Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng QLNN về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa

4.1.9. Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số-KHHGĐ trên địa

địa bàn quận Long Biên

4.1.9.1 Kết quả thực hiện quản lý nhà nước về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên

Trong những năm qua, việc quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tổng số sinh giảm từ 5.334 trẻ năm 2013 xuống còn 4.682 trẻ năm 2015. Tỷ suất sinh giảm tương ứng từ 20,58 %0 xuống còn 17,2%0. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 1,71% xuống còn 1,3%. Bên cạnh đó, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại(CPR) tăng lên từ 73% lên 76,6%. Các tỷ lệ thai phụ được sàng lọc trước sinh và trẻ em được sàng lọc sau sinh đều tăng cao. Tỷ lệ trẻ em suy sinh dưỡng giảm từ 7,3% xuống còn 6,6%. Các kết quả này cho thấy, công tác quản lý DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên thời gian qua đã được quan tâm và thực hiện đồng bộ các giải

pháp, từ đó sự gia tăng dân số được kiểm soát cũng như chất lượng dân số ngày càng được nâng lên (Bảng 4.12).

Bảng 4.12. Kết quả công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2013 - 2015

TT Nội dung ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Dân số Người 259.227 268.242 271.686 2 Tổng số sinh Trẻ 5.334 4.927 4.682 Tỷ suất sinh %o 20,58 18,42 17,20 Trong đó trẻ gái Trẻ 2.492 2.329 2.247 3 Số sinh CT3+ Cháu 130 116 153 Tỷ lệ sinh CT3+ % 2,44 2,35 3,27 4 Tỷ số giới tính khi sinh Nam/100 nữ 114/100 112/100 108/100 5 Tỷ suất chết thô %o 3,45 3,54 3,58 6 TL PT DS tự nhiên % 1,71 1,4 1,3 7 TL PT dân số cơ học % 2,38 0,66 0,28 8 Chỉ số CPR hiện đại % 73 71,6 76,6 9 Số PNMT hàng năm Người 5.562 5.095 4.836 10 TL thai phụ được SLTS % 23,9 63,89 70,06 11 TLTE được sàng lọc SS % 24,9 26,9 50 12 TLTE suy sinh dưỡng % 7,3 6,9 6,6 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên (2013-2015)

Bên cạnh những mặt đạt được, hiện nay việc sinh con thứ 3 trở lên đang là một thách thức lớn đối với QLNN về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận. Năm 2013, số sinh CT3+ là 130 cháu thì đến năm 2015 đã tăng lên 153 cháu, tương ứng với tỷ lệ sinh CT3+ tăng từ 2,44% lên 3,27%. Tỷ số giới tính khi sinh tuy có giảm từ 114 trẻ nam/100 trẻ nữ xuống còn 108 trẻ nam/100 trẻ nữ nhưng sự chênh lệch giới tính khi sinh vẫn ở mức cao (Bảng 4.12).

4.1.9.2 Đánh giá việc QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình *Những mặt đạt được

- Các chỉ tiêu pháp lệnh về giảm sinh và sinh CT3+ cơ bản đều hoàn thành kế hoạch giao của Quận và Thành phố. Tỷ suất sinh hàng năm đều giảm giảm so với kế hoạch giao. Các chỉ tiêu về kế hoạch hóa gia đình, chỉ tiêu về sàng lọc

trước sinh và sơ sinh đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Quận, Thành phố giao. Việc hoàn thành các chỉ tiêu này đã góp phần ổn định quy mô dân số, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn quận.

- Các hoạt động truyền thông đã được thực hiện theo phương châm đổi mới, đi vào chiều sâu, tập trung phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp. Trong đó, chú trọng nội dung tuyên truyền về nâng cao chất lượng dân số.

- Chương trình kế hoạch hóa gia đình được thực hiện linh hoạt, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, vừa đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về cung ứng các biện pháp tránh thai, đồng thời triển khai gói cung ứng dịch vụ tư vấn, siêu âm miễn phí cho nhân dân có hoàn cảnh khó khăn ngay tại các tổ dân phố, cụm dân cư các phường. Chương trình này đã nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao của các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân.

- Các hoạt động dịch vụ về nâng cao chất lượng dân số đã được quan tâm triển khai với sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan: Trung tâm y tế, Phòng y tế, Bệnh viện đa khoa Đức Giang trong hoạt động sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh. Thông qua các hoạt động này nhằm đảm bảo sức khỏe cho bà mẹ, giảm thiểu tỉ lệ tàn tật, khuyết tật ở trẻ sơ sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số. Bảo vệ thành công Đề án “Nâng cao chất lượng dân số quận Long Biên giai đoạn 2016-2020”.

- Hoạt động quản lý di biến động dân số đảm bảo kịp thời, chính xác, chất lượng. Công tác phối hợp liên ngành về quản lý biến động dân số được duy trì thường xuyên từ phường lên quận. Kho dữ liệu diện tử chuyên ngành DS- KHHGĐ của quận đảm bảo cập nhật 99.8% thông tin cơ bản và biến động về dân số trên địa bàn, được Thành phố ghi nhận là một trong ba đơn vị dẫn đầu về thực hiện quản lý hiệu quả kho dữ liệu điện tử chuyên ngành.

* Những tồn tại hạn chế

Bên cạnh những kết quả nổi bật nêu trên, công tác QLNN về công tác DS- KHHGĐ quận Long Biên vẫn còn một số tồn tại:

- Vẫn còn nguy cơ gia tăng các trường hợp sinh CT3+, nhất là tình trạng sinh con thứ ba trở lên trong các gia đình có kinh tế khá giả, gia đình có vợ hoặc chồng là cán bộ đảng viên, công chức, viên chức.

- Tỷ số giới tính khi sinh đang chạm ngưỡng mất cân bằng: 108 trẻ trai/100 trẻ gái. Đặc biệt, tại một số phường, tỷ số này đang ở ngưỡng rất cao: Gia Thuy: 141/100, Phúc Lợi: 127/100, Đức Giang: 127/100, Long Biên: 122/100…

- Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể còn chưa kiên quyết, tập trung trong lãnh đạo, chỉ đạo đối với QLNN về công tác DS-KHHGĐ nên kết quả đạt được còn hạn chế.

- Đội ngũ cộng tác viên dân số có trách nhiệm, nhiệt tình nhưng một số đồng chí trình độ hạn chế nên việc báo cáo, ghi chép sổ sách và tuyên truyền vận động gặp nhiều khó khăn.

- Chất lượng dân số trên địa bàn quận đã được cải thiện nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn thách thức: Tỷ lệ phụ nữ viêm nhiễm đường sinh sản còn cao, hệ thống dịch vụ y tế chăm sóc người già chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu dịch vụ KHHGĐ chất lượng cao…

- Công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế ngoài công lập về cung ứng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chưa được thực hiện thường xuyên.

* Nguyên nhân tồn tại

- Một số cấp ủy Đảng, chính quyền còn buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chưa nhận thức được tầm quan trọng của QLNN về công tác DS-KHHGĐ.

- Chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm mục tiêu sinh CT3+ chưa đủ mạnh, không mang tính răn đe và làm gương mới dừng lại xử lý đối với các trường hợp vi phạm là cán bộ Đảng viên.

- Nhận thức của một số đảng viên, cán bộ, công chức viên chức và nhân dân về chính sách dân số chưa đầy đủ.

- Việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách dân số là cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa kịp thời, chưa nghiêm minh nên gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân.

- Chưa phối hợp kịp thời với các ngành liên quan thường xuyên tổ chức kiểm tra, rà soát các cơ sở y tế, phòng khám tư nhân thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)