xã Từ Sơn
Thứ nhất: Cần phải nhận thức đúng vai trò của công tác quản lý nợ thuế.
Trong bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay thì việc nhận thức đúng vai trò của ông tác quản lý nợ thuế sẽ đảm bảo nguồn thu NSNN, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phát sinh, các khoản nợ thuế và phạt nợ thuế, đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội.
Thứ hai: Xây dựng bộ máy tổ chức quản lý nợ thuế giỏi về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng chuyên sâu về từng lĩnh vực. Cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng chức năng trong công tác quản lý nợ thuế. Các bộ phận
Quản lý nợ, bộ phận Kê khai kế toán thuế, bộ phận Kiểm tra thuế thực hiện phối hợp rà soát, đối chiếu, điều chỉnh các khoản nợ đảm bảo số liệu trên ứng dụng của cơ quan thuế chính xác và thống nhất với người nộp thuế; đối với các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng dụng đã triển khai, yêu cầu tất cả các Chi cục Thuế phải thực hiện quản lý nợ trên ứng dụng và truyền báo cáo nợ thuế về cục thuế qua ứng dụng mạng internet và quản lý hệ thống.
Thứ ba: Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương trong việc đôn đốc thu hồi nợ thuế. Báo cáo kịp thời tình hình diễn biến nợ thuế với các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương; đồng thời chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp để xử lý nợ đọng phù hợp. Tuyên truyền thông báo trên phương tiện truyền thanh của xã phường đối với các hộ kinh doanh cố tình dây dưa nợ thuế.
Thứ tư: Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn thuế nhằm nâng cao ý
thức chấp hành luật thuế của người nộp thuế và đội ngũ cán bộ công chức.
Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một nội dung quan trọng, là khâu đột phá của toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế trong giai đoạn hiện nay. Công tác này có tầm quan trọng đặc biệt, không những nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, mà còn tạo mối quan hệ gắn kết giữa cơ quan thuế và người nộp thuế.
Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU