Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin, số liệu đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho người nghiên cứu tạo dựng được cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế - xã hội của các phường nghiên cứu điểm và quận Long Biên. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:

1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.

2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp. Các thông tin, số liệu đã được công bố bao gồm:

Các đề tài, tài liệu và các bài báo có liên quan của các cơ quan: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Viện Dân số và các vấn đề xã hội (Trường Đại học Kinh tế quốc dân), Tổng cục DS-KHHGĐ Việt Nam, UBND quận Long Biên, UBND phường Giang Biên, Phúc Đồng, Thạch Bàn; một số trang web trên mạng internet, các tài liệu, văn bản, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS- KHHGĐ.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn mẫu điều tra như sau: * Nhóm cán bộ: Tổng số 25 người gồm: cán bộ liên quan đến quản lý công tác DS-KHHGĐ cấp quận và cấp phường.

- Cấp quận: 10 người.

Điều tra, phỏng vấn cán bộ đại diện lãnh đạo chính quyền thuộc các phòng, ban trong quận: 1 lãnh đạo Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên, 1 lãnh đạo Phòng Y tế, 1 lãnh đạo Hội phụ nữ, 1 lãnh đạo Ban tuyên giáo, 1 lãnh đạo Phòng Văn hóa – thông tin, 1 lãnh đạo phòng Tài chính – Kế hoạch, 1 lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và 3 cán bộ công chức, viên chức Trung tâm DS-KHHGĐ quận.

- Cấp phường: Tổng số 15 cán bộ (5 người/phường).

Mỗi phường chọn đại diện như sau: 1 lãnh đạo chính quyền cấp phường, 1 lãnh đạo Ban DS-KHHGĐ phường, 1 lãnh đạo Hội Phụ nữ, 1 cán bộ văn phòng Thống kê phường, 1 Trưởng Trạm Y tế phường.

* Nhóm cộng tác viên dân số: 30 người (10 người/phường).

* Nhóm người dân: 90 người dân của 3 phường (30 người/phường), trong đó có phân chia theo nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp để nghiên cứu về nhận thức, ý thức đối với công tác DS-KHHGĐ, ý kiến về những thuận lợi, khó khăn và mong muốn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động DS-KHHGĐ.

* Phương pháp thu thập

Chúng tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi nhằm điều tra các đối tượng là các hộ dân và các đơn vị về vấn đề QLNN về công tác DS-KHHGD. Điều tra phỏng vấn sâu các đối tượng được thụ hưởng các chính sách về công tác DS- KHHGĐ. Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo, những người có chuyên môn của các cơ quan ban ngành, quản lý phụ trách. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp thảo luận nhóm: tập hợp nhóm những cán bộ, người dân thảo luận nhóm và trình bày thống nhất ý kiến. Điều tra phỏng vấn không chính thức nhằm thu thập thêm các thông tin về cách nhìn nhận của người dân về hiệu quả của các hoạt động QLNN về công tác DS-KHHGĐ. Đồng thời giúp đối chiếu so sánh tính trung thực của các thông tin đã điều tra được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)