Xử lý tình trạng nợ khó thu của tiền thuế nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi cục thuế thị xã từ sơn (Trang 83 - 89)

Trước thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, Chi cục thuế thị xã Từ Sơn chưa có bộ phận nào độc lập thực hiện chức năng xử lý nợ thuế. Chính vì vậy, công tác thu nợ thuế thuế được thực hiện chủ yếu ở bộ phận Thanh tra, kiểm tra. Tình trạng này đã dẫn đến các biện pháp thu hồi nợ thuế đạt được kết quả không cao, chưa mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm của các đối tượng nộp thuế.

Sau thời điểm Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về các biện pháp thu hồi nợ thuế rất chặt chẽ nhưng thực tế việc triển khai lại rất khó thực hiện. Trong nhóm 8 biện pháp thu hồi nợ thuế được quy định trong Luật quản lý thuế thì có đến 6 biện pháp khi thực hiện Chi cục thuế thị xã Từ Sơn còn gặp khó khăn và hầu như là không thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được thì số thu nợ là rất ít. Cụ thể như sau: thực tế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn. Các biện pháp thu hồi là kê biên, phát mãi tài sản... không thực hiện được do đa số tài sản của đối tượng nộp thuế đã cầm cố hoặc thế chấp với ngân hàng. Thực tế hiện nay cho thấy, biện pháp thu hồi nợ xấu được thực hiện chủ yếu là đình chỉ sử dụng hóa đơn; biện pháp trích tiền gửi ngân hàng còn các biện pháp khác hầu như không thực hiện được.

Đối với biện pháp trích tiền gửi ngân hàng các bước Chi cục thuế thị xã

Từ Sơn đã tiến hành như sau:

Bước 1. Xác định người nợ thuế

- Lập danh sách người nợ thuế bị đưa vào tình trạng nợ xấu:

+ Hàng tháng, chậm nhất sau ba (03) làm việc, sau ngày khoá sổ thuế, công chức lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế phải áp dụng bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi.

+ Trình thủ trưởng cơ quan thuế duyệt danh sách đã lập.

+ Căn cứ vào danh sách được duyệt, công chức in Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế nhằm nhắc nhở người nợ thuế thực hiện nộp số tiền nợ thuế vào ngân sách nhà nước trước khi cơ quan thuế áp dụng các hình thức cưỡng chế.

+ Gửi thông báo đến người nợ thuế ngay ngày làm việc tiếp theo, kể từ ngày ký. Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

- Nội dung thu thập thông tin: nơi mở tài khoản tiền gửi của người nợ thuế, gồm: tên và địa chỉ ngân hàng, kho bạc và tổ chức tín dụng, số hiệu tài khoản, số dư tiền gửi, nội dung giao dịch qua tài khoản tiền gửi.

- Nơi thu thập, xác minh thông tin:

+ Đối với cơ quan thuế: tra cứu dữ liệu tại hồ sơ đăng ký thuế, hồ sơ khai thuế, nộp thuế; thông tin qua mạng, đài báo...

+ Đối với người nợ thuế:

Cơ quan thuế yêu cầu người nợ thuế cung cấp thông tin theo 1 trong 2 hình thức sau:

Gửi văn bản yêu cầu người nợ thuế cung cấp thông tin qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp. Việc giao trực tiếp văn bản phải được bên giao và bên nhận xác nhận theo mẫu quy định.

Gửi giấy mời người nợ thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế để cung cấp thông tin; sau khi làm việc, công chức phải lập biên bản ghi nhận thông tin do người nợ thuế cung cấp theo mẫu quy định.

Sau thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin 5 ngày làm việc, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin hoặc gửi giấy mời, nếu người nợ thuế không cung cấp thông tin hoặc cung cấp không đầy đủ, chính xác, thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nợ thuế. Thủ tục và trình tự kiểm tra được thực hiện theo quy trình kiểm tra thuế.

Khi xác minh thông tin, nếu có đủ căn cứ kết luận không áp dụng được biện pháp thu hồi này, thì chuyển sang thực hiện các biện pháp tiếp theo.

+ Đối với bên thứ 3 (ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mở tài khoản tiền gửi) chọn một trong hai hình thức sau:

Cơ quan thuế cử công chức thuế đến làm việc tại trụ sở bên thứ 3; kết thúc làm việc, công chức phải lập biên bản ghi nhận thông tin theo quy định.

- Thời hạn thu thập, xác minh thông tin trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, gửi giấy mời.

Trường hợp phải kiểm tra tại trụ sở của người nợ thuế thì thời hạn theo quy định.

Bước 3. Tổ chức thực hiện

- Lập tờ trình đề xuất biện pháp thu hồi nợ thuế, kèm theo hồ sơ gồm: + Thông báo sẽ áp dụng biện pháp thu hồi nợ thuế.

+ Biên bản làm việc hoặc văn bản cung cấp thông tin, hoặc biên bản kiểm tra đối với người nợ thuế.

+ Văn bản cung cấp hoặc biên bản ghi nhận thông tin của ngân hàng thương mại, kho bạc, tổ chức tín dụng khác.

+ Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

+ Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có). + Quyết định về việc cưỡng chế nợ thuế trước đó (nếu có).

+ Báo cáo tình hình thực hiện quyết định cưỡng chế thuế (nếu có).

+ Dự thảo Quyết định cưỡng chế theo mẫu quy định trình lãnh đạo duyệt. Thời hạn lập tờ trình trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin.

- Lãnh đạo ký quyết định thu hồi nợ thuế. Thời hạn ban hành quyết định: trong thời gian không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề xuất biện pháp thu hồi.

- Ban hành quyết định thu hồi nợ thuế: thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục giao, nhận quyết định thu hồi thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định.

Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện - Báo cáo kết quả:

+ Chậm nhất, ngay trong ngày làm việc tiếp theo ngày thực hiện thu hồi nợ thuế, cán bộ thự hiện thu hồi nợ báo cáo kết quả thực hiện cho lãnh đạo.

+ Hàng tháng, vào ngày làm việc cuối cùng của tháng, cán bộ được phân công tổng hợp tình hình thực hiện thu hồi nợ.

+ Chậm nhất sang ngày làm việc tiếp theo, chuyển cho bộ phận tổng hợp chung toàn cơ quan thuế.

+ Gửi báo cáo cho cơ quan thuế cấp trên: Chi cục Thuế gửi báo cáo về Cục Thuế trước ngày 10 hàng tháng; Cục Thuế gửi báo cáo về Tổng cục Thuế trước ngày 20 hàng tháng.

- Lưu hồ sơ:

+ Hồ sơ thu hồi nợ thuế được lập riêng cho từng người nợ thuế và theo từng quyết định thu hồi nợ thuế.

+ Hồ sơ lưu trữ tại bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.

* Đối với biện pháp thu hồi nợ bằng biện pháp đình chỉ hóa đơn, trình tự

Chi cục thuế thị xã Từ Sơn tiến hành như sau: Bước 1. Xác định người nợ thuế

- Lập danh sách người nợ thuế khó thu:

+ Hàng tháng, chậm nhất sau ba (03) ngày làm việc, sau ngày khoá sổ thuế, công chức lập danh sách người nợ thuế phải áp dụng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn. Đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp quy định nhưng vẫn thu chưa được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế; biện pháp này chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế.

+ Trình thủ trưởng cơ quan thuế duyệt danh sách đã lập. - Thông báo sẽ áp dụng

Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin

- Nội dung thu thập thông tin: tình hình sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế của người nợ thuế.

- Nơi thu thập, xác minh thông tin:

+ Đối với cơ quan thuế: bộ phận quản lý ấn chỉ thuộc cơ quan thuế cung cấp thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn của người nợ thuế.

+ Đối với người nợ thuế chọn một trong hai hình thức:

Gửi văn bản yêu cầu người nợ thuế cung cấp thông tin qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp. Việc giao trực tiếp văn bản phải được bên giao và bên nhận xác nhận theo quy định.

Gửi giấy mời người nợ thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế; sau khi làm việc cán bộ lập biên bản ghi nhận thông tin do người nợ thuế cung cấp theo mẫu quy định.

- Thời hạn thu thập, xác minh thông tin trong thời gian không quá 2 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu cung cấp thông tin.

Bước 3. Tổ chức thực hiện

- Lập tờ trình đề xuất biện pháp thu hồi, hồ sơ gồm: + Thông báo sẽ áp dụng thu hồi nợ.

+ Thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn của người nợ thuế. + Thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp.

+ Quyết định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế (nếu có). + Quyết định về việc cưỡng chế nợ thuế trước đó (nếu có).

+ Báo cáo tình hình thực hiện quyết định cưỡng chế thuế (nếu có).

+ Dự thảo quyết định thành lập tổ tham gia thu hồi, gồm: bộ phận quản lý nợ là tổ trưởng; bộ phận kiểm tra thuế, bộ phận ấn chỉ thành viên.

+ Dự thảo quyết định thu hồi nợ thuế theo mẫu quy định trình lãnh đạo thuế duyệt.

Thời hạn lập tờ trình trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin theo quy định.

- Lãnh đạo ký quyết định thu hồi nợ thuế và thành lập tổ thu hồi nợ trong thời gian không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề xuất biện pháp thu hồi.

+ Cán bộ quản lý nợ trực tiếp giao quyết định cho người đại diện hợp pháp theo pháp luật tại trụ sở kinh doanh của người nộp thuế bị thu hồi nợ và phải ký nhận vào biên bản giao nhận theo quy định.

+ Chuyển danh sách người bị thu hồi nợ cho bộ phận tuyên truyền - hỗ trợ người nộp thuế để thông báo liên tiếp 3 lần trên báo, đài phát thanh hoặc đài truyền hình trung ương, địa phương nơi có người nộp thuế bị thu hồi nợ đang cư trú hoặc có trụ sở kinh doanh và gửi các cơ quan liên quan theo quy định.

- Thực hiện thu hồi nợ xấu:

+ Công bố quyết định thành lập tổ thu hồi và quyết định thu hồi. + Kiểm kê hoá đơn trước lúc niêm phong hoá đơn.

+ Giao hóa đơn đã niêm phong cho người nợ thuế bị áp dụng biện pháp thu hồi nợ bảo quản.

- Mở niêm phong hoá đơn và giao trả hoá đơn cho người nợ thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN.

+ Người nợ thuế gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế mở niêm phong hoá đơn để tiếp tục sử dụng, kèm theo: chứng từ nộp tiền chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

+ Tổ thu hồi nợ thuế tổ chức mở niêm phong hoá đơn và bàn giao cho người nộp thuế tiếp tục sử dụng, theo các bước tương tự như khi tiến hành niêm phong hoá đơn.

Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện

Cụ thể được thể hiện qua bảng 4.11 dưới đây:

Bảng 4.11 Kết quả xử lý nợ thuế khó thu giai đoạn 2013 – 2015

Biện pháp Số tiền (tr.đồng) So sánh (%) BQ (%) 2013 2014 2015 14/13 15/14 1-Tổng nợ thuế khó thu 1.786,2 1.405,5 1.994,9 78,7 14,9 140,4 2-Số nợ thuế khó thu đã thu được

Trong đó:

977,0 1.387,0 1.922,3 142,0 138,6 140,4

a-Trích tiền gửi ngân hàng 388,9 571,4 838,1 147,0 146,7 146,9 b-Đình chỉ sử dụng hóa đơn 588,2 815,5 1.084,2 138,7 132,9 135,6 3. Tỷ lệ nợ khó thu đã xử lý được (%) 0,55 0,99 0,96 Nguồn: Chi cục thuế thị xã Từ Sơn

Qua bảng 4.11 ta thấy: Thực tế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn trong thời gian qua, có 7 nhóm biện pháp thu hồi nợ thuế không thực hiện được hoặc không được thực hiện vì nếu thực hiện thì chi phí quá lớn mà kết quả thu được không tương xứng. Do vậy, chỉ có 2 biện pháp cưỡng chế được sử dụng là trích tiền gửi

ngân hàng và đình chỉ sử dụng hóa đơn. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được cũng không cao. Cụ thể là, sau khi áp dụng các biện pháp này số thuế nợ thu được năm 2013 là 977 triệu đồng chiếm tỷ lệ 0.55%/tổng số thuế khó thu; năm 2014 là 1.387 triệu đồng tỷ lệ 0,99%/tổng nợ thuế khó thu; năm 2015 là 1.922,3 triệu đồng chiếm 0,96%/tổng nợ thuế khó thu trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của chi cục thuế thị xã từ sơn (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)