Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Các giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn huyện
4.3.4. Hoàn thiện xây dựng phương pháp thuNSX
Một là, cần đẩy mạnh hình thức thu uỷ nhiệm thu thuế cho xã
Chi cục thuế huyện Văn Lâm cần đẩy mạnh ủy nhiệm thu thuế cho UBND các xã đối với một số khoản thu. Việc quan trọng là làm tốt công tác tuyên truyền có bài bản và trình tự, phổ biến chủ trương uỷ nhiệm thu thuế, hợp đồng tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đảm nhiệm. Cùng với phân cấp, điều tiết nguồn thu cho ngân sách xã làm cho cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể quán triệt coi công tác thuế thực sự là trách nhiệm và quyền lợi thiết thực của xã, không còn tình trạng chính quyền đứng ngoài cuộc, thậm chí phóng tay xin ngân sách cấp trên miễn giảm thuế tuỳ tiện, hoặc hạ mức thuế gây thất thu thuế. Mọi nguồn thu cần được cân đối vào ngân sách xã, miễn giảm sai, bỏ sót nguồn thu là tự cắt vào ngân quỹ của xã mình, từ đó chính quyền xã có trách nhiệm cao hơn, tăng cường quản lý thu đúng, thu đủ.
Tất cả các xã cần thực hiện niêm yết công khai tại trụ sở UBND, phát trên đài truyền thanh xã về số hộ kinh doanh, mức thuế để dân biết tham gia giám sát bảo đảm đóng góp công bằng, động viên kịp thời những hộ nộp thuế sòng phẳng, nhắc nhở các hộ chấp hành chưa tốt. Coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng danh hiệu đơn vị, thôn làng, đoàn thể và gia đình văn hoá. Thực hiện dân chủ, công khai dân sẽ phát hiện không ít các hộ kinh doanh buôn bán, vận tải, chủ thầu xây dựng, các hộ chuyển quyền sử dụng nhà đất dây dưa trốn thuế,… để
xã có biện pháp truy thu được số thuế đáng kể. Thể hiện sức mạnh của dân khi được phát động vào cuộc đấu tranh đảm bảo thực hiện công bằng xã hội.
Cơ quan Thuế và chính quyền các xã cần phối hợp với các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ việc nộp thuế của các đối tượng sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: Phối hợp với cơ quan công an và giao thông đăng ký phương tiện, thu thuế trước bạ để nắm chắc được các hộ kinh doanh vận tải đưa vào diện nộp thuế tăng thu đáng kể. Phối hợp với cơ quan Địa chính nắm chắc các hộ chuyển quyền sử dụng đất để thu thuế sát đúng và kịp thời. Phối hợp với cơ quan Tài chính cân đối các khoản thu thuế, phí... vào dự toán ngân sách xã để phấn đấu. Thực hiện quy chế thu thuế bằng giấy nộp tiền vào KBNN để ngăn chặn kẽ hở cán bộ thuế quan hệ trực tiếp thu tiền mặt của các hộ nộp thuế. Cán bộ uỷ nhiệm thu của xã thay trưởng thôn đảm nhiệm thu thuế nhà đất bảo đảm quản lý chặt chẽ, thu đúng, thu đủ nộp kịp thời vào ngân sách
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành thu: Bám sát sự chỉ đạo của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và của Chi cục thuế Văn Lâm đối với công tác thu NSX trên địa bàn; Căn cứ nhiệm vụ được giao cụ thể hoá chương trình công tác quản lý thu NSX đảm bảo thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá; Thực hiện tốt công tác phân bổ, giao dự toán thu NSX hàng năm theo từng địa bàn, từng vị trí công chức thuế, hàng năm phấn đấu đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán UBND tỉnh, HĐND-UBND huyện Văn Lâm và ngành Thuế chỉ đạo. Căn cứ nhiệm vụ được giao, cụ thể hoá ra từng tháng để thực hiện; Thực hiện tốt công tác đánh giá tình hình thực hiện dự toán theo từng kỳ đảm bảo yêu cầu của công tác chỉ đạo điều hành của Cấp ủy - Chính quyền địa phương và của Cục thuế Tỉnh. Đặc biệt lưu ý đến sự thay đổi của các chính sách thuế, phí để từ đó tham mưu công tác tổ chức thu NSX đảm bảo đúng chính sách, bao quát đựợc hết nguồn thu. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, theo đúng các quy trình quản lý thuế và quy chế công tác. Phân công cụ thể trong Lãnh đạo nhằm nâng cao trách nhiệm, đảm bảo sự thống nhất, tính chủ động và hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Phát huy được sức mạnh của tập thể cán bộ công chức, của các tổ chức, đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và thực hiện tốt quy chế dân chủ trong cơ quan. Chủ động phối hợp với các ngành tham mưu cho UBND Huyện chỉ đạo các phòng chức năng đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các khu dân cư để đấu giá thu tiền sử dụng đất. Rà soát khoản thu tiền sử dụng đất còn nợ để đôn đốc thu ngay vào
NSNN. Giải quyết kịp thời các trường hợp được ưu đãi tiền thuê đất, tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp theo đúng quy định. Kiến nghị kịp thời về giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm kế hoạch. Thường xuyên chỉ đạo các bộ phận chức năng đánh giá dự toán theo kết quả thực hiện để kịp thời đưa ra các giải pháp, phương án tham mưu cho các cấp Đảng ủy, Chính quyền tổ chức quản lý chặt chẽ nguồn thu đạt hiệu quả.
Ba là, Hoàn thiện các khâu trong quy trình thu NSX
Với khâu lập, quyết định phân bổ, giao dự toán NSX: Lập dự toán là khâu đầu tiên, lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý NSNN nói chung, quản lý thu NSX nói riêng cũng như làm cho NSNN có tính ổn định an toàn và hiệu quả. Lập dự toán thu NSX phải được thực hiện một cách khoa học, chặt chẽ, tuân theo đúng trình tự và nguyên tắc của quản lý ngân sách nói chung, quản lý thu NSX nói riêng Lập dự toán thu NSX phải dựa trên những căn cứ khoa học, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước qui định, đồng thời có tính đến sự biến động của giá cả thị trường. Với thực trạng trong khâu lập dự toán thu NSX của cấp huyện ở huyện Văn Lâm như hiện nay cần phải hạn chế ngay tình trạng dự toán của các xã, thị trấn xây dựng thiếu căn cứ, không đúng định mức, xa rời thực tế, không đảm bảo thời gian qui định của Luật NSNN. Để hạn chế tình trạng các địa phương lập dự toán thu NSX không tích cực, che dấu nguồn thu, các cơ quan thuộc hệ thống tài chính cần có chương trình kế hoạch cụ thể khảo sát nắm chắc tình hình hoạt động của các cơ sở kinh tế, các đối tượng kinh doanh và các đối tượng sử dụng nguồn kinh phí ngân sách để xây dựng dự toán thu sát thực, khoa học. Khi yêu cầu các đơn vị lập dự toán, các cơ quan tổng hợp cần tính toán kỹ các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập dự toán thu NSX nhất là tình hình biến động về kinh tế, giá cả và chính sách chế độ của Nhà nước để đưa ra được hệ số điều chỉnh phù hợp, khắc phục tình trạng thiếu chuẩn xác và tin cậy của số liệu, ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân tích kinh tế, tài chính, xét duyệt giao kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch những năm sau.
Đối với khâu chấp hành NSX: Tăng cường quản lý doanh thucủa hộ kinh doanh cho phù hợp với thực tế. Yêu cầu đội thuế liên xã, thị trấn thường xuyên thực hiện tốt công tác quản lý hộ, nắm sát tình hình kinh doanh của các ngành nghề trọng điểm, những hộ có doanh thu hoạt động lớn để hướng dẫn người nộp thuế thực hiện khai doanh thu, thuế phù hợp với thực tế như ngành kinh doanh. Thực hiện đánh giá, so sánh quy mô, mức thuế của một số hộ kinh doanh so với
các địa bàn giáp gianh để làm cơ sở áp dụng đối với địa bàn Huyện cho phù hợp. Cần có các giải pháp quản lý công tác kê khai thuế như: Giám sát chặt chẽ việc kê khai nộp thuế hàng tháng, quý; đôn đốc 100% doanh nghiệp kê khai, nộp tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn; Rà soát, nắm chắc các nguồn thu và đối tượng thu nộp ngân sách trên địa bàn, phấn đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện để bù đắp các phần giảm thu, các khoản rủi ro,đôn đốc tất cả các khoản thuế phát sinh nộp đúng thời hạn vào NSNN; Đảm bảo thường xuyên việc đưa thông tin quản lý hộ, cá nhân kinh doanh vào ứng dụng quản lý thuế và công khai trên trang Website của ngành theo đúng quy trình. Bên cạnh đó cần Tiếp tục duy trì và đổi mới các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, đặc biệt là hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nộp thuế để nâng cao sự hiểu biết và tính tuân thủ, tự giác trong việc kê khai, nộp thuế. Sử dụng có hiệu quả trang thông tin điện tử ngành thuế Hưng Yên nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về chính sách pháp luật thuế cho người nộp thuế. Thường xuyên tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế.
Đối với khâu quyết toán NSX: Các đơn vị thụ hưởng Ngân sách chịu trách nhiệm chính trong việc lập quyết toán NSNN tại đơn vị, đối chiếu khớp đúng với nguồn kinh phí được KBNN cấp phát, lập các biểu mẫu theo qui định gửi cơ quan tài chính tổng hợp thẩm tra và phê duyệt. Số liệu quyết toán phải đảm bảo trung thực, chính xác, phản ánh đúng nội dung thu theo mục lục NSNN và phải lập đúng thời gian qui định. Các cán bộ chuyên quản phải thường xuyên bám sát đơn vị được giao phụ trách để hướng dẫn, kiểm tra, uốn nắn sai sót, giúp đỡ các đơn vị ngay trong quá trình thực hiện chi tiêu ngân sách để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm có thể xảy ra. Cần có cơ chế qui định rõ chế độ trách nhiệm của cán bộ chuyên quản khi xảy ra sai sót tại đơn vị được giao phụ trách, cán bộ chuyên quản phải chịu trách nhiệm về số liệu kiểm tra, phê duyệt quyết toán của mình.