Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng QLNN về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa
4.1.3. Tình hình triển khai công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi
hành vi
Thời gian vừa qua, cùng với chủ trương của Đảng và Nhà nước cũng như từ sự chỉ đạo của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Trung tâm DS – KHHGĐ quận Long Biên đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của công tác truyền thông. Với việc thường xuyên đổi mới hình thức cũng như nội dung truyền thông nên nhận thức, hành vi của người dân trên địa bàn quận dần thay
đổi, do đó chất lượng dân số đã từng bước được nâng lên. Trung tâm DS- KHHGĐ đã tuyên truyền bằng hình thức trực quan như khẩu hiệu, Pa nô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp...; Truyền thông trực tiếp các văn bản của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ; các kiến thức chăm sóc sức khoẻ sinh sản tới các nhóm đối tượng: Người cao tuổi, phụ nữ, nam giới tuổi trung niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kiến thức CSSKSS cho thanh niên, vị thành niên... Trong đó, chủ trọng phân loại đối tượng, lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp đến từng đối tượng. Góp phần vào sự thành công của công tác tuyên truyền phải kể đến những nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, những cộng tác viên (CTV), cán bộ y tế cơ sở... Nhận thức được lợi thế của người làm công tác tuyên truyền dân số đó là chính những cộng tác viên dân số, cán bộ y tế là những người sống ở ngay trong cộng đồng khu dân cư, họ có thể hiểu rõ nhu cầu, họ có thời gian gần gũi với nhândân nên mọi lúc, mọi nơi có thể tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn về sức khỏe cho người dân hiệu quả nhất. Nếu trước đây, đội ngũ cộng tác viên dân số của quận mới chỉ tập trung tuyên truyền về KHHGĐ, chưa thực hiện truyền thông nhiều về các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản khác như là quyền sinh sản; làm mẹ an toàn; phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS; sức khỏe sinh sản vị thành niên; bình đẳng giới... thì từ sau năm 2000 đến nay, với việc thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010, 2010 - 2020 các cộng tác viên dân số có đã tuyên truyền, cung cấp các kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người dân một cách toàn diện hơn.
Đối với công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm, là giải pháp tiên quyết, có ý nghĩa quyết định sự thành công của công tác Dân số tại địa phương. Do đó, Trung tâm DS-KHHGĐ quận đã chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch truyền thông với những nội dung cụ thể, lựa chọn đúng đối tượng và đa dạng các hình thức truyền thông giúp cho các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ, từ đó có nhận thức đúng đắn và thúc đẩy hành vi bền vững trong chăm sóc SKSS/KHHGĐ, cùng cam kết cộng đồng trách nhiệm trong việc ủng hộ và thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn. Công tác truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi của trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên bao gồm: Các hoạt động truyền thông thường xuyên; Các hoạt động truyền thông cao điểm, trọng điểm và các hoạt động truyền thông khác.
Bảng 4.5. Hoạt động tuyên truyền về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015)
TT Hình thức ĐVT Năm So sánh (%)
2013 2014 2015 14/13 15/14 BQ
1 Truyền thông trực tiếp quy mô rộng Buổi 150 200 220 133,33 110,00 121,11
2 Tọa đàm, tư vấn nhóm nhỏ, sinh hoạt CLB Buổi 32 50 60 156,25 120,00 136,93
3 Mít tinh, cổ động bề nổi Buổi 50 60 70 120,00 116,67 118,32
4 Pano, khẩu hiệu Chiếc 1000 1.100 1.200 110,00 109,09 109,54
5 Cấp phát tờ rơi Tờ 20.000 22.000 23.000 110,00 104,55 107,24
6 Cấp phát tạp chí Cuốn 5.000 5.500 6.000 110,00 109,09 109,54
Nguồn: Trung tâm DS- HHGĐ quận Long Biên (2013-2015)
Hoạt động truyền thông thường xuyên qua đài truyền thanh các phường được duy trì đều đặn trong những năm qua, mỗi tuần phát từ 3 – 5 buổi về các nội dung liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, các gương người tốt, việc tốt, kiến thức về chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Phối hợp với các Ban, Ngành, Đoàn thể tổ chức thường xuyên các buổi tuyên truyền về chính sách mới ban hành: Chỉ thị số 16-CT/QU ngày 27/4/2013 của Quận uỷ Long Biên về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2011-2015; Chương trình hành động số 801/CTr-UBND ngày 4/6/2012 về thực hiện chỉ thị số 16-CT/QU của Quận uỷ Long Biên về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác DS- KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên giai đoạn 2011-2015… cho đội ngũ cán bộ chủ chốt từ quận đến cơ sở và các tầng lớp nhân dân. Định kỳ cung cấp thông tin về công tác DS-KHHGĐ cho việc hoạch định chính sách trên địa bàn quận; Kẻ vẽ, làm mới các băng rôn, khẩu hiệu tại các trục đường chính trên địa bàn quận.
Đối với các hoạt động truyền thông cao điểm, trọng điểm: Hàng năm đều tổ chức triển khai và thực hiện có hiệu quả các hoạt động tuyên truyền cao điểm kỷ niệm ngày Dân số Thế giới 11/7; Tổ chức thành công Lễ phát động hưởng ứng tháng hành động quốc gia về Dân số, kỷ niệm ngày dân số Việt Nam 26/12. Tổ chức tuyên truyền kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ lồng ghép tuyên truyền về chính sách DS-KHHGĐ của Đảng và Nhà nước trong chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại cụm dân cư, tổ dân phố.
Qua bảng 4.5 ta thấy hoạt động tuyên truyền về công tác DS – KHHGĐ trên địa bàn Quận Long Biên liên tục được tăng cường qua các năm. Điều này đã góp phần không nhỏ vào kết quả đã đạt được về công tác DS – KHHGĐ trên địa bàn quận. Cụ thể, năm 2013 số buổi truyền thông là 150 buổi đến năm 2015 đã tăng lên 220 buổi, tương ứng với tốc độ phát triển BQ giai đoạn là 121,11%. Số lượng các buổi tọa đàm, tư vấn nhóm nhỏ và sinh hoạt câu lạc bộ cũng tăng lên đáng kể từ 32 buổi năm 2013 lên 60 buổi năm 2015, tương ứng 136,93%. Các buổi mít tinh, cổ động bề nổi cũng như việc tuyên truyền bằng pano, khẩu hiệu, cấp phát tờ rơi, tạp chí cũng đều tăng lên (Bảng 4.5).
Ngoài ra, hàng năm thực hiện Kế hoạch về chương trình DS-KHHGĐ của quận Long Biên, Trung tâm DS-KHHGĐ đã tổ chức chiến dịch “Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ”. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn nhóm, vận động đối tượng trước ngày tổ chức dịch vụ KHHGĐ; Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng trước, trong và sau chiến dịch; Nhân bản và cung cấp các sản phẩm truyền thông theo mẫu của Thành
phố và các sản phẩm truyền thông mang tính đặc thù của địa phương.
Về nội dung tuyên truyền bao gồm: Tuyên truyền các văn bản, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực DS-KHHGĐ; tuyên truyền về hệ lụy của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, tuyên truyền nâng cao chất lượng dân số; Tuyên truyền kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ nhằm tăng số người sử dụng các BPTT hiệu quả cao, giúp các cặp vợ chồng chủ động giãn khoảng cách sinh, giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên...
Về đối tượng tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, đối tượng nam, nữ thanh niên về chăm sóc SKSS và thực hiện biện pháp KHHGĐ. Đặc biệt các đối tượng chưa sẵn sàng chấp nhận thực hiện các biện pháp KHHGĐ, phụ nữ sinh con một bề chưa áp dụng BPTT nào; đối tượng có hoàn cảnh khó khăn chưa được tiếp cận các thông tin và dịch vụ về CSSKSS/KHHGĐ.
Các hình thức tuyên truyền trong chiến dịch rất phong phú: Tuyên truyền, vận động trên hệ thống loa truyền thanh các phường: Đảm bảo chất lượng tin bài phát trước, trong và sau chiến dịch. Phổ biến kiến thức CSSKSS/KHHGĐ, nâng cao nhận thức cho nhân dân về công tác DS-KHHGĐ. Ngoài ra, tổ chức các cuộc thảo luận nhóm, truyền thông nhóm nhỏ, tư vấn trực tiếp và truyền thông kết hợp vận động tại hộ gia đình với từng nhóm dân cư, từng đối tượng, từng hộ gia đình trên địa bàn Quận. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Văn nghệ, nói chuyện chuyên đề, toạ đàm trao đổi, đặc biệt chú ý tới các đối tượng có nguy cơ sinh con thứ 3+ cao; lồng ghép trong các buổi sinh hoạt văn hóa, chính trị của địa phương nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai và thực hiện chiến dịch có hiệu quả. Tuyên truyền bằng panô, áp phích, khẩu hiệu, các sản phẩm truyền thông như tờ rơi, tranh gấp...
Bảng 4.6. Kết quả điều tra của người dân về khả năng tiếp thu các kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình
STT Nguồn tuyên truyền Số ý kiến
(n=90)
Tỷ lệ %
1 Internet, Tivi, đài phát thanh 72 80,3 2 Cán bộ làm công tác dân số tại địa phương 83 92,22 3 Các buổi tập huấn, tọa đàm 73 81,11 4 Tạp chí, tờ rơi được cấp phát 54 60
5 Người khác 27 30
Qua tổng hợp kết quả điều tra người dân (Bảng 4.6) ta thấy hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất đó là qua đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ(cộng tác viên) đạt 92,22%. Điều này cũng phản ánh đúng vai trò của người cộng tác viên dân số tại cơ sở. Tiếp theo là tiếp thu qua các buổi tập huấn, tọa đàm với 73 ý kiến tương ứng 81,11%. Hình thức này giúp người dân có thể trực tiếp được bày tỏ suy nghĩ, chia sẻ những vấn đề thắc mắc với các chuyên gia, cán bộ chuyên môn trực tiếp về DS-KHHGĐ và được giải đáp chu đáo. Cách truyền thông này mang lại hiệu quả cao, mang tính thực tế vì thường được tổ chức theo từng chuyên đề cụ thể. Song do giới hạn về kinh phí cũng như các điều kiện khác nên không thể tổ chức thường xuyên hai hình thức này. Hình thức tiếp theo là tiếp thu qua internet, TV, đài phát thanh với 72 ý kiến tương ứng 80,3%. Đây là những kênh thông tin người dân thường xuyên tiếp xúc hàng ngày, ở mọi lúc mọi nơi nên dễ dàng ghi nhớ. Năm 2015, trung tâm DS-KHHGĐ Quận cấp phát 23.000 tờ rơi, tờ gấp, sách lật tuyên truyền tới các đối tượng trong độ tuổi và 6000 tạp chí. Nhưng do nhiều yếu tố về thời gian, công việc nên người dân cũng ít quan tâm chú ý tới việc tự đọc. Khả năng tiếp thu các kiến thức về DS- KHHGĐ qua nguồn sách báo, tờ rơi chiếm 60%. Công tác dân số-KHHGĐ đòi hỏi phải có chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn nên mức độ tiếp thu các kiến thức từ người khác (anh em, bạn bè, đồng nghiệp...) tương đối thấp chỉ có 30%.