Tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 68 - 71)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng QLNN về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa

4.1.8. Tình hình kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm

4.1.8.1. Tình hình kiểm tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra, giám sát QLNN về công tác DS-KHHGĐ nhằm mục đích đánh giá các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện QLNN về công tác DS-KHHGĐ tại cơ sở. Phát hiện ra những khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện tại cơ sở để đưa ra những giải pháp và định hướng kịp thời. Công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung quan trọng trong quá trình QLNN về công tác DS-KHHGĐ. Để đảm bảo hiệu quả, chất lượng của các chương trình DS-KHHGĐ công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên tại các cơ sở trên địa bàn toàn Quận với nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm tra, giám sát còn giúp cho các cán bộ quản lý nắm được tình hình một cách thường xuyên để kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân, cặp vợ chồng thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ đó, góp phần khích lệ động viên nhân dân tự giác chấp hành và thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

Hàng năm, thực hiện kế hoạch công tác DS-KHHGĐ của quận Long Biên, trung tâm DS-KHHGĐ đã chủ động lập kế hoạch và triển khai công tác kiểm tra, giám sát đến Ban DS-KHHGĐ các phường cũng như các đồng chí cán bộ thường trực và các đồng chí cộng tác viên DS-KHHGĐ.

Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra, giám sát tình hình triển khai và tổ chức thực hiện QLNN về công tác DS- KHHGĐ tại cơ sở.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính quyền về việc triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại cơ sở.

- Việc xây dựng kế hoạch thực hiện và hướng dẫn các tổ dân phố, cộng tác viên thực hiện công tác DS-KHHGĐ tại các phường.

- Việc giao chỉ tiêu kế hoạch về DS-KHHGĐ đến tổ dân phố và đội ngũ cộng tác viên.

- Kiểm tra kết quả thực hiện các chỉ tiêu về DS-KHHGĐ hàng năm.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ của các đồng chí cán bộ thường trực Dân số và cộng tác viên DS-KHHGĐ.

- Kiểm tra công tác tuyên truyền vận động, vận động cá biệt thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại địa bàn.

- Kiểm tra hệ thống sổ sách của cán bộ thường trực và cộng tác viên DS- KHHGĐ (Sổ tổng hợp; Nhật ký đài truyền thanh; Sổ tay cộng tác viên; Sổ A0; Sổ theo dõi sử dụng bao cao su và thuốc tránh thai hàng năm....).

- Kiểm tra công tác cung ứng và quản lý, theo dõi, báo cáo sử dụng phương tiện tránh thai.

- Kiểm tra công tác tiếp nhận, bảo quản và phân phối các phương tiện tránh thai đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật; Không để tồn các phương tiện tránh thai tại các phường.

- Định hướng nhiệm vụ cần thực hiện trong thời gian tới và năm tiếp theo. Có thể nói, trung tâm DS – KHHGĐ quận Long Biên là đơn vị có chức năng tham mưu cho UBND quận về công tác DS – KHHGĐ đã làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với cấp cơ sở. Bên cạnh đó, Ủy ban kiểm tra Quận ủy thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra đối với các chi, đảng bộ trực thuộc quận, đặc biệt đối với các chi, đảng bộ có đảng viên vi phạm mục tiêu sinh con thứ ba trở lên. Ban thường vụ quận ủy Long Biên đã có quy định: Đối với những Đảng bộ có đảng viên sinh con thứ 3 thì Đảng bộ đó sẽ không được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Do vậy công tác kiểm tra đối với các Đảng bộ cũng như Đảng viên trong việc thực hiện chính sách DS-KHHGĐ được quan tâm. Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Quận Long Biên cũng thực hiện công tác kiểm tra đối với ngành Dân số cụ thể là kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn của Hội đồng nhân dân và UBND giao. Trung tâm DS-KHHGĐ định kỳ 6 tháng /1 lần báo cáo kết quả thực hiện tại các kỳ họp của HĐND và UBND Quận. Ban kinh tế xã hội của Hội đồng nhân dân quận tổ chức đoàn giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu DS-KHHGĐ cũng như việc sử dụng ngân sách nhà nước của quận cho công tác DS-KHHGĐ.

4.1.8.2. Tình hình xử lý vi phạm

trương cấm sinh con thứ 3 đối với công nhân viên chức. Nếu sinh con thứ 3 thì sẽ chịu xử phạt hành chính phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, tước chứng chỉ hành nghề, cấm đảm nhiệm chức vụ, hay bị khiển trách kỷ luật của cơ quan nơi người đó đang đảm nhiệm chức vụ, đang công tác. Tuy nhiên, khi Nghị định 176/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ 31/12/2013 ra đời, thay thế Nghị định 114/2006/NĐ-CP (đã hết hiệu lực thi hành) về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em đã không đề cập đến việc “xử lý việc sinh con thứ ba”. Đây là một chính sách mở để đối phó với tình trạng già đi của dân số của Việt Nam trong tương lai.

Thực hiện chủ trương đó, trên địa bàn Quận Long Biên hiện nay, việc sinh con thứ 3 chỉ áp dụng xử lý đối với cán bộ Đảng viên. Việc xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 khác phụ thuộc vào nội quy của từng cơ quan, đơn vị cũng như quy ước tại cộng đồng của các tổ dân phố. Từ đó làm cho các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên có xu hướng tăng trong thời gian gần đây (Bảng 4.11).

Bảng 4.11. Tình hình sinh con thứ 3 trở lên trên địa bàn quận Long Biên (2013 – 2015) TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ 1 Số trẻ sinh là con thứ 3 trở lên Trẻ 130 116 153 89,23 131,90 108,49 2 Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên % 2,44 2,35 3,27 96,31 139,15 115,77 Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên (2013-2015)

Hàng năm, trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên đã có kế hoạch hoạt động mô hình đưa chính sách DS-KHHGĐ vào quy ước cộng đồng với mục tiêu: Nâng cao hiệu quả truyền thông, vận động xã hội đến các hộ gia đình có nguy cơ sinh con thứ 3 trở lên; duy trì mô hình gia đình nhỏ từ 1 đến 2 con bền vững; Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt mục tiêu chương trình DS-KHHGĐ hàng năm; Nâng cao nhận thức trách nhiệm của người dân trong việc thực hiện quy ước cộng đồng về DS- KHHGĐ tại các tổ dân phố. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, việc thực hiện các quy định về chính sách DS-KHHGĐ trong hương ước, quy ước hiện nay ở trên địa bàn quận vẫn gặp khó khăn. Mặc dù nội dung bản hương ước được xây dựng đảm bảo dân chủ, đồng thuận cao, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân song trên thực tế khi triển khai vẫn còn một bộ phận

người dân chưa tự giác thực hiện. Vì là hương ước, quy ước nên các chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe dẫn đến vẫn có nhiều người không tự giác thực hiện vi phạm chính sách dân số. Vẫn còn nhiều người mang nặng tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”, tâm lý muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên. Vì vậy, những năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở quận khá nghiêm trọng và khó kiểm soát. Năm 2014 tỷ lệ 108,4 bé trai/100 bé gái, đến năm 2015 tỷ lệ này đã là 113 trẻ trai/100 trẻ gái. (Báo cáo tổng kết công tác Dân số quận Long Biên, 2014, 2015). Quy định về kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân và trước khi sinh con khó thực hiện. Tình trạng sinh con thứ 3 trở lên vẫn xảy ra. Để góp phần thực hiện tốt QLNN về công tác DS-KHHGĐ, các quy ước của các tổ dân phố cần được bổ sung thêm một số nội dung liên quan đến những chính sách mới về dân số, những thách thức trong công tác dân số hiện nay... cho phù hợp. Chẳng hạn, trước sự chênh lệch lớn về tỷ số giới tính khi sinh giữa bé trai và bé gái, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cần chỉ đạo đưa nội dung cam kết không lựa chọn giới tính thai nhi vào hương ước; có kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cùng với nỗ lực của đội ngũ làm công tác DS-KHHGĐ, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chính sách dân số, mỗi gia đình trong cộng đồng cần nâng cao ý thức tự giác thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)