Kết quả thu NSNN trên địa bàn thị xã Từ Sơn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng thu NSNN của toàn tỉnh, số thu năm sau cao hơn năm trước, đây chính là kết quả của sự lãnh chỉ đạo của Thị uỷ, Uỷ ban nhân dân Thị xã đặc biệt là sự đoàn kết phấn đấu, nỗ lực của tập thể cán bộ công chức thuế Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn.
Nhìn vào bảng trên ta thấy Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn trong ba năm 2013- 2015 đều hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN được giao; so với thực hiện năm trước thì năm 2013 vượt mức 9,8% , năm 2014 vượt mức 3,7%, năm 2015 vượt mức 18,6% nguyên nhân chủ yếu do thị trường bất động sản các năm
địa bàn tiêu thụ được hàng hoá giải quyết khó khăn về tài chính và nộp tiền sử dụng đất làm tăng nguồn thu NSNN trên địa bàn.
Bảng 3.6 Tổng thu NSNN tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1-Dự toán thu (tỷ đồng) 423,7 452,7 520,6
2-Thực hiện (tỷ đồng) 441,3 457,6 542,9
3-Thực hiện so với dự toán (%) 104,2 101,1 104,3 4-Thực hiện so với năm trước (%) 109,8 103,7 118,6
Nguồn: Chi cục thuế Thị xã Từ Sơn
3.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
3.3.1.1 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, gồm các thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, tổ chức và phân cấp Chi cục thuế thị xã Từ Sơn... Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các đội chức năng của Chi cục thuế Từ Sơn, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố. Cụ thể như sau:
Bảng 3.7 Bảng thu thập thông tin, tài liệu đã công bố
Nơi thu thập Thông tin
- Các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet… liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Các thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nợ thuế.
- Chi cục thuế Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh: Đội Quản lý nợ thuế , đội Hành chính tài vụ ấn chỉ và các đội khác có liên quan khác.
- Các thông tin, số liệu liên quan đến quản lý nợ thuế đối với đối tượng nộp thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn, những kết quả đã đạt được, những khó khăn còn tồn tại. - Các cơ quan thống kê Trung ương, các
viện nghiên cứu, các trường đại học và các Ban ngành có liên quan.
- Các vấn đề có liên quan đến quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
3.3.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn trực tiếp để làm rõ thực trạng quản lý nợ thuế tại địa bàn nghiên cứu.
Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với cán bộ cơ quan thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân hạn chế và định hướng giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế của Chi cục thuế.
Bên cạnh đó, điều tra nhóm đối tượng nộp thuế, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng trên địa bàn. Mục đích là để tìm hiểu những vướng mắc và đề nghị với cơ quan thuế trong quá trình nộp thuế.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn do Chi cục thuế thị xã Từ Sơn quản lý đến hết năm 2015 là 977 doanh nghiệp. Để đảm bảo cho tính chính xác của số liệu, số lượng doanh nghiệp được phân tích, điều tra là khoảng trên 9,2% doanh nghiệp.
Được thể hiện qua bảng 3.8
Bảng 3.8 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tƣợng
Đối tƣợng điều tra Số phiếu
1- Cán bộ thuế, trong đó:
a) Ban lãnh đạo Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
25 4 b) Cán bộ làm công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 3 c) Cán bộ Chi cục thuế có liên quan đến công tác QLN 18 2- Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn theo ngành nghề kinh
doanh, trong đó: 90
a) Ngành sản xuất 35
b) Ngành thương mại 30
c) Ngành dịch vụ 25
3.3.2 Phƣơng pháp phân tích
- Tổng hợp bằng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu - Sử dụng các công cụ tính toán trên phần mềm EXCEL.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: phương pháp này được dùng để thống kê
số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý nợ thuế. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.
- Phương pháp so sánh:phươngpháp này được sử dụng sau khi số liệu đã
được tổng hợp, phân tích chúng ta sử dụng phương pháp so sánh để so sánh, đánh giá về các vấn đề nghiên cứu về quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh.
- Phương pháp đánh giá bình quân: so sánh đánh giá năm trước năm sau
và cả giai đoạn và qua các năm để thấy rõ hơn tốc độ tăng giảm trong việc quản lý nợ thuế thông qua kết quả thu ngân sách, thu nợ thuế.
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo những người có kiến thức về lĩnh
vực quản lý nợ thuế.
3.3.3 Chỉ tiêu phân tích chủ yếu
1) Tổng số nợ thuế trong năm: là tổng số dư nợ thuế năm trước chuyển sang và số thuế nợ phát sinh trong năm tài chính, được tính như sau:
- Tổng số nợ thuế trong năm = Tổng dư nợ thuế năm trước + Tổng nợ thuế phát sinh trong năm
2) Tổng dư nợ thuế: là số nợ thuế mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa nợ thuế tính đến hết 31/12 hàng năm.
3) Tỷ lệ nợ đọng thuế: là tỷ lệ của số nợ thuế chưa thu hồi được so với tổng số thuế đã thu hồi. Được xác định bằng cách:
- Tỷ lệ nợ đọng thuế =
Tổng dư nợ thuế
Tổng số thuế ghi thu
4) Nợ thuế khó thu: là các khoản nợ thuế mà NNT được coi là chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự…chưa có hồ sơ xóa nợ, chưa được xóa nợ theo quy định.
5) Nợ thuế chờ xử lý: là số tiền thuế nợ của NNT có văn bản đề nghị xử lý nợ, hồ sơ kèm theo văn bản đề nghị đầy đủ theo quy định, cơ quan thuế đã tiếp nhận hồ sơ và đang trong thời gian thực hiện các thủ tục tại cơ quan thuế để ban hành quyết định hoặc văn bản xử lý nợ.
6) Nợ thuế chờ điều chỉnh: là số tiền thuế đã nộp vào NSNN nhưng cơ quan thuế đang làm thủ tục điều chỉnh.
7) Nợ thuế có khả năng thu: Là số tiền nợ thuế mà NNT có khả năng nộp vào NSNN.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ THUẾ Ở CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
4.1.1 Phân loại nợ thuế thuế
4.1.1.1 Tình hình chung về nợ thuế
Tổng số thu ngân sách hàng năm của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn đều hoàn thành vượt dự toán, năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tăng lên của nguồn thu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo, thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 4.1 Tổng hợp nợ thuế qua ba năm 2013 – 2015
STT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Tốc độ tăng (%)
2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ 1 Tổng số thuế ghi thu (Trđ) 43.659,1 48.493,4 56.202,0 111,1 115,9 113,6 2 Tổng dư nợ thuế (Trđ) 5.952,9 6.842,3 9.570,9 114,9 139,9 126,9 3 Tỷ lệ nợ đọng thuế so với số thuế ghi thu (%)
13,6 14,1 17,0 103,4 120,7 111,8
Nguồn: Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Qua bảng trên cho thấy, bên cạnh số thuế ghi thu vào NSNN liên tục tăng lên hàng năm thì số thuế nợ đọng do chi cục thuế thị xã Từ Sơn quản lý cũng tăng lên và năm sau cao hơn năm trước. Bình quân tổng thuế ghi thu bình quân tăng 13,6%/năm. Thì tổng số nợ thuế cũng tăng bình quân qua 3 năm là tăng 27,4%. Tốc độ tăng số ghi thu thuế năm 2014 so với năm 2013 là 11,1%, đến năm 2015 là 11,6% điều đó phản ánh công tác quản lý thuế của chi cục thuế thị xã Từ Sơn ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên đồng nghĩa với tốc độ tăng thuế ghi thu thì tốc độ tăng nợ thuế cũng tăng lên từ 14,9% năm 2014 so với năm 2013 và đến năm 2015 là 39,9% . Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế suy thoái, lãi suất ngân hàng tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp đều có tâm lý muốn chiếm dụng tiền thuế để làm vốn kinh doanh nên làm cho tốc độ nợ thuế ngày càng tăng cao.
4.1.1.2 Nợ thuế theo địa bàn
Hàng năm chi cục thuế thị xã Từ Sơn xác định số tiền nợ thuế của năm trước và tiền nợ thuế tại thời điểm lập chỉ tiêu kế hoạch thu tiền thuế nợ, phân tích dự báo tình hình kinh tế, các chính sách về quản lý nợ mới ban hành, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ, đề xuất chỉ tiêu thu tiền nợ thuế cho năm kế hoạch. Căn cứ vào chỉ tiêu do Tổng cục thuế giao và kế hoạch thu tiền thuế nợ, Cục thuế giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho phòng quản lý nợ, các phòng tham gia thực hiện quy trình và các Chi cục thuế. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu 4.2:
Bảng 4.2 Nợ thuế theo địa bàn giai đoạn 2013 – 2015
Diễn giải 2013 (trđ) 2014 (trđ) 2015 (trđ) So sánh (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ Tổng dƣ nợ thuế 5.952,9 6.842,3 9.570,9 114,9 139,9 126,9 1-Phường Đông Ngàn 1.899,3 1.932,4 2.553,4 101,7 132,1 115,8 2-Phường Đình Bảng 919,9 1.045,1 1.569,4 113,6 150,2 130,8 3-Phường Châu Khê 763,8 1.286,8 1.672,1 168,5 129,9 147,9 4-Phường Đồng Nguyên 595,7 680,1 987,6 114,2 145,2 128,9 5-Phường Đồng Kỵ 452,1 508,2 787,6 112,4 155,0 131,9 6-Xã Hương Mạc 397,8 439,0 572,5 110,4 130,4 120,0 7-Xã Tam Sơn 345,3 398,7 655,3 115,5 164,4 137,8 8-Xã Tường Giang 579,1 552,0 773,2 95,3 140,1 115,8
Nguồn: Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu thu nợ của toàn chi cục thuế thị xã Từ Sơn năm sau luôn cao hơn năm trước bình quân tăng 26,9% và chỉ tiêu thu nợ chủ yếu được tập trung tại các nhóm xã phường có khu công nghiệp làng nghề, tiếp đến là nhóm các xã có nhiều hình thái kinh doanh thương mại như phường Đồng
Ngàn, phường Đình Bảng, xã Tam Sơn… điều đó chứng tỏ các địa bàn trên có số thuế nợ lớn đồng nghĩa là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp cũng như nguồn thu chủ yếu của thị xã.
4.1.1.3 Nợ thuế theo loại hình doanh nghiệp
Thực tế cho thấy rằng, cơ cấu nợ thuế do Chi cục thuế thị xã Từ Sơn quản lý không đồng đều và có sự chênh lệch lớn giữa các loại nợ thuế. Điều này được thể hiện rõ qua các bảng số liệu sau:
Bảng 4.3 Nợ thuế theo loại hình doanh nghệp giai đoạn 2013 – 2015
Chỉ tiêu
Năm 2013 (Trđ) Năm 2014 (Trđ) Năm 2015
(Trđ) So sánh (%) Số thuế Tỷ lệ (%) Số thuế Tỷ lệ (%) Số thuế Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ Tổng dƣ nợ thuế 5.952,9 100,0 6.842,3 100,0 9.570,9 100,0 114,9 139,9 126.9 1-Công ty TNHH 2.678,8 45,0 3.113,3 45,5 4.450,5 46,5 116,2 143,0 128.9 2-Công ty Cổ phần 1.964,5 33,0 2.600,1 38,0 3.828,4 40,0 132,4 147,2 139.6 3-DN Tư nhân 892,9 15,0 923,7 13,5 1.148,5 12,0 103,4 124,3 113.6 4-Hợp tác xã 416,7 7,0 205,3 3,0 143,6 1,5 49,3 69,9 58.3
Nguồn: Chi cục thuế thị xã Từ Sơn
Qua bảng 4.3 ta thấy:
- Số thuế nợ của doanh nghiệp NQD có xu hướng tăng lên qua các năm từ năm 2013 - 2014 về cả số tuyệt đối và tỷ lệ nợ so với tổng số nợ thuế. Từ năm 2013, các doanh nghiệp NQD nợ thuế là 5.952,9 triệu đồng, qua 3 năm đến năm 2015 số nợ thuế này đã tăng lên 9.570,9 triệu đồng. Bình quân tổng nợ thuế tăng 26,9%.
Như vậy có thể thấy rằng, các doanh nghiệp NQD trên địa bàn thị xã Từ Sơn hàng năm có số thuế nộp NSNN tuy có tăng lên nhưng số nợ thuế cũng ngày một tăng cao. Việc tăng tỷ lệ nợ thuế từ 14,9% năm 2013 đến 39,9% sau 3 năm là một vấn đề cần phải giải quyết. Như chúng ta đã biết trong những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng gặp không ít khó khăn do chi phí sản xuất cao, việc
huy động vốn cũng như thu hồi vốn ngày càng khó khăn và phức tạp. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp có tâm lý chây ỳ cố tình không chịu nộp thuế, chiếm dụng tiền thuế, thậm chí còn có hiện tượng trốn thuế làm cho số nợ đọng thuế còn rất lớn, nhiều khoản nợ thuế tồn tại nhiều năm không có khả năng thu, gây khó khăn cho công tác quản lý và thu hồi nợ thuế của Chi cục thuế thị xã Từ Sơn nói riêng và của toàn ngành thuế nói chung.
- Tình hình nợ thuế của doanh nghiệp NQD cụ thể là các công ty TNHH, công ty Cổ phần ngày càng tăng về tỷ lệ nợ thuế qua các năm. Bằng chứng là tỷ lệ nợ của các DN này qua các năm đều tăng lên và con số tuyệt đối của nợ thuế của DN cũng tăng mạnh qua cả thời kỳ. Năm 2014 công ty TNHH tăng 16,2 % so với năm 2013, đến năm 2015 tăng tới 43% so với năm 2015 đây là năm có số nợ thuế tăng cao nhất, công ty Cổ phần năm 2014 tăng 32,4% so với năm 2013, đến năm 2015 tăng 47,2% so với năm 2014. Nguyên nhân là do trong những năm qua do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều, chính sách tiền tệ bị thắt chặt, lãi suất ngân hàng tăng cao, việc huy động vốn kinh doanh khó khăn cho lên tâm lý chây ỳ chiếm dụng tiền thuế của nhà nước xảy ra phổ biến tại các doanh nghiệp NQD, do phần lớn các doanh nghiệp NQD đều là các DN vừa và nhỏ, vốn đối ứng ít và khi gặp khủng hoảng lại càng khó khăn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thêm nữa, các DN quy mô như vậy càng ngày càng nhiều do quy chế thành lập và hoạt động của DN thông thoáng và mở cửa hơn trước. Việc gia tăng ồ ạt số DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trong thời buổi kinh tế khủng hoảng khiến số nợ thuế ngày càng tăng cao. Công tác quản lý nợ thuế đối với các doanh nghiệp NQD này càng trở nên khó khăn vì đội ngũ cán bộ quản lý nợ thuế tuy có tăng qua các năm nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và các nghiệp vụ quản lý nợ thuế phát sinh kèm theo. Việc xem xét biện pháp để quản lý nợ thuế đối với nhóm DN NQD này là bài toán hóc búa đối với cán bộ thuế. Biện pháp có tính khả thi nhất trong tình hình này là quản lý hóa đơn và đăng ký phát hành hóa đơn của doanh nghiệp một cách chặt chẽ. Đối với các DN dây dưa cố tình chây ỳ, nợ đọng tiền thuế cần cưỡng