Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Quận Long Biên gồm có 14 phường và 302 tổ dân phố. Tình hình sử dụng đất đai của Quận Long Biên (2013-2015) được thể hiện qua bảng 3.1 dưới đây:

Tổng diện tích đất tự nhiên của quận là 5.993,01 ha và không có sự thay đổi trong 3 năm gần đây. Năm 2013 đất nông nghiệp là 1517,59 ha chiếm 25,32% và có xu hướng giảm dần qua các năm, đến năm 2015 còn 1.398,66 ha, chiếm 23,34%, giảm 1,98%. Nguyên nhân là do khu vực quận Long Biên chịu ảnh hưởng rất mạnh của quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa và tốc độ tăng dân số cao, nhu cầu xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại, khu công nghiệp ở đây cũng vì thế mà ngày một tăng. Đặc biệt là việc xây dựng rất nhiều khu đô thị lớn như: Khu đô thị Việt Hưng, khu đô thị Vinhomes Riverside và các trung tâm thương mại được quy hoạch và xây dựng đã làm tăng đáng kể diện tích đất phi nông nghiệp của quận.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai quận Long Biên (2013 – 2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 14/13 15/14 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 5.993,01 100 5.993,01 100 5993,01 100 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 1517,59 25,32 1444,95 24,11 1398,66 23,34 95,21 96,80 96,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1420,03 93,57 1347,39 93,25 1301,1 93,02 94,88 96,56 95,72

– Đất trồng cây hàng năm 1172,4 82,56 1100,83 81,70 1025,6 78,83 93,90 93,17 93,53

+ Đất trồng lúa 591,38 50,44 532,41 48,36 516,6 50,37 90,03 97,03 93,46

+ Đất trồng cây hàng năm khác 581,02 49,56 568,42 51,64 509 49,63 97,83 89,55 93,60

– Đất trồng cây lâu năm 247,63 17,44 246,56 18,30 275,5 21,17 99,57 111,74 105,48

1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 93,09 6,13 93,09 6,44 93,09 6,66 100,00 100,00 100,00

1.3 Đất nông nghiệp khác 4,47 0,29 4,47 0,31 4,47 0,32 100,00 100,00 100,00

II. Đất phi nông nghiệp 4340,74 72,43 4413,38 73,64 4459,67 74,41 101,67 101,05 101,36

2.1 Đất ở 2525,38 58,18 2532,12 57,37 2662,8 59,71 100,27 105,16 102,68

2.2 Đất chuyên dùng 1815,36 41,82 1881,26 42,63 1796,87 40,29 103,63 95,51 99,49

III. Đất chưa sử dụng 134,68 2,25 134,68 2,25 134,68 2,25 100,00 100,00 100,00

Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)

Điều này thể hiện qua việc diện tích phi nông nghiệp năm 2013 là 4.340,74 ha chiếm 72,43% đến năm 2015 lên đến 4.459,67 ha, chiếm 74,41% bình quân tăng 1,36 %/năm.

3.1.2.2. Tình hình dân số - xã hội

Theo thống kê của quận Long Biên, tính đến 31/12/2015 dân số trung bình quận Long Biên là 276.137 người trong đó nữ là 133.122 người (chiếm 48,2%) và nam là 137.165 người (chiếm 51,8%).

Tính đến hết năm 2015 dân số của quận tăng thêm 5.850 người (tăng 1,08%) so với năm 2013. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của quận Long Biên những năm gần đây có xu hướng giảm dần năm 2013 là 14,9o/oo và năm 2015 còn 13,5o/oo, tuy nhiên con số này cũng còn khá cao. Kéo theo đó làm cho mật độ dân số tăng thêm 98 người/km2 năm 2015 so với năm 2013 và bình quân mật độ dân số của quận tăng thêm 1,08%/năm. Quận Long Biên là cửa ngõ phía đông của thủ đô, trong đó có các khu công nghiệp, các trung tâm thương mại và các vùng phát triển đô thị thuận lợi, đồng thời nằm trong vùng có dự án phát triển sinh thái và bảo vệ môi trường. Vì thế, tốc độ đô thị hóa của quận Long Biên diễn ra với tốc độ khá nhanh. Mặt khác, quận cũng là địa bàn gần với nhiều cơ sở nghiên cứu, trường đại học và các xí nghiệp nhà máy nên lượng người chuyển đến đây sinh sống ngày càng nhiều tạo sức ép lớn về dân số.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu về dân số - xã hội quận Long Biên (2013-2015)

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 14/13 15/14 BQ

1 Tổng số nhân khẩu Người 270.287 273.085 276.137 101,04 101,12 101,08 - Nữ Người 133.122 134.444 135.479 100,99 100,77 100,88 - Nam Người 137.165 138.641 140.640 101,08 101,44 101,26 2 Số hộ Hộ 67.572 68.271 69.034 101,03 101,12 101,08 3 Mật độ dân số Ng/km2 4.510 4.557 4.608 101,04 101,12 101,08 4 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên o/oo 14,9 13,63 13,5 91,48 99,05 95,19

3.1.2.3. Thực trạng hệ thống cơ sở hạ tầng

Trên địa bàn Quận Long Biên có đầy đủ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, đáp ứng được những yêu cầu phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt cho sự phát triển của các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ. Bên cạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp nhỏ Phúc Lợi, Sài Đồng, quận đã và đang tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện một số chợ, trung tâm thương mại, giải trí, tuyến phố văn minh đô thị và khai thác du lịch với ẩm thực làng nghề. Trên địa bàn quận có 3 tuyến đường giao thông quan trọng đi qua: Đường quốc lộ số 1A, 1B và quốc lộ 5. Đây là ba tuyến đường huyết mạch đi qua các tỉnh phía Bắc và nối liền tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Lạng Sơn. Hệ thống giao thông của quận có hơn 323 km đường giao thông trong đó đường nhựa và đường bê tông có tổng chiều dài 243 km. Hệ thống điện có 97 trạm biến áp với 66 km đường dây cao thế, 324 km đường dây hạ thế, 100% hộ đã sử dụng điện lưới quốc gia. Hệ thống cấp thoát nước với trên 100 km đường ống cấp nước, 88 km đường ống dẫn truyền tải với trên 50% số hộ dùng nước sạch, bình quân 106 lít/ngày đêm.

Về giáo dục: Quận có 6 trường trung học phổ thông, bổ túc văn hoá, trung tâm giáo dục thường xuyên; 15 trường phổ thông cơ sở; 16 trường tiểu học; 32 trường mẫu giáo. Trong những năm qua, quận đã duy trì và nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Mạng lưới giáo dục từ mẫu giáo đến phổ thông trung học về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu và quy mô học sinh trên địa bàn quận.

Về y tế: Quận có 1 bệnh viện hạng I (Bệnh viện đa khoa Đức Giang), 1 trung tâm y tế và 14 trạm y tế đạt chuẩn y tế quốc gia. Cơ sở vật chất ở bệnh viện, trung tâm y tế và các trạm y tế phường đạt tiêu chuẩn quy định.

Thể dục thể thao: Trên địa bàn quận có 01 trường Năng khiếu TDTT, 20 sân tennis, 8 bãi bóng và tại mỗi phường được lắp đặt các dụng cụ luyện tập thể thao ngoài trời từ 1 đến 2 điểm. Phong trào thể dục thể thao trên địa bàn quận được phát triển rộng rãi, thu hút mọi đối tượng tham gia.

Về lĩnh vực văn hoá thông tin, vui chơi giải trí: Quận có 72 di tích lịch sử văn hoá, hiện tại đã có di tích trở thành trở thành một điểm trong tua du lịch sông Hồng. Với 50 nhà văn hoá cơ sở, 1 công viên vườn hoa đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi giải trí trên địa bàn quận.

Đất quốc phòng an ninh chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ cấu sử dụng đất của quận gồm khu sân bay Gia Lâm, khu trại pháo quân đội..v..v..

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của quận Long Biên trong 3 năm (2013-2015)

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh

SL (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) SL (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) SL (Tỷ.đ) Cơ cấu (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị SX 5.643,93 100 5.867,83 100 6.012,60 100 103,97 102,47 103,21 1. Ngành nông nghiệp 259,9 4,60 265,85 4,53 270,1 4,49 102,29 101,60 101,94 2. Ngành CN - XD - TTCN 3.926,03 69,56 3.963,32 67,54 3.988,60 66,34 100,95 100,64 100,79 3. Ngành TM - DV 1.458,00 25,83 1.638,66 27,93 1.753,90 29,17 112,39 107,03 109,68 Nguồn: UBND quận Long Biên (2015)

3.1.2.4. Thực trạng phát triển kinh tế

Quận Long Biên có trên 200 cơ quan đơn vị của Trung ương, thành phố đóng trên địa bàn quận, hơn 700 doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Số hộ làm nông nghiệp hiện nay chỉ còn 13,45%.

Cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn: Giá trị tổng sản lượng các ngành kinh tế đạt trên 6.012 tỷ đồng. Cơ cấu từng ngành kinh tế được thể hiện tại bảng 3.3.

Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Toàn quận có 3 khu công nghiệp là Sài Đồng A, Hanel và Hà Nội - Đài Tư, gần 300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phân bố trên khắp các phường của quận. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 3.988,6 tỷ đồng, tăng 0,64 % so với năm 2014.

Nhìn chung giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận hàng năm đều tăng nhanh, chủ yếu tập trung ở hai thành phần kinh tế cá thể và kinh tế hỗn hợp. Trên địa bàn quận ngành nghề sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh khá đa dạng và phong phú. Nhưng chủ yếu vẫn là các ngành thuộc khối công nghiệp chế biến tập trung chủ yếu vào các ngành: Sản xuất thực phẩm, đồ uống, may mặc, hoá chất, đồ gỗ và các sản phẩm sản xuất từ kim loại.

Ngành thương mại, dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của quận Long Biên. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 11.342 người. Trong đó làm việc trong các công ty là 4.521 người, làm việc trong các hợp tác xã là 135 người và 6.686 người làm việc trong các hộ cá thể. Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, khách sạn, dịch vụ trên địa bàn quận năm 2015 đã tạo ra mức thu là trên 200 tỷ đồng.

Ngành nông nghiệp của quận trong những năm gần đây do sự phát triển nhanh về công nghiệp và đô thị của Thành phố cùng với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng lớn. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp và đô thị cũng làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Quận uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân quận Long Biên về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nên diện tích đất trũng đã được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp… Đến nay trên địa bàn quận đã có một số trang trại có diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu (phường Thượng Thanh); khu Hồ Thạch Bàn, khu Tầm Dâu (phường Phúc Đồng); khu Bể, khu Vườn Trũng (phường Giang Biên). Về quy mô, số trang trại có diện tích lớn hơn 3 ha chiếm tỷ lệ nhỏ (20,5%), còn lại chủ yếu có diện tích từ 1 đến 2,5 ha tập trung tại các phường có diện tích ao hồ lớn thuộc vùng trũng của quận như Thạch Bàn, Phúc Lợi, Cự Khối, Ngọc Thụy.

Mô hình sản xuất rau an toàn tại các phường Giang Biên, Cự Khối, Phúc Lợi được chỉ đạo triển khai có hiệu quả; tổ chức chuyển đổi 23 ha từ sản xuất ngô sang rau an toàn. Giá trị sản xuất/ha/năm canh tác ước đạt 230 triệu đồng.

3.1.3. Sơ lược về tổ chức bộ máy QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình quận Long Biên

Trung tâm DS- KHHGĐ quận là đơn vị có chức năng tham mưu cho UBND quận Long Biên về các hoạt động DS-KHHGĐ. Trung tâm DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND quận, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc theo quy định của Nhà nước; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Chi cục DS-KHHGĐ, sở Y tế và có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật, dịch vụ DS-KHHGĐ, truyền thông, giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn Quận. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật vế DS-KHHGĐ và truyền thông giáo

dục về DS-KHHGĐ trên cơ sở kế hoạch của Chi cục DS-KHHGĐ thuộc sở Y tế và tình hình thực tế trên địa bàn quận trình UBND quận phê duyệt; Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật, cung cấp dịch vụ về DS- KHHGĐ theo phân cấp và theo qui định của pháp luật; Triển khai, phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động, phổ biến các sản phẩm truyền thông về DS-KHHGĐ theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế quận và tương đương hướng dẫn, kiểm tra và giám sát chuyên môn các hoạt động về DS-KHHGĐ cấp phường và cộng tác viên DS-KHHGĐ ở tổ dân phố; Quản lý và triển khai thực hiện các dự án thuộc CTMTQG về DS-KHHGĐ, các dự án khác về DS-KHHGĐ khi được giao; Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Y tế quận tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc lĩnh vực phụ trách đối với cán bộ DS-KHHGĐ cấp phường và cộng tác viên DS-KHHGĐ; Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng kết quả nghiên cứu và tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực DS-KHHGĐ; Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý cán bộ DS-KHHGĐ cấp phường và cộng tác viên DS-KHHGĐ; Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định hiện hành; Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do UBND quận, Chi cục Thành phố giao.

Trung tâm DS-KHHGĐ Quận Long Biên gồm các Bộ phận nghiệp vụ như sau: Bộ phận tổng hợp dân số; Bộ phận truyền thông giáo dục; Bộ phận Kế hoạch hoá gia đình; Bộ phận Kế toán – văn phòng – Thi đua khen thưởng. Trung tâm DS – KHHGĐ quận Long Biên hiện có 07 đồng chí, trong đó có 01 giám đốc và 02 phó giám đốc và 4 cán bộ công chức viên chứ. Ngoài ra, tại 14 phường trên địa bàn quận được bố trí đủ mỗi phường 1 cán bộ chuyên trách dân số và tại mỗi tổ dân phố được bố trí 424 đồng chí cộng tác viên. Trung bình mỗi cộng tác viên được phân công quản lý từ 150 đến 200 hộ gia đình. Cơ cấu tổ chức của trung tâm được thể hiện qua sơ đồ 3.1 .

Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận tổng hợp DS Bộ phận TT - GD Bộ phận KHHGĐ Bộ phận KT – VP thi đua khen thưởng Cán bộ DS phường Cộng tác viên DS

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình quận Long Biên

Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên (2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ là một vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Việc nghiên cứu phải đảm bảo tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu, công tác DS-KHHGĐ và tình hình kinh tế xã hội. Do đó nghiên cứu này kết hợp giữa phương pháp luận mang tính xã hội và phương pháp luận nghiên cứu kinh tế, cụ thể bao gồm các phương pháp tiếp cận sau:

3.2.1.1. Tiếp cận cộng đồng

Nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ được đặt trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong mỗi gia đình và trong chính cộng đồng mà họ sinh sống. Các nội dung nghiên cứu được tìm hiểu, điều tra với sự tham gia, hợp tác và chia sẻ của cộng đồng để từ đó có được những kết quả chính xác góp phần xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp cho chính người dân trong cộng đồng đó.

3.2.1.2. Tiếp cận liên ngành

Vấn đề DS-KHHGĐ liên quan trực tiếp đến mỗi con người – đó là chủ thể của mọi quá trình phát triển. DS-KHHGĐ và chất lượng của công tác quản lý hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cuộc sống nhân dân. Vì thế, nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)