản nợ thuế bằng các tài sản tài chính thông qua ở tài khoản của ĐTNT.

Ngoài ra, Chi cục Thuế được thu thập các thông tin tài chính cần thiết từ trung tâm máy tính các trụ sở chính của các tổ chức tài chính với từ tham chiếu

en bloc mà không yêu cầu các chi nhánh của các tổ chức tài chính. Do vậy, có thể

thu được nợ thuế càng nhiều càng tốt với chi phí quản lý càng ít càng tốt.

- Thông báo tên của các ĐTNT chây ỳ lớn. (Nguyễn Thị Ánh Tuyết, 2014)

2.2.2.2 Nhật Bản

Chính phủ, Bộ Tài chính Nhật không giao dự toán thu thuế cho Tổng cục thuế. Hệ thống ngành thuế sắp xếp theo khu vực, không chịu ảnh hưởng theo địa giới hành chính. Việc thu thuế chỉ tuân thủ theo các Luật thuế và thực tế kết quả SXKD, thu nhập của người dân Nhật.

Chính sách và bộ máy thu thuế của Nhật hiện nay đã duy trì và đổi mới gần 119 năm. Pháp luật trao cho công chức thuế đầy đủ quyền hạn để thu thuế theo “văn hóa truyền thống Nhật Bản”. Chính vì vậy công tác quản lý thuế của Nhật cũng mang đặc trưng văn hóa Nhật: Rất tiên tiến nhưng lại rất bảo thủ truyền thống; rất khoa học nhưng lại chấp nhận thực tế một số công đoạn chưa khoa học; rất dân chủ nhưng rất quyết liệt và “độc tài” khi xử người không tuân thủ luật thuế.

Cách đây mấy năm tình trạng nợ thuế của Nhật cũng còn căng hơn ở Việt Nam ra hiện nay, DN nghiệp nợ nhiều, quá hạn, không có khả năng thu…

Nhưng, họ đã áp dụng các biện pháp “đặc trưng Nhật” một cách quyết liệt, nay tình trạng trốn thuế, nợ thuế lớn hầu như không xảy ra.

Với nguồn nhân lực ngành Thuế lớn, để làm tốt nhiệm vụ quản lý thuế, họ có những giải pháp tương đối hay.

Chẳng hạn như việc họ tập trung nhân lực, nguồn lực quản lý thuế các doanh nghiệp. Họ chủ trương “buông” hộ kinh doanh cá thể theo hướng tuyên truyền, hỗ trợ để hộ kinh doanh tự kê khai nộp thuế. Theo thông tin từ phía bạn, thì mảng thuế này cũng có thất thu, nhưng so sánh trên bình diện quốc gia thì không lớn, không cần thiết phải tập trung nhân lực để chống thất thu nhóm này.

Cơ quan quản lý thuế chỉ xử lý nặng tay “rất Nhật” mang tính điển hình, răn đe khi phát hiện sai phạm thông qua hệ thống dữ liệu quốc gia hoặc khi có khiếu nại, tố cáo.

Ở Nhật Bản, họ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ, thống nhất: tất cả dữ liệu chính phủ, dữ liệu của người dân, dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu khách du lịch đến Nhật đều được cập nhật vào một hệ thống “dữ liệu quốc gia” dùng chung cho tất cả các ngành, từ chính phủ đến người dân.

“Hệ thống dữ liệu quốc gia” thủ tục hoàn thuế tiêu thụ cho khách nước ngoài do Hộ kinh doanh Nhật tiến hành “nhanh như điện”, chỉ chừng 3- 5 phút là xong. Nếu tổng tiền thanh toán của người mua trên 10 ngàn yên, họ yêu cầu đưa Hộ chiếu để quét vào đầu đọc như thể quét thẻ tín dụng ở trang có ảnh và các ký tự >>>> ngay lập tức thông tin của người mua hiển thị trên máy tính: Họ tên, Quốc tịch, ngày đến Nhật, thời gian được ở Nhật, số tiền mặt mang theo có kê khai Hải quan… và chỉ một thao tác đơn giản số tiền hoàn thuế được trừ ngay vào số tiền khách hàng phải thanh toán.

Tổng cục thuế Nhật Bản áp dụng các biện pháp đôn đốc nộp thuế: Chẳng hạn như ở các Cục thuế vùng, họ có “Trung tâm đôn đốc nộp thuế qua điện thoại”, người nợ thuế sẽ bị nhắc nhở liên tục qua hệ thống tổng đài tự động gọi điện thoại bởi các giao dịch viên suốt cả ngày cho đến khi có sự cam kết nộp thuế.

Khi người nộp thuế nhấc máy “Hệ thống dữ liệu” sẽ tự động hiển thị lên màn hình thông tin về thuế của DN để giao dịch viên sử dụng. Nếu quá hạn cam kết, công chức thuế sẽ tự động chuyển sang cưỡng chế thu thuế… và quan trọng nhất, pháp luật Nhật Bản cho phép công chức thuế được toàn quyền hành động

“kiểu Nhật” đã được pháp luật quy định, để thu bằng được tiền thuế vào NSNN.

(Nguyễn Hồng Hải, 2015)

2.2.2.3 Thụy Điển

Thụy Điển xây dựng và phát triển cơ chế một cửa quốc gia từ năm 1989 bắt đầu với việc Ngành Hải quan phát triển Hệ thống thông tin Hải quan dành cho quy trình xuất khẩu hàng hóa và gửi thông tin thống kê điện tử cho Tổng cục thống kê. Đến nay, Cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển đã thu được những kết quả rất tốt đẹp. Hàng năm, 94% tờ khai hải quan được gửi bằng phương pháp điện tử qua XML hoặc EDIFACT. Hệ thống thông tin của Hải quan Thụy Điển hiện nay quản lý hơn 100.000 thông điệp điện tử/ngày.

Thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp có thể tiến hành nộp tờ khai hải quan điện tử; nộp đơn xin giấy phép xuất nhập khẩu và giấy phép đối với các mặt hàng chiến lược. Tờ khai xuất nhập khẩu có thể được gửi qua Internet hoặc qua hệ thống EDIFACT của doanh nghiệp. Hiện nay, Cơ chế một cửa quốc gia Thụy Điển có sự tham gia của Cơ quan Hải quan, Nông nghiệp, Thương mại, Ủy ban quốc gia về giám sát hàng hóa chiến lược và Cảnh sát. Trong đó, Hải quan là cơ quan đầu mối quốc gia về Cơ chế một cửa. Đối với thu thuế VAT nhập khẩu (thuế giá trị gia tăng): Các khoản thuế này được Cơ quan Hải quan thu, sau đó chuyển lại cho Tổng cục thuế. Đối với thuế hải quan: Việc chuyển các khoản thuế hải quan được thực hiện một cách tự động giữa Cơ quan quản lý nợ quốc gia, Cơ quan Hải quan và Ủy ban Châu Âu.

Các nước như Úc, Thụy điển... không bắt buộc thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, mà hơn nữa còn cho phép thực hiện đồng thời các biện pháp để đảm bảo khả năng thu hồi nợ. (Bùi Thái Quang, 2015)

2.2.3 Kinh nghiệm quản lý nợ thuế của một số địa phƣơng trong nƣớc

2.2.3.1 Thành phố Hà Nội

Tăng cường các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo đó, UBND TP yêu cầu Cục thuế TP Hà Nội tiếp tục chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, các cấp, tham mưu Thành phố kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; kiến nghị cấp có thẩm quyền tạo cơ chế, chính sách để doanh nghiệp có nguồn vốn phát

triển sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập và có nguồn tài chính nộp thuế, tạo nguồn thu bền vững cho ngân sách;

Thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ thuế; thu nhập thông tin phản hồi của người nộp thuế để xác định chính xác nguyên nhân nợ thuế, từ đó có giải pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Trường hợp vượt thẩm quyền phải chủ động phối hợp các sở, ban, ngành kịp thời đề xuất, báo cáo UBND TP, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế xem xét, giải quyết;

Thường xuyên rà soát, kiến nghị, tham mưu TP cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng, tăng cường ứng dụng CNTT trong công tác quản lý nợ thuế; thực hiện tốt chính sách miễn, giảm, gia hạn về thuế của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp;

Tăng cường các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đảm bảo thực hiện đúng quy định luật quản lý thuế, các quy trình về công tác quản lý nợ thuế, kiên quyết cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn… đối với những doanh nghiệp nợ thuế đúng quy định hiện hành;

Tiếp tục phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những đối tượng dây dưa nợ thuế kéo dài, đặc biệt là các dự án nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất lâu ngày, số nợ lớn hoặc đã được UBND TP quyết định gia hạn nhưng không chấp hành nộp đúng thời hạn;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi cục thuế thị xã từ sơn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)