Sự hiểu biết và ý thức của người dân về công tác dân số kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về công tác dân số kế

4.2.3. Sự hiểu biết và ý thức của người dân về công tác dân số kế hoạch hóa

trên địa bàn quận Long Biên

Đơn vị tính: người

TT Chỉ tiêu Số

lượng

Trình độ

Trên ĐH Đại Học Cao đẳng Trung cấp

1 Cán bộ trung tâm

DS - KHHGĐ 07 01 04 01 01 2 Cán bộ DS phường 14 - 10 - 04 3 CTV dân số 424 - 05 62 75

Tổng cộng 446 01 21 63 80

Nguồn: Trung tâm DS-KHHGĐ quận Long Biên (2015)

Để làm rõ hơn về đội ngũ cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên, chúng tôi tiến hành điều tra người dân tại các phường đã được chọn điểm nghiên cứu. Kết quả cho thấy, đa số ý kiến đánh giá cho rằng đội ngũ cán bộ đã làm tốt công tác DS – KHHGĐ (Bảng 4.14).

Bảng 4.14. Đánh giá của người dân về đội ngũ cán bộ làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên

Đơn vị tính: người TT Đánh giá Ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Làm tốt công tác DS-KHHGĐ 78 86,67 2 Làm chưa tốt 10 11,11 3 Ý kiến khác 2 2,22 Tổng cộng 90 100

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

4.2.3. Sự hiểu biết và ý thức của người dân về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình gia đình

Sự hiểu biết và ý thức của người dân có vai trò ảnh hưởng quyết định đến kết quả của QLNN về công tác DS-KHHGĐ. Để người dân nâng cao nhận thức về DS-KHHGĐ, cấp ủy, chính quyền quận Long Biên đã chỉ đạo trung tâm DS-KHHGĐ phối hợp với các tổ chức đoàn thể thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước về DS- KHHGĐ, chăm sóc và bảo vệ bà mẹ, trẻ em; tuyên truyền, hướng dẫn chị em sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; vận động chị em khám thai, khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hàng năm, trung tâm DS-

KHHGĐ quận đã phối hợp với các phường triển khai chiến dịch “Tăng cường truyền thông vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình” qua đó đã vận động được nhiều trường hợp sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Để nâng cao ý thức, sự hiểu biết của người dân về công tác DS-KHHGĐ, ngoài việc tổ chức các đợt truyền thông lồng ghép các dịch vụ tại trạm y tế các phường, lồng ghép vào các cuộc họp tổ dân phố, cán bộ làm công tác dân số phường và đội ngũ cộng tác viên dân số còn đến tận nhà người dân phát tờ rơi, cấp phát miễn phí thuốc uống tránh thai, bao cao su và tuyên truyền, động viên các cặp vợ chồng chỉ nên sinh từ 1-2 con để nuôi dạy cho tốt, thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé. Trên địa bàn quận Long Biên đa số người dân đều có ý thức cao về việc sinh ít con, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, các cộng tác viên dân số trên địa bàn quận đã từng bước nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân về DS-KHHGĐ. Sự hiểu biết của người dân trên địa bàn quận Long Biên về các kiến thức DS-KHHGĐ được thể hiện qua bảng 4.12. Có thể thấy, tỉ lệ người dân được điều tra biết và hiểu rõ về các kiến thức còn thấp, đa phần người dân chỉ hiểu cơ bản. Ngoài ra, vì tâm lý e ngại nên một số người dân còn không quan tâm đến các kiến thức về dân số dẫn đến tỷ lệ ý kiến trả lời không biết vẫn còn xảy ra.

Hiện nay, một vấn đề rất cần được quan tâm và đáng báo động đó chính là tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra ở trên cả 14 phường của quận, xảy ra ngay lần sinh thứ nhất và đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên. Điều đó cho thấy khát vọng có con trai là động lực lớn và là nguyên nhân cơ bản của tình trạng này. Cùng với tâm lý bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo truyền thống, chế độ thân tộc phụ hệ và mô hình cư trú bên nội là cội nguồn sâu xa thôi thúc nhu cầu phải có con trai để nối dõi tông đường thì quan niệm “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” đã làm cho tâm lý ưa thích con trai trở nên mãnh liệt, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cá nhân và từng cặp vợ chồng. Bên cạnh đó, chế độ an sinh xã hội chưa bảo đảm đối với một số đối tượng, nhất là đối với người già không được hưởng lương hưu, do đó tư tưởng xem con trai là chỗ dựa tốt hơn về mặt tài chính, là người chăm sóc cha mẹ khi về già, con gái khi lấy chồng sẽ không sống trong gia đình của

mình, không thể thường xuyên đỡ đần cho cha mẹ đẻ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ của ngành y tế hiện nay như công nghệ xác định giới tính đã tạo điều kiện thuận lợi cho phép nhiều cặp vợ chồng điều chỉnh hành vi sinh sản của họ, đáp ứng nhu cầu có con trai. Hậu quả của việc lựa chọn này tất yếu dẫn đến sự mất cân đối giới tính nghiêm trọng trong thế hệ trẻ.

Bảng 4.15. Sự hiểu biết của người dân về kiến thức dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận Long Biên

TT Nội dung

Biết và hiểu rõ Hiểu được

cơ bản Biết một ít Không biết

Ý kiến (người) Tỷ lệ % Ý kiến (người) Tỷ lệ % Ý kiến (người) Tỷ lệ % Ý kiến (người) Tỷ lệ %

1 Các biện pháp kế hoạch hóa gia đình 26 28,89 51 56,67 13 14,44 0 0,00

2 Kiến thức giới và bình đẳng giới 15 16,67 41 45,56 27 30,00 7 7,78

3 Kiến thức sàng lọc trước sinh và sơ sinh 12 13,33 20 22,22 43 47,78 15 16,67

4 Kỹ năng sống, phòng chống HIV/AIDS 40 44,44 40 44,44 8 8,89 2 2,22

5 Kiến thức chăm sóc SKSS cho phụ nữ 21 23,33 42 46,67 15 16,67 12 13,33

6 Thực trạng và hệ lụy của việc mất CBGT khi sinh 10 11,11 12 13,33 40 44,44 28 31,11

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Nhiều nguyên nhân khác cũng dẫn đến việc mất cân bằng giới tính khi sinh như nhận thức, hiểu biết của người dân. Qua bảng 4.15 ta có thể thấy được mức độ hiểu biết của người dân về các kiến thức như: thực trạng, hệ lụy của sự mất cân bằng giới tính khi sinh. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ về pháp luật liên quan tới việc lựa chọn giới khi sinh và hậu quả do mất cân bằng giới tính khi sinh gây ra còn rất hạn chế…Hậu quả của sự mất cân bằng giới tính khi sinh là ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ số nhân khẩu học như tuổi kết hôn trung bình lần đầu tăng, tỷ lệ độc thân tăng (do thiếu phụ nữ), tỷ lệ người già cô đơn tăng. Bên cạnh đó, mất cân bằng giới tính khi sinh còn ảnh hưởng đến các vấn đề an ninh trật tự, an toàn xã hội như gia tăng tình trạng buôn bán phụ nữ, mại dâm trẻ em; gia tăng tội phạm liên quan đến xâm hại tình dục, bạo hành gia đình, bất bình đẳng giới… Sự mất cân bằng giới tính còn làm thay đổi cơ cấu dân số trong tương lai, làm thiếu hụt lao động trong những ngành nghề cần nhiều lao động nữ và ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao địa vị của chị em trong xã hội, do tăng áp lực của việc lập gia đình sớm...

Để đảm bảo sự phát triển bền vững theo qui luật tự nhiên và hạn chế sự mất cân bằng giới tính khi sinh, trong thời gian tới, thành phố Hà Nội cũng như quận Long Biên cần đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, giáo dục, truyền thông sâu rộng tới toàn thể cộng đồng kiến thức về giới và những hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh. Thực hiện bình đẳng giới và các chính sách ưu tiên nữ giới, ưu tiên những gia đình sinh con một bề là nữ. Thường xuyên củng cố, nâng cao năng lực mạng lưới DS-KHHGĐ các tuyến. Quản lý và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các dịch vụ y tế liên quan đến lựa chọn giới tính trước sinh. Xây dựng các chế tài hợp lý nhằm nghiêm cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính trước sinh… và trong quá trình thực hiện cần có sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị.

4.2.4. Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện QLNN về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

Quản lý nhà nước về công tác DS-KHHGĐ là hoạt động mang tính xã hội hóa cao đòi hỏi sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội đồng thời phải có bộ máy chuyên trách đủ mạnh để quản lý theo chương trình mục tiêu và cung cấp các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật. Sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý. Trong những năm qua, đã có sự phối kết hợp giữa các cấp, các

ngành trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên. Cụ thể như sau:

- Trung tâm DS-KHHGĐ:

Chủ trì phối hợp với các ngành thành viên Ban chỉ đạo công tác DS- KHHGĐ quận xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông về DS-KHHGĐ trên địa bàn quận; cung cấp các phương tiện tránh thai đáp ứng nhu cầu của người dân; kiểm tra giám sát việc thực hiện tại cơ sở. Định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện báo cáo UBND quận và Chi cục DS- KHHGĐ TP Hà Nội.

- Phòng Y tế:

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách DS- KHHGĐ trên địa bàn quận; đề xuất những trường hợp vi phạm chính sách DS- KHHGĐ (kiểm tra về việc xử lý các trường hợp vi phạm chính sách DS- KHHGĐ, chuẩn đoán giới tính thai nhi, loại bỏ thai nhi vì lí do giới tính...).

- Trung tâm Y tế:

Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo và hướng dẫn Trạm y tế các phường tổ chức tốt việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản KHHGĐ.

Chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư thiết yếu, trang thiết bị máy móc, kỹ thuật, bố trí cán bộ thực hiện các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại trạm Y tế các phường vào các ngày làm mẹ an toàn.

Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện chuyên môn, kỹ thuật các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản-KHHGĐ trên địa bàn quận.

- Bệnh viện đa khoa Đức Giang:

Phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện có hiệu quả Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của Thành phố thông qua việc lấy máu gót chân trẻ sơ sinh nhằm phát hiện một số tật bệnh bẩm sinh, để được điều trị kịp thời.

- Phòng văn hóa thông tin:

Chỉ đạo đài truyền thành các phường tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục về chăm sóc sức khỏe sinh sản và KHHGĐ.

- Phòng Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan hướng dẫn lồng ghép các chỉ tiêu thực hiện chính sách DS-KHHGĐ thành tiêu chuẩn để đánh giá thi đua, xét danh hiệu và các hình thức khen thưởng đối với tập thể và cá nhân.

- Phòng Giáo dục - Đào tạo:

Phối hợp, tổ chức tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên, thanh niên trong các trường học.

- Công an quận, phòng Tư pháp, Chi cục Thống kê:

Chủ trì phối hợp với Trung tâm DS-KHHGĐ quận thực hiện việc thu thập số liệu đảm bảo chính xác, kịp thời để phục vụ việc chỉ đạo, quản lý chương trình DS-KHHGĐ và làm cơ sở cho việc hoạch định xây dựng chính sách phát triển kinh tế-xã hội quận.

- Phòng Tài chính-Kế hoạch:

Đảm bảo cân đối đủ nguồn lực cho chương trình DS-KHHGĐ; lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của chương trình DS-KHHGĐ với các chương trình khác nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chung toàn quận, cân đối, bổ sung ngân sách, hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện chính sách DS- KHHGĐ; kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí theo quy định.

- Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên:

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của ngành, đoàn thể tích cực tham gia triển khai kế hoạch của Quận; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình trong tổ chức của mình; duy trì và nhân rộng các mô hình CLB phụ nữ không có người sinh con thứ ba trở lên, CLB gia đình hạnh phúc, CLB tiền hôn nhân, CLB nam nông dân...

- UBND các phường

Căn cứ kế hoạch của UBND quận, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ của phường; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện.

Như vậy, có thể thấy đã có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trong QLNN về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn quận Long Biên. Để làm rõ hơn sự phối hợp giữa các cấp, các ngành. Chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ có liên

quan đến công tác DS-KHHGĐ. Nhóm cán bộ điều tra trong nghiên cứu là đại diện cho các ban ngành, đoàn thể từ cấp Quận đến cấp phường và tất cả hiện đều đang tham gia, phụ trách DS-KHHGĐ bao gồm cả chuyên trách và không chuyên trách. Qua kết quả điều tra cho thấy tuy đã có sự phối hợp trong QLNN về công tác DS – KHHGĐ nhưng sự phối hợp vẫn còn mờ nhạt với tỷ lệ ý kiến đánh giá chiếm 60% (Bảng 4.16).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn quận long biên, thành phố hà nội (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)