Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ là một vấn đề vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Việc nghiên cứu phải đảm bảo tính đặc thù của địa bàn nghiên cứu, công tác DS-KHHGĐ và tình hình kinh tế xã hội. Do đó nghiên cứu này kết hợp giữa phương pháp luận mang tính xã hội và phương pháp luận nghiên cứu kinh tế, cụ thể bao gồm các phương pháp tiếp cận sau:

3.2.1.1. Tiếp cận cộng đồng

Nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ được đặt trong mối quan hệ qua lại lẫn nhau giữa các thành viên trong mỗi gia đình và trong chính cộng đồng mà họ sinh sống. Các nội dung nghiên cứu được tìm hiểu, điều tra với sự tham gia, hợp tác và chia sẻ của cộng đồng để từ đó có được những kết quả chính xác góp phần xây dựng các kế hoạch hành động phù hợp cho chính người dân trong cộng đồng đó.

3.2.1.2. Tiếp cận liên ngành

Vấn đề DS-KHHGĐ liên quan trực tiếp đến mỗi con người – đó là chủ thể của mọi quá trình phát triển. DS-KHHGĐ và chất lượng của công tác quản lý hoạt động này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và cuộc sống nhân dân. Vì thế, nghiên cứu QLNN về công tác DS-KHHGĐ có tính đa ngành, được xem xét dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau và phải đặt mối liên hệ với tất cả các ngành, các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh) trong quá trình phát triển kinh tế ở địa phương.

3.2.1.3.Tiếp cận theo hệ thống quản lý

Công tác DS-KHHGĐ là nội dung quan trọng được Đảng, Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thông qua ban hành các chủ trương chính sách, pháp luật có liên quan. Quá trình quản lý đòi hỏi sự tham gia của một hệ thống bộ máy cán bộ tổ chức chặt chẽ từ Trung ương đến cơ sở. Các nội dung trong nghiên cứu này được tiếp cận theo một trình tự đảm bảo tính hệ thống từ điều tra đội ngũ cán bộ quản lý đến người trực tiếp làm công tác dân số ở cơ sở và đến mỗi người dân.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi chọn các phường Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, đây là các phường có nhiều nét đặc trưng đại diện cho đặc điểm địa bàn nghiên cứu như hiện nay có mức tăng dân số cơ học cao vì quá trình đô thị hóa.

Thứ hai, đây là các phường làm tốt và chưa tốt công tác DSKHHGĐ trong những năm vừa qua trên địa bàn Quận Long Biên.

Thứ ba, chọn phường có dân số tương đối đồng đều.

học cao; nhóm các phường làm tốt công tác DS-KHHGĐ chọn phường Thạch Bàn; nhóm các phường dân số đồng đều chọn phường Phúc Đồng.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội của các phường nghiên cứu điểm và quận Long Biên. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Các đề tài, tài liệu và các bài báo có liên quan của các cơ quan: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Tổng cục DS-KHHGĐ Việt Nam, UBND quận Long Biên, UBND phường Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn; một số trang web trên mạng internet, các tài liệu, văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS- KHHGĐ.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra như sau: * Nhóm cán bộ: Tổng số 25 người gồm: cán bộ liên quan đến quản lý công tác DS-KHHGĐ cấp quận và cấp phường.

- Cấp quận: 10 người.

Điều tra, phỏng vấn cán bộ đại diện lãnh đạo chính quyền thuộc các phòng, ban trong quận: 1 lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên, 1 lãnh đạo Phòng Y tế, 1 lãnh đạo Hội phụ nữ, 1 lãnh đạo Ban tuyên giáo, 1 lãnh đạo Phòng Văn hóa – thông tin, 1 lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, 1 lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và 3 cán bộ công chức, viên chức Trung tâm DS-KHHGĐ quận.

- Cấp phường: Tổng số 15 cán bộ (5 người/phường).

Mỗi phường chọn đại diện như sau: 1 lãnh đạo chính quyền cấp phường, 1 lãnh đạo Ban DS-KHHGĐ phường, 1 lãnh đạo Hội Phụ nữ, 1 cán bộ văn phòng Thống kê phường, 1 Trưởng Trạm Y tế phường.

* Nhóm cộng tác viên dân số: 30 người (10 người/phường).

* Nhóm người dân: 90 người dân của 3 phường (30 người/phường), trong đó có phân chia theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp để nghiên cứu về nhận thức, ý thức đối với công tác DS-KHHGĐ, ý kiến về những thuận lợi, khó khăn và mong muốn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ.

* Phương pháp thu thập

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là các hộ dân và các đơn vị về vấn đề QLNN về công tác DS-KHHGD. Điều tra phỏng vấn sâu các đối tượng được thụ hưởng các chính sách về công tác DS- KHHGĐ. Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thảo luận nhóm: tập hợp nhóm những cán bộ, người dân thảo luận nhóm và trình bày thống nhất ý kiến. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của các hoạt động QLNN về công tác DS-KHHGĐ. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

- Phương pháp tổng hợp:

+ Kết hợp các phương pháp lập bảng, phương pháp phân tổ và dãy số song song nhằm tổng hợp các số liệu cần thiết cho nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp xử lý

+ Thủ công: Đọc và phân loại số liệu thô. + Phần mềm: Word, excel.

3.2.5. Phương pháp phân tích

3.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân) để mô tả và phân tích thực trạng hoạt động QLNN về công tác DS- KHHGĐ của quận Long Biên qua 3 năm 2013 - 2015.

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

So sánh các chỉ tiêu về đo lường số lượng và chất lượng QLNN về công tác DS-KHHGĐ giữa các năm để đưa ra các nhận xét, đánh giá về hiệu quả quản lý hoạt động này trên địa bàn quận và tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động DS-KHHGĐ, cụ thể: + Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên;

+ Tỷ suất sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên; + Tỷ số giới tính khi sinh (bé trai/bé gái);

+ Tỷ lệ bà mẹ được sàng lọc trước sinh và tỷ lệ trẻ em được sàng lọc sau sinh ( Tỷ lệ sàng lọc trước sinh và sơ sinh );

+ Tỷ lệ người sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; + Số con bình quân/1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. * Chỉ tiêu về tổ chức quản lý công tác DS-KHHGĐ

+ Trình độ học vấn của cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ;

+ Tỷ lệ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ được đào tạo chuyên ngành dân số, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ hàng năm;

+ Độ tuổi của cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ.

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác truyền thông về DS-KHHGĐ + Số buổi (lớp) tuyên truyền, tập huấn;

+ Tỷ lệ số người tham gia các buổi truyền thông về DS-KHHGĐ; + Số lượng các loại hình truyền thông.

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội của công tác DS-KHHGĐ + Tỷ lệ thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu văn hóa; + Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa;

+ Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi; + Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QLNN VỀ CÔNG TÁC DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LONG BIÊN

4.1.1. Khái quát tình hình dân số quận Long Biên

4.1.1.1. Về quy mô dân số

Theo số liệu điều tra Dân số hàng năm cho thấy: Dân số thời điểm 1/1/2004 là 174.680 người đến thời điểm 1/1/2015 là 276.137 người (trung bình mỗi năm, dân số quận Long Biên tăng thêm khoảng 9.000 người (tăng tự nhiên và tăng cơ học), trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2.700 người chiếm tỷ lệ 30%). Số dân chuyển đến hàng năm tập trung chủ yếu ở một số phường có hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, gần trung tâm và trình độ dân trí tương đối đồng đều đó là: Ngọc Thụy, Ngọc Lâm, Bồ Đề, Thượng Thanh, Đức Giang, Gia Thụy, Sài Đồng với số lượng trung bình 5.000 người/năm. Đặc biệt việc hình thành một số khu đô thị mới và một số khu nhà ở xã hội đã thu hút hàng ngàn người đến sinh sống hàng năm đó là: Giang Biên, Việt Hưng (khu đô thị Việt Hưng, Khu đô thị Vinhomes Riverside) tăng khoảng 1.500 người/năm; Sài Đồng, Phúc Đồng (Khu đô thị Sài Đồng) tăng khoảng 1.000 người/năm.

Với điều kiện cơ sở hạ tầng của quận hiện nay, dự báo dân số của quận trong những năm tiếp theo sẽ tiếp tục gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý di biến động dân số.

4.1.1.2. Về cơ cấu dân số

Theo số liệu điều tra cơ bản hàng năm, số trẻ em, thanh niên, vị thành niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tăng đều trong những năm qua. Năm 2004, tổng số sinh toàn quận là 3.091 trẻ, ước tính đến hết năm 2015, tổng số sinh toàn quận sẽ là 4.699 trẻ. Tương tự như vậy, số thanh niên, vị thành niên từ 10-28 tuổi năm 2004 là 42.010 người, chiếm 23,6% dân số, đến năm 2015 đã tăng lên là 66.664 người, chiếm 24,1% dân số; Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ năm 2004 là 43.388 người, chiếm 24.3% dân số, đến năm 2015 số lượng này đã tăng lên là 74.903 người, chiếm 27,1% dân số. Như vậy, với những số liệu nêu trên, quận Long Biên hiện nay là một quận có dân số trẻ, tốc độ tăng dân số tự nhiên và cơ học đều cao, kéo theo sự gia tăng tỷ lệ trẻ em, tỷ lệ thanh niên, vị thành niên, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trong tổng số dân toàn quận. Hơn nữa, trong tổng số người chuyển đến hàng năm có đến 30% là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, dự kiến

Bảng 4.1. Tình hình dân số quận Long Biên từ 2010 - 2015 TT Đơn vị Giai đoạn 2010 - 2015 Tổng số dân sống tại các khu đô thị tính quý I/2015 Dân số Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên Tỷ lệ tăng dân số cơ học Tổng số chuyển đến Tổng số phụ nữ 15-49 tuổi tăng thêm Năm 2010 Năm 2015 1 Ngọc Thụy 27.082 31.258 1,53 1,91 4.520 1.356 1.550 2 Ngọc Lâm 21.704 24.044 1,23 1,18 3.226 1.000 976 3 Bồ Đề 26.618 29.525 1,16 1,92 4.850 1.620 350 4 Long Biên 14.648 17.315 1,69 2,84 3.526 1.093 - 5 Th.Thanh 23.239 25.996 1,42 1,34 3.520 1.091 80 6 Đức Giang 28.134 30.301 1,43 0,46 3.850 1.401 2.000 7 Việt Hưng 12.277 14.352 1,50 2,80 3.340 1.035 3.226 8 Giang Biên 11.290 16.866 1,64 6,18 6.540 1.420 9.619 9 Phúc Đồng 10.125 12.386 1,69 2,94 2.120 657 1.488 10 Sài Đồng 16.262 17.213 1,73 0,50 2.245 696 370 11 Gia Thụy 12.206 13.582 1,34 1,15 2.166 671 505 12 Phúc Lợi 11.289 13.801 1,73 2,76 5.520 1.516 500 13 Thạch Bàn 15.129 18.057 1,58 2,81 3.278 1.016 214 14 Cự Khối 6.989 8.389 1,70 2,56 1.505 467 - Tổng số 236.992 276.137 1,48 2,00 50.206 15.040 20.878

Nguồn: Trung tâm DSKHHGĐ quận Long Biên (2015)

Bảng 4.2. Một số chỉ tiêu về dân số - kế hoạch hóa gia đình từ năm 2004 – 2015 TT Đơn vị Bà mẹ có con từ 0 -3 tuổi Vị thành niên 10 -19 tuổi Thanh niên trẻ 20 - 28 tuổi Phụ nữ 15 -49 chung Phụ nữ 15 -49 có chồng Năm 2004 Năm 2015 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2004 Năm 2015 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2004 Năm 2015 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2004 Năm 2015 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2004 Năm 2015 Tỷ lệ tăng (%) 1 Ngọc Thụy 891 1.644 184,51 2.331 3.984 170,91 2.195 3.623 165,06 5003 8584 171,58 3449 5768 167,24 2 Ngọc Lâm 960 1.042 108,54 2.453 2.900 118,22 2.441 2.944 120,61 4988 6488 130,07 3265 4313 132,1 3 Bồ Đề 690 1.284 186,09 2.020 3.599 178,17 1.989 3.811 191,60 3668 8230 224,37 2779 5415 194,85 4 Long Biên 720 881 122,36 1.276 2.267 177,66 1.165 2.077 178,28 2558 4836 189,05 1813 3476 191,73 5 Th.Thanh 750 1.639 218,53 1.547 3.072 198,58 1.571 3.070 195,42 3128 7196 230,05 2406 5140 213,63 6 Đức Giang 1.125 1.566 139,20 3.149 3.658 116,16 3.130 3.544 113,23 6156 8411 136,63 4305 5694 132,26 7 Việt Hưng 450 838 186,22 1.086 1.726 158,93 1.084 1.864 171,96 2117 4186 197,73 1598 2781 174,03 8 Giang Biên 330 848 256,97 528 1.844 349,24 597 1.637 274,20 1359 4670 343,64 1022 3469 339,43 9 Phúc Đồng 360 801 222,50 778 1.438 184,83 801 1.640 204,74 1760 3611 205,17 1259 2409 191,34 10 Sài Đồng 939 1.010 107,56 1.690 2.108 124,73 1.651 1.726 104,54 3274 4473 136,62 2271 3151 138,75 11 Phúc Lợi 455 806 177,14 944 1.529 161,97 1.023 1.938 189,44 2566 3581 139,56 1604 2448 152,62 12 Thạch Bàn 600 991 165,17 1.427 2.187 153,26 1.414 3.113 220,16 2904 5151 177,38 2124 3149 148,26 13 Cự Khối 362 544 150,28 713 987 138,43 727 1.183 162,72 1679 2271 135,26 1130 1597 141,33 Tổng số 8.992 14.453 160,73 21.057 32.859 156,05 20.953 33.805 161,34 43388 75333 173,63 30512 51125 167,56

Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên (2015)

trong tương lai số người chuyển đến các khu đô thị trên địa bàn quận ngày càng tăng mang theo nhiều sắc thái, phong tục, tập quán đa dạng của các vùng miền khác nhau điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cơ cấu dân số và môi trường, điều kiện sống của nhân dân trên địa bàn quận.

4.1.1.3. Nguồn lao động

Theo số liệu thống kê của phòng Lao động Thương binh và Xã hội quận Long Biên năm 2015, quy mô nguồn lao động quận là trên 93.000 lao động. Đây là lực lượng lao động trực tiếp, là động lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

Số lượng người chưa có việc làm trên địa bàn quận năm 2015 là gần 19.000 người. Phần lớn ở tình trạng thất nghiệp tạm thời. Trong tổng số lao động của quận, một bộ phận lớn là lao động phổ thông, chiếm tỷ lệ 74%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2015 là 26%. Trong số lao động qua đào tạo, cơ cấu về trình độ lao động theo tỷ lệ: 1 đại học - 0,78 trung học - 1,67 công nhân kỹ thuật.

4.1.2. Công tác xây dựng kế hoạch QLNN về công tác DS-KHHGĐ của quận Long Biên quận Long Biên

a) Công tác tham mưu ban hành các văn bản

Công tác tham mưu ban hành các văn bản, chỉ đạo về công tác DS- KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên luôn được chú trọng. Hàng năm, trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)