Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc

- Chính sách một con:

Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, quy định quy mô gia đình tối đa ở thành phố là 2 con, ở nông thôn là 3-4 con nhưng lo ngại trước “làn sóng” sinh đẻ này Trung Quốc đưa ra chính sách “một cặp vợ chồng chỉ sinh một con”. Năm 1984 Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc ra chỉ thị nêu rõ quan điểm “mở cửa nhỏ, đóng cửa lớn”. Các cặp vợ chồng ở nông thôn nếu sinh con gái đầu lòng thì được sinh con thứ 2. Còn ở thành thị mỗi cặp vợ chồng chỉ được sinh duy nhất một con. Các dân tộc ít người được sinh thêm con thứ 2, thứ 3 theo quy định cụ thể (Trịnh Cường, 2011).

thực hiện hết sức nghiêm ngặt với những quy định chặt chẽ và vận dụng linh hoạt ở từng địa phương. Hầu hết, dân cư đô thị thực hiện chính sách cặp vợ chồng chỉ có một con duy nhất. Các khu tự trị như Tân Cương được sinh 2-3 con. Riêng Tây Tạng không hạn chế số con, các dân tộc thiểu số có dân số dưới 10 triệu người mỗi cặp vợ chồng được sinh từ 2-3 con. Mỗi tỉnh ở Trung Quốc đều có điều lệ riêng về sinh đẻ có kế hoạch. Có tỉnh áp dụng nếu một trong hai người là con một thì cặp vợ chồng đó được sinh con thứ 2 (Trịnh Cường, 2011).

Chính sách một con đã tác động đến mức sinh rõ rệt và đem lại hiệu quả thiết thực nhưng cũng để lại những hậu quả lớn.

- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm chính sách dân số:

Tại Phúc Kiến, những gia đình vi phạm chính sách dân số sẽ nộp một khoản tiền gọi là “Trưng thu xã hội phụ dưỡng phí”. Mức trưng thu bằng 3 lần thu nhập bình quân đầu người ở địa phương trong năm trước đó (trước khi xảy ra vi phạm chính sách dân số). Mức thu tính cả hai vợ chồng. Với những gia đình giàu có sẽ phạt theo mức thu nhập thực tế (Trịnh Cường, 2011).

Ngoài việc phạt tiền, những người thực hiện hành vi giúp thai phụ siêu âm xác định giới tính còn bị tịch thu phương tiện. Nếu là viên chức nhà nước sẽ bị cách chức, khai trừ. Vi phạm quá 3 lần sẽ bị khởi tố hình sự. Năm 2007, có 40 bác sĩ bị phát giác. Ngoài việc bị đuổi việc, phạt hành chính các bác sĩ này còn bị đăng tên, chụp ảnh công bố trên các phương tiện truyền thông. Với biện pháp này Trung Quốc đang dần khắc phục việc phá thai khi biết là con gái.

Với việc thực hiện 2 chính sách này đã gây áp lực rất lớn cho các cặp vợ chồng chuẩn bị sinh con, bởi chỉ được sinh một con nên hầu hết các gia đình đều muốn sinh con trai. Trung Quốc là một nước Á đông nên không tránh khỏi tư tưởng ”Trọng nam, khinh nữ”. Hậu quả trong những năm gần đây và hiện tại Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng thừa nam, thiếu nữ nghiêm trọng.

- Đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ: Tăng cường nguồn lực cho công tác DS- KHHGĐ, đưa nguồn lực cho công tác dân số tính theo đầu người là 30 nhân dân tệ (gần 4 USD), trong đó 22 tệ do ngân sách TW, 8 tệ từ ngân sách địa phương (gấp hai lần mức kiến nghị của Hội nghị Dân số quốc tế tại Cai Rô 1994). Để so sánh, kinh phí chi cho công tác DS-KHHGĐ Việt Nam, bao gồm cả viện trợ là khoảng 0,4-0,5 USD/người; Giai đoạn 1991-1997, khi đột phá đạt được những kết quả tốt, tạo tiền đề cho hiện nay chỉ khoảng 0,2-0,3 USD/người (Trịnh Cường, 2011).

- Cải cách tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ: Trung Quốc đã qua bốn lần cải cách bộ máy quản lý hành chính, cho đến hiện nay Trung Quốc có 23 bộ và cơ quan ngang bộ, trong đó vẫn có Uỷ ban nhà nước Trung Quốc về DS- KHHGĐ, giải quyết toàn diện vấn đề dân số mà không chỉ giới hạn về KHHGĐ (trước đây chỉ là Uỷ ban nhà nước Trung quốc về KHHGĐ (Trịnh Cường, 2011).

Trong đó ở Việt Nam Tổng cục DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế nên việc xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện nhiệm vụ không được độc lập giải quyết phải thông qua Bộ y tế, nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ(Trịnh Cường, 2011).

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Thái Lan

Năm 1950, dân số nhóm 60 + của Thái Lan chiếm 5% tổng dân số, đứng thứ 7 các nước Đông Nam Á nhưng đến nay đã là quốc gia đứng thứ 2 ASEAN về tỷ lệ người cao tuổi (NCT), chỉ sau Singapore. Các nhà nhân khẩu học Thái Lan cũng chỉ ra rằng, điều này có mối quan hệ mật thiết với mức sinh ngày càng giảm và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng tại đất nước chùa Vàng. Nếu như giai đoạn 1950-1955, trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của Thái Lan sinh 6,4 con thì sau hơn nửa thế kỷ (năm 2005), chỉ còn 1,7 con. Số liệu Dân số Thế giới năm 2013 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ cho thấy, tổng tỷ suất sinh hiện nay của Thái Lan là 1,6 con. Các nhà nhân khẩu học cũng dự báo mức sinh này còn tiếp tục giảm. Tuổi thọ trung bình của Thái Lan cũng tăng từ 52 tuổi, năm 1950-1955, lên 71 tuổi năm 2000-2005. Dự báo đến năm 2025-2030, tuổi thọ của Thái Lan là 76,8 tuổi và đến năm 2050 là 79,1 tuổi, trong đó tuổi thọ của nữ cao hơn nam gần 9 tuổi. Nhóm dân số 60+ của Thái Lan sẽ tăng lên 9 triệu vào năm 2015 và lên 12,9 triệu vào năm 2025 và đạt 20 triệu vào năm 2050. Tương ứng với đó, tỷ trọng của nhóm dân số này trong tổng dân số sẽ tăng từ 14% năm 2015 lên 19,8% năm 2025 và đạt gần 30% vào năm 2050. Số lượng và tỷ trọng dân số 60+ tăng cũng làm cho chỉ số già hóa của Thái Lan tăng lên nhanh chóng từ 45 người 60+/100 người dưới 15 tuổi hiện nay lên 100/100 vào năm 2020 và đạt 140/100 vào năm 2050. Như vậy, 7 năm nữa, năm 2020, lần đầu tiên, dân số 60+ của Thái Lan sẽ nhiều hơn dân số dưới 15 tuổi (Trần Văn Chiến, 2012).

Những biến đổi nhân khẩu học lớn lao này tất yếu tác động đến thu nhập, mức sống cũng như làm gia tăng các chi phí an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe NCT. Những biến đổi cấu trúc gia đình cũng làm giảm sự hỗ trợ từ gia đình cho

NCT. Nhóm dân số 80+ của Thái Lan hiện nay khoảng 590 ngàn người sẽ tăng lên 1,3 triệu người vào năm 2015 và đạt 3,5 triệu người vào năm 2050. Điều đó có nghĩa là những chi phí về an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe ốm đau bệnh tật, NCT nhất sẽ tăng lên (Trần Văn Chiến, 2012).

Cũng giống như các quốc gia khác, hiện tượng “nữ hóa NCT” cũng được quan sát thấy tại Thái Lan. Tỷ số giới tính khi sinh hiện nay của Thái Lan là 103 trẻ trai/100 trẻ gái. Với tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam dẫn đến tỷ trọng phụ nữ cao tuổi cũng lớn hơn nam giới cao tuổi. Tuy nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tỷ trọng phụ nữ sống đơn thân cao hơn nam giới. Điều tra Quốc gia về NCT của Thái Lan năm 2002 cho thấy tỷ trọng là 45% nữ so với 15% nam. Việc phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi sống đơn thân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống. Các mối quan hệ liên thế hệ giữa cha mẹ cao tuổi và con cháu vẫn còn phổ biến tại Thái Lan. Tuy nhiên, tỷ lệ NCT sống với con cháu đã giảm từ 72,8% năm 1994 xuống còn 59,4% năm 2007. Ngược lại thì tỷ lệ NCT sống với vợ/chồng hoặc sống một mình cũng tăng lên từ 11,6% lên 16,3% và từ 3,6% lên 7,6% vào các năm tương ứng. Tuy nhiên, 1/3 số NCT sống với vợ/chồng hoặc một mình đó có ít nhất một người con sống bên cạnh nhà hoặc gần 20% sống cùng làng hoặc cùng thành phố. Con cháu vẫn là những người chăm sóc chính khi cha mẹ già yếu. Hành động mang tính quốc gia chính thức đầu tiên của Thái Lan về các vấn đề của NCT được bắt đầu vào năm 1953 với việc thiết lập Nhà dưỡng lão đầu tiên ở thủ đô Bangkok. Tại thời điểm đó, dân số 60+ của Thái Lan chưa đến 5% tổng dân số. Sau Đại hội đồng thế giới đầu tiên về NCT được tổ chức tại Vienna năm 1982, Kế hoạch hành động quốc tế về NCT được phổ biến tới các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ủy ban quốc gia về NCT và xây dựng Kế hoạch quốc gia về NCT. Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về NCT. Năm 1997, chương trình nghị sự về NCTđược đưa vào trong Hiến pháp mới của Thái Lan. Năm 2003, Thái Lan ban hành Luật NCT, thành lập Quỹ quốc gia dành cho NCT để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh/kiếm sống của NCT.Bộ Y tế là cơ quan nhà nước chính hỗ trợ việc hình thành các câu lạc bộ NCT ở tất cả các tiểu địa hạt. Hiện có gần 20.000 câu lạc bộ. Nghiên cứu quốc gia năm 2007 cho thấy 25,6% trong tổng số NCT Thái Lan là thành viên các câu lạc bộ. Các thành viên được tiếp cận các hoạt động tăng cường sức khỏe hàng tháng như tập thái cực quyền, thể dục thẩm mỹ kiểu Thái, tham quan, các bài giảng về dinh dưỡng,

chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, các hoạt động truyền thống, tôn giáo và văn hóa… Các câu lạc bộ đóng góp tích cực cho các hoạt động của chính quyền địa phương và cộng đồng. Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm và tham vấn ý kiến của NCT. Ở Thái Lan, tuổi nghỉ lao động là 60 nhưng nhiều NCT vẫn đang tham gia lao động (nam: 50%; nữ: 28%). 90% số NCT tham gia vào khối lao động không chính thức, trong đó 70% thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nguồn tài chính cung cấp cho họ chủ yếu là từ quá trình làm việc của bản thân (39,3%) và các thành viên trong gia đình (35,4%). Nguồn từ tiết kiệm/đầu tư là 18% và 7,3% là từ lương hưu và trợ cấp chính phủ.Thái Lan tập trung đảm bảo thu nhập dành cho NCT qua Hệ thống Trợ giúp tuổi già nay là Hệ thống lương hưu xã hội cho NCT không có lương hưu. Năm 2011, chính phủ đã tăng mức trợ cấp theo các nhóm tuổi (600 Baht cho những người trong độ tuổi 60-69, 700 Baht cho độ tuổi 70-79, 800 Baht cho độ tuổi 80- 89 và 1.000 Baht cho độ tuổi 90+) (Trần Văn Chiến, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)