Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong QLNN về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 75 - 77)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác dân số kế

4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong QLNN về

TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

4.2.1. Chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước trong QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Đảng và Nhà nước đã chính thức triển khai chương trình DS-KHHGĐ từ năm 1961. Trong 30 năm đổi mới vừa qua (1986), chính sách dân số đã được lồng ghép vào chính sách phát triển kinh tế- xã hội. Trên cơ sở thống nhất giữa lý luận với thực tiễn và quan điểm phát triển, chủ trương, chính sách dân số của Việt Nam chuyển từ tập trung vào giảm sinh sang chính sách dân số toàn diện, khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện chính sách. Bước vào thập niên đầu của thế kỷ 21, khi mức sinh đã tiệm cận mức sinh thay thế (trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,1 con), chính sách dân số được mở rộng theo hướng toàn diện hơn, tiếp cận theo xu thế chung của quốc tế về các mục tiêu thiên niên kỷ, từ “giảm tốc độ” gia tăng dân số sang “chủ động kiểm soát” quy mô dân số; từ “kế hoạch hóa gia đình” sang “chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dân số”.

Tại Đại hội lần thứ IX (2001), Đảng xác định: “Chính sách dân số nhằm chủ động kiểm soát quy mô và tăng chất lượng dân số phù hợp với những yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-kế hoạch hóa gia đình; giải quyết tốt mối quan hệ giữa phân bố dân cư hợp lý với quản lý dân số và phát triển nguồn nhân lực”. Tại Đại hội lần thứ X (2006), khi mức sinh có biến động, tổ chức bộ máy thay đổi, Đảng tiếp tục xác định “Thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Giảm tốc độ tăng dân số. Tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh và giữ mức sinh thay thế, bảo đảm quy mô và cơ cấu dân số hợp lý, nâng cao chất lượng dân số”. Năm 2001, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 xác định quan điểm mở rộng toàn diện mục tiêu của chính sách dân số. Pháp lệnh Dân số (2003 và 2008) và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy chính sách dân số của Việt Nam đã thật sự chấm dứt thời kỳ áp dụng sự gò ép và chuyển sang khuyến khích sự tự nguyện của người dân trong thực hiện KHHGĐ.

Các chính sách về DS-KHHGĐ đã được ban hành khá đầy đủ từ trung ương đến các địa phương, tạo môi trường pháp lý cũng như những động lực và

điều kiện để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của toàn xã hội.Giai đoạn 2011 đến nay, bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, mức sinh thay thế tiếp tục được duy trì và giữ vững. Chính sách dân số tiếp tục hoàn thiện. Mục tiêu ưu tiên của Chính sách dân số chuyển từ “kiểm soát quy mô dân số” sang “nâng cao chất lượng dân số”. Nội dung chính sách về quy mô dân số chuyển từ “chủ động kiểm soát” sang “chủ động điều chỉnh”; Tốc độ tăng dân số từ “cản trở” đã trở thành “động lực” cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách dân số bao gồm cả “cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Đảng xác định chính sách dân số là “Bảo đảm quy mô hợp lý, cân bằng giới tính và chất lượng dân số”. Tại Đại hội lần thứ XI (2011), Đảng đề ra “Thực hiện tốt các chính sách DS-KHHGĐ, duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm cân bằng giới tính hợp lý, nâng cao chất lượng dân số.” Chiến lược DS-SKSS Việt Nam (QĐ 2013/QĐ-TTg) 2010-2020 xác định quan điểm thực hiện công tác DS-KHHGĐ là “Giải quyết đồng bộ các vấn đề dân số, sức khỏe sinh sản, tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng”, chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số và kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”.

Để thực hiện tốt Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và KHHGĐ. Ngày 17/7/2009, HĐND thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị Quyết số 05 về một số giải pháp tăng cường công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015. Theo đó:

- Phấn đấu năm 2010: Quy mô dân số đạt khoảng 6,7 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1,18 - 1,20%. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 7%. Số phụ nữ có thai được tiếp cận các kiến thức về sàng lọc một số bệnh, dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh đạt ít nhất 30%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức dưới 13,5%.

- Định hướng đến năm 2015: Quy mô dân số khoảng 7,7 triệu người; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức từ 1,10 - 1,15%. Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức 5%. Phấn đấu giảm dần mất cân bằng giới tính khi sinh. Số phụ nữ có thai được tiếp cận các kiến thức về sàng lọc một số bệnh, dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh đạt ít nhất 90%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ở mức dưới 12,0%.

Tuy nhiên, hiện nay một số quy định của Đảng, Nhà nước khi ban hành đã khiến nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân cho là có nới lỏng, nhẹ đi. Quyết định 09-QĐ/TW ngày 24/3/2011 của Bộ Chính trị về sửa đổi điều 7 Quy định 94-QĐ/TW và Hướng dẫn số 01-HD/UBKTTW ngày 26/4/2011 của Ủy ban kiểm tra Trung ương trong đó quy định đảng viên sinh con thứ ba chỉ bị khiển trách, Quy định 94-QĐ/TW thì bị cảnh cáo và cách chức nếu có chức vụ. Ngoài đối tượng là đảng viên nếu vi phạm chính sách dân số thì bị xử lý vi phạm theo quy định của Đảng, còn cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp thì bị kỷ luật theo quy định, quy chế riêng của từng đơn vị, còn đối với người dân hiện nay chưa có quy định nào để xử lý khi vi phạm chính sách dân số, mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nên rất khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động để người dân tự giác thực hiện chính sách dân số.

Hơn nữa, một số văn bản chính sách khi ban hành còn nhiều bất cập, chưa nhất quán, thiếu đồng bộ (UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 06/2012/QĐ-UBND ngày 27/4/2012 về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trong đó được công nhận Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa nếu số hộ sinh con thứ ba không vượt quá 2% và 1% tổng số hộ dân), trước đây các tổ dân phố, thôn, làng cứ có người sinh con thứ ba trở lên sẽ không đạt các danh hiệu về văn hoá tương ứng dẫn đến khó khăn trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)