4.2.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do đặc thù kinh tế - xã hội của thị xã Từ Sơn các doanh nghiệp
trên đại bàn đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngành nghề kinh doanh đa dạng,
phức tạp. Những vấn đề cơ bản này tạo ra những cơ hội cho thị xã Từ Sơng trong
việc tăng thu cho NSNN. Đồng thời cũng tạo ra những thách thức trong quản lý thuế nói chung, quản lý nợ thuế nói riêng..
Thứ hai, Luật Quản lý thuế mới được ban hành trong quá trình thực hiện
cũng còn một số vướng mắc. Các quy định về gia hạn nộp thuế chưa phù hợp với
tình hình thực tế, chưa bao quát hết các trường hợp phát sinh thực tế như: trong Luật quản lý thuế và Nghị định số 85/2007/NĐ-CP chỉ quy định 4 trường hợp được gia hạn nộp thuế, vì vậy trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đặc biệt là các trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan chưa có cơ chế xử lý giãn nợ cũng là nguyên nhân làm cho số nợ thuế tăng lên trong thời gian qua. Đối với nhiều doanh nghiệp trong thời gian qua thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp như sáp nhập, giao, khoán kinh doanh hoặc cổ phần hóa gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, còn nợ thuế nhưng không được gia hạn nộp thuế. Hoặc việc gia hạn nộp thuế cho người nộp thuế bị thiên tai, hỏa hoạn gặp khó khăn thì về mặt thủ tục theo quy định phải có Biên bản của Hội đồng xác định giá trị của tài sản bị thiệt hại, Trung tâm định giá hoặc Công ty định giá nhưng thực tế nhiều trường hợp không có văn bản này nên chưa cơ sở để giải quyết.
Một số trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp thuế, nợ đọng kéo dài. Theo đó, phải tính phạt chậm nộp, số nợ tăng thêm nhưng chưa có cơ chế để xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, khả năng thu nợ khó khăn hơn. Việc áp dụng chế tài phạt chậm nộp phát sinh trước ngày 1/7/2007 cũng có một số vấn đề vướng mắc. Thực tế, việc phạt chậm nộp đối với cả các đơn vị gặp khó khăn tạm thời về tài chính do nguyên nhân khách quan là không có tính khả thi, chưa thực sự tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp trong bối cảnh sản xuất kinh doanh gặp
nhiều khó khăn như hiện nay. Bên cạnh đó, những khoản nợ phát sinh từ 1/7/2007 trở về trước mà đến nay không còn đối tượng để thu nợ do các đối tượng bỏ trốn, mất tích, các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không thực hiện các thủ tục giải thể, phá sản theo pháp luật nên chưa có đủ căn cứ để xử lý nên Chi cục thuế thị xã Từ Sơn chưa có đủ cơ sở pháp lý để đưa ra khỏi số nợ thuế đã làm cho tuổi nợ ngày càng tăng.
Ngoài ra, các biện pháp thu hồi thuế quy định trong văn bản quy phạm pháp luật chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai thực hiện rất khó khăn, việc thu thập thông tin về tài khoản của người nộp thuế mất nhiều thời gian và nhân lực do người nộp thuế mở tài khoản tại nhiều ngân hàng. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp thu hồi nợ thuế đối với các doanh nghiệp xây dựng vãng lai đang gặp khó khăn do chưa có cơ chế phối hợp xử lý giữa Chi cục thuế tị xã Từ Sơn với cơ quan thuế quản lý nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Còn đối với biện pháp thu hồi nợ bằng hình thức kê biên tài sản phải phối hợp thẩm tra, xác minh với nhiều cơ quan nên thời gian kéo dài, trong khi đó việc kê biên tài sản là rất khó thực hiện do Chi cục thuế thị xã Từ Sơn không có nhân lực và kho tàng để quản lý tài sản kê biên.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong công tác quản lý nợ
thuế còn chưa kịp thời; đặc biệt trong việc cung cấp số dư tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng, một số ngân hàng có biểu hiện miễn cưỡng và thiếu hợp tác. Mặt khác, chưa có cơ chế phối hợp giữa cơ quan thuế với Ngân hàng Nhà nước nên vẫn còn tồn tại tình trạng ngân hàng chậm cung cấp thông tin cho cơ quan thuế. Công tác phối hợp, hỗ trợ truy tìm, điều tra xác minh các đối tượng nợ thuế bỏ trốn chưa tốt. Ngoài ra, các cơ quan pháp luật thực hiện điều tra xử lý đối tượng vi phạm pháp luật thuế chưa tích cực dẫn đến nhiều vụ việc thường kéo dài, không có kết luận xử lý hoặc khi xử lý không thông tin cho cơ quan thuế biết để phối hợp xử lý thu nợ.
Thứ tư, nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế là do ý
thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế chưa cao, cố tình dây dưa, chây
ỳ không chịu nộp số thuế theo nghĩa vụ gây nợ thuế cao.
Thứ năm, tình hình kinh tế trong thời gian qua có nhiều khó khăn, giá cả
các mặt hàng đầu vào tăng, theo đó hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giảm, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng hạn.
4.2.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, đội ngũ công chức đội quản lý nợ thuế của Chi cục thuế thị xã
Từ Sơn về trình độ và nghiệp vụ còn nhiều hạn chế. Hiện nay, cán bộ Đội Quản lý nợ thuế chỉ có 3 người. Đây cũng là một vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nợ thuế ở Chi cục thuế thị xã Từ Sơn.
Đội Quản lý nợ và quản lý thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn vẫn tập trung chủ yếu vào công việc đối chiếu, xác định số nợ thực tế, chưa có những triển khai mạnh các biện pháp nhằm thu hồi nợ. Do vậy, hiệu quả đôn đốc thu nợ còn thấp.
Riêng về đánh giá năng lực của cán bộ thực hiện công tác quản lý nợ thuế, kết quả điều tra như bảng 4.12 sau đây:
Bảng 4.12 Số lƣợng và tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về năng lực cán bộ thuế trong công tác quản lý nợ thuế Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Mức độ đánh giá Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%)
- Tốt 52 47,27
- Khá 42 38,18
- Bình thường 10 9,09
- Không ý kiến 6 5,45
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Qua bảng 4.12 cho thấy chỉ có 38,18% số doanh nghiệp đánh giá năng lực cán bộ thuế trong công tác quản lý nợ thuế là khá; 47,27% đánh giá là tốt, đây là một tỷ lệ cũng khá cao, tuy nhiên, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ về chuyên môn và quản lý để đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Thứ hai, thủ tục hành chính còn phức tạp và thời gian xử lý thu nợ còn ngắn. Trong quá trình quản lý nợ chưa xác định rõ các tiêu chí phân loại nợ đáp ứng yêu cầu quản lý đôn đốc thu nợ hiệu quả, kịp thời. Công tác theo dõi nợ chưa sát sao, chưa theo dõi được chi tiết tình trạng nợ của đối tượng nộp thuế, tuổi nợ và mức nợ của từng lần phát sinh, nguyên nhân theo từng loại nợ, thời gian dự kiến có thể thu hồi nợ; mà chỉ theo dõi được số nợ lũy kế ở từng thời điểm. Vì vậy, không thể biết được thời gian nợ đọng của từng khoản thuế. Đồng thời, chưa xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế.
những năm vừa qua đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý nợ thuế, cụ thể đã chủ động triển khai các biện pháp thu nợ, tích cực tuyên truyền phổ biến luật thuế, thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra những đối tượng nợ đọng và xử lý theo đúng pháp luật…Vì vậy, công tác quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.
Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai công tác quản lý nợ thuế Chi cục thuế thị xã Từ Sơn vẫn tồn tại một số bất cập như đã được trình bày ở phần trên như: số nợ đọng ngày càng gia tăng, cơ cấu nợ không đồng đều, mức nợ đọng lớn, biện pháp thu nợ thuế chưa thực sự đem lại kết quả cao.
Trước thực trạng như vậy, đòi hỏi Chi cục tuế thị xã Từ Sơn phải triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế để góp phần chống thất thu NSNN.
Để có cái nhìn khách quan hơn về công tác quản lý nợ thuế chúng tôi tiến hành phỏng vấn 90 doanh nghiệp trên địa bàn để đánh giá về công tác này đồng thời tìm hiểu thêm về những khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý về nợ thuế. Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:
Bảng 4.13 Số lƣợng và tỷ lệ doanh nghiệp trả lời đánh giá về công tác quản lý nợ thuế của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
STT Chỉ tiêu Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%)
1 Thủ tục trong quản lý nợ thuế còn rườm rà 76 69 2 Thời gian xử lý thu nợ còn ngắn khiến doanh
nghiệp gặp khó khăn 45 41
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Bảng 4.13 cho thấy, một số ý kiến chưa hài lòng về việc thời gian gia hạn thu nợ còn ngắn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn chiếm 41% và 69% doanh nghiệp đánh giá thủ tục còn rườm rà.
Thứ ba, công tác tuyên truyền còn hạn chế, doanh nghiệp đánh giá về một
số mặt trong công tác quản lý nợ thuế thì công tác tuyên truyền của công tác này được đánh giá tốt với tỷ lệ 77% doanh nghiệp đồng ý, nội dung truyên truyền về công tác quản lý nợ thuế chiếm 46%, và hình thức tuyên truyền được đánh giá là đơn giản chưa đa dạng về nội dung là 16%.
Bảng 4.14 Ý kiến trả lời của doanh nghiệp về công tác tuyên truyền của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
STT Chỉ tiêu Số lƣợng (DN) Tỷ lệ (%)
1 Chưa thường xuyên thực hiện tuyên truyền về
công tác thu nợ thuế 85 77
2 Nội dung tuyên truyền về quản lý nợ chưa cụ thể 50 46 3 Hình thức tuyên truyền về công tác thu nợ thuế
còn đơn giản 20 16
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)
Bảng 4.15 Tỷ lệ ý kiến trả lời của cán bộ thuế về công tác quản lý nợ thuế của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
ĐVT:%
Diễn giải Tốt Khá Trung
bình
Không ý kiến
1. Năng lực lập kế hoạch thu nợ
- Năng lực thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu về
người nộp thuế 37,42 32,26 19,35 1,84
- Năng lực đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng
lập chỉ tiêu thu nợ thuế 42,26 48,39 3,23 0,00 - Năng lực lập, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thu nợ
thuế 22,58 56,45 17,74 3,23
2. Năng lực tổ chức thu nợ thuế tại trụ sở của người nộp thuế
- Năng lực trong công tác chuẩn bị quản lý nợ thuế 19,35 59,68 19,35 1,61 - Năng lực trong lập nhật ký quản lý nợ thuế 16,13 64,52 17,74 1,61 - Năng lực trong lập nhật ký quản lý nợ thuế 16,13 64,52 17,74 1,61 - Năng lực trong việc thực hiện quản lý nợ thuế 20,97 61,29 17,74 0,00 - Năng lực trong điều chỉnh, bổ sung nội dung quản lý
nợ thuế 17,74 62,90 17,74 1,61
3. Năng lực xử lý nợ thuế
- Năng lực dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế 20,97 56,45 22,58 0,00 - Năng lực thu hồi nợ thuế 17,74 58,06 24,19 0,00 - Năng lực thu hồi nợ thuế 17,74 58,06 24,19 0,00 4. Năng lực tổng hợp báo cáo quản lý nợ thuế và thu
Dựa trên những ý kiến của doanh nghiệp cũng là một trong những căn cứ để cơ quan thuế điều chỉnh và xem xét lại hoạt động của mình. Trên cơ sở cần nâng cao trình độ năng lực làm việc và rút gọn thủ tục hành chính, tăng cường thêm công tác tuyên truyền về nợ thuế; đồng thời xem xét đề nghị lên cấp trên về gia hạn thời gian nộp nợ thuế để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động tốt và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn định.
Thứ tư, công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện quản lý nợ và xử lý nợ
còn một số bất cập. Qua nghiên cứu thực trạng công tác quản lý nợ thuế ở Chi