Bài học kinh nghiệm cho các ngânhàng thương mại Việt Nam trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 39)

Một là, tạo hành lang pháp lý cho sự ra đời của các ngân hàng bảo lãnh, các tổ chức mua bán nợ, kinh doanh rủi ro góp phần tăng cường các biện pháp, giải pháp trong hoạt động tài trợ rủi ro đồng thời góp phần phát triển đầy đủ các thịtrường.

Hai là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro độc lập, đảm bảo

tính độc lập giữa cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng với cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ rủi ro. Cấp chi nhánh phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro chuyên

trách, đảm bảo chức năng quản lý rủi ro tín dụng phải được giao cho một bộ phận hoạt động độc lập với các đơn vị kinh doanh của ngân hàng và sẽ không tham gia vào hoạt động tạo ra rủi ro.

Ba là, thực hiện cải tổ toàn diện các yếu tố có ảnh hưởng tác động đến

năng lực quản trị rủi ro, bao gồm hoạch định và xây dựng chiến lược, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro.

nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định rủi ro tín dụng, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên

gia về quản lý rủi ro tín dụng vì theo kinh nghiệm của Citibank thì không có

phương pháp phân tích hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh

giá của chuyên môn trong quản trị rủi ro.

Năm là, chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng thực hiện phân nhóm khách hàng.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN

3.1.1. Đặc điểm địa bàn tỉnh Phú Thọ

a. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Phú Thọ thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc.Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc và Thành phố Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái;

Phú Thọ có vị trí trung tâm vùng trung du miền núi phía bắc và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc), liền kề vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km và Trung tâm thành phố Hà Nội 80 km, có đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn: sông Hồng,

sông Đà và sông Lô. Phú Thọlà địa bàn mở gắn liền với sự phát triển của Thủđô

Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh.

Địa hình tỉnh Phú Thọ có đặc điểm là chia cắt tương đối mạnh do nằm ở

phần cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao và miền núi thấp, gò đồi, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Phú Thọ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú: tài nguyên đất, tài

nguyên nước, tài nguyên rừng, khoáng sản,...là tiềm năng, lợi thế cho phát triển kinh tế - xã hội (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016).

b. Điều kiện kinh tế xã hội

Giai đoạn 2011-2014 tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với giai đoạn

trước, bình quân đạt 5,75 %/năm (thấp hơn nhiều so với mục tiêu kế hoạch đề ra

giai đoạn 2011 – 2015 là 12-13%/năm), trong đó: nông lâm thủy sản tăng 5,14%/năm, công nghiệp – xây dựng tăng 6,27%/năm và thương mại dịch vụ tăng 5,26%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm.

Thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ 20,5 triệu đồng năm 2011 lên

25,6 triệu đồng năm 2014. Mặc dù thu nhập tăng nhưng đời sống người dân vẫn còn nhiều khó khăn, do chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh. Ngoài ra, tại một số

huyện và nhiều xã, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn nhiều so với bình quân chung của tỉnh.

Năm 2016 dân số tỉnh Phú Thọ có 1.381 nghìn người tăng 24,2 nghìn người so với năm 2014. Tỷ lệtăng dân số tựnhiên năm 2016 là 1,27%.

Sự phân bốdân cư ở Phú Thọkhông đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu hết

dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 80,4% năm 2016, dân số thành thị

chiếm 19,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cảnước (trung bình cảnước là

31,7%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở

Phú Thọ trong những năm qua còn thấp (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016).

c. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

* Thuận lợi

- Phú Thọ là tỉnh có vịtrí địa lý trung tâm của vùng trung du miền núi phía bắc, với vị trí ngã ba sông, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua tạo cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với bên ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển Nông – Lâm – Thủy sản nói riêng.

- Đặc điểm địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng, trung du miền núi); thời tiết khí hậu vừa có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Do đó, Phú Thọ được chia thành nhiều tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt

đới, cận nhiệt đới, ôn đới... Tài nguyên đất đai phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú.

- Lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao động là 840,4 nghìn

người, chiếm 61,8% dân số, đang trong thời kỳ dân số trẻ.

- Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn,

do đó phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái, an toàn là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch đến địa bàn tỉnh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm và quảng bá sản phẩm.

- Hàng nông sản (chủ yếu là chè, bưởi) Phú Thọ trong những năm qua đã

tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016).

* Khó khăn

- Tình hình thời tiết, khí hậu ngày càng khắc nghiệt, biến đổi bất thường

ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.

nghiệp đầu người thấp, lại phân bố phân tán, manh mún, gây khó khăn cho công

tác chuyển đổi sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Có sự chênh lệch lớn đầu tư giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh tếkhác, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và

ngoài nước. Cơ cấu đầu tư không hợp lý, trong nông nghiệp tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi, thủy sản thấp.

- Phú Thọ hiện nay đang đứng trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hóa mạnh, sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện

tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.

- Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tuy đã được

đầu tư nâng cấp và xây dựng mới thường xuyên trong thời gian qua, song vẫn còn yếu kém nhất là các huyện vùng núi.

- Vốn của đại đa số các hộ làm nông nghiệp rất khó khăn, thiếu vốn để đầu

tư, trong khi sản xuất nông nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng xác xuất rủi ro cao nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn

đầu tư sản xuất lớn.

- Tỷ lệlao động nông thôn chưa có việc làm, lao động chưa qua đào tạo còn cao. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên cấp bách (Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, 2016).

Tỉnh Phú Thọ có mạng lưới tổ chức tín dụng rất lớn cho nên việc cạnh tranh của các Ngân hàng là hết sức gay gắt. BIDV Hùng Vương nhận thức rõ điều này

khi mà trình độ công nghệ, sản phẩm dịch vụ tiên tiến của các ngân hàng khác sẽ là đối thủ cạnh tranh trong mọi mặt hoạt động của các ngân hàng.

Các sản phẩm dịch vụngân hàng đưa ra chưa đa dạng, trình độ cán bộ nhân

viên chưa đồng đều chưa theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội. Đây là thuận lợi cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại tỉnh Phú Thọ.

3.1.2. Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và chi nhánh Hùng Vương

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Chi nhánh Hùng Vương

a. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIDV) - Thành

đạo của Chính phủ BIDV thực hiện cổ phần hóa thành công, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động. Từ 27/04/2012,

BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần. Tháng 1-

2014, cổ phiếu BIDV niêm yết thành công trên sàn chứng khoán đánh dấu mốc thành ngân hàng đại chúng.

Tháng 5-2012, BIDV chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, để phù hợp theo quy định của Luật doanh nghiệp và Luật các tổ chức tín dụng (Tạp chí BIDV, 2017).

Tiếp tục khẳng định vai trò là công cụ đắclực của Đảng và Chính phủ trong việc thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. BIDV luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực thi một cách tích cực các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đóng góp vai trò quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, đi đầu thực hiện các nhóm giải pháp của Chính phủ về kiềm chế lạm phát (Tạp chí

BIDV, 2017).

Sau 60 năm phát triển đến năm 2016, BIDV trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên cán mốc giá trị tổng tài sản trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 18,3% so với 2015; tổng nguồn vốn huy động đạt 940.020 tỷ đồng, trong đó huy động vốn tổ chức kinh tế dân cư đạt 797.689 tỷ đồng, tăng 21,1% so với 2015, chiếm 12,5% thị phần toàn ngành; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 751.448 tỷ đồng, tăng 17,85% so với 2015, chiếm 13,6% thị phần toàn ngành; Nợ xấu kiểm soát ở mức 1,95%; Lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 7.709 tỷ đồng, tăng 3,16% so với 2015. Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng 0,67% và 14,7%, tỷ lệ chi trả cổ tức 7%; Hệ số an toàn vốn CAR hợp nhất đảm bảo quy định (Tạp chí BIDV, 2017).

Mạng lưới hoạt động của BIDV không ngừng được mở rộng với 190 chi nhánh trong nước, 01 chi nhánh tại nước ngoài (Myanmar) và 815 phòng giao dịch đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng xứng đáng là ngân hàng thương mại cổ phần lớn trong hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt nam (Tạp chí BIDV, 2017).

b. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hùng Vương * Giới thiệu chung

Tên pháp lý: Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh

Hùng Vương

Địa chỉ trụ sở: Số 1464 – Đường Hùng Vương – Phường Tiên Cát – TP Việt Trì – Phú Thọ

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh Hùng Vương được thành lập theo Quyết định 589/NHNN ngày 25/4/2015 trên cơ sở sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long - Chi nhánh Phú Thọ

. Sau quá trình sáp nhập chi nhánh được giữ nguyên toàn bộ tài sản, trụ sở và các

đơn vị trực thuộc, chuyển thành Chi nhánh cấp I trực thuộc BIDV Việt Nam theo Quyết định số 1201/QĐ-BIDV ngày 08/5/2015.

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long – Chi nhánh Phú Thọtrước kia và nay là BIDV – Chi nhánh Hùng Vương được giữ nguyên chức năng nhiệm vụ, thể hiện tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh số 0100150619-181 cấp ngày 18/5/2015 cho BIDV – Chi nhánh Hùng Vương.

* Những ngành nghề hoạt động chính

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp phép:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiên gửi khác.

- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

và quy định của pháp luật.

- Cấp tín dụng dưới các hình thức: Cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán…

- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng

- Cung ứng các dịch vụvà phương tiện thanh toán - Mua bán ngoại tệ, bảo quản vật có giá.

- Quản lý Ngân quỹ.

- Tài trợ các hoạt động Chính phủ: Cho vay theo chỉđịnh của Chính phủ. - Cung cấp các dịch vụtư vấn và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng khác.

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư

và Phát triển Hùng Vương

Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hùng

giao dịch dưới sựđiều hành trực tiếp của Ban giám đốc theo mô hình như sau:

Sơ đồ3.1. Sơ đồ tổ chức các Phòng ban của BIDV Chi nhánh Hùng Vương

Nguồn: Phòng quản lý nội bộBIDV Hùng Vương (2017) - Chi nhánh BIDVHùng Vương hiện có 82 cán bộlà các chuyên gia tư vấn

tài chính được đào tạo bài bản. Trong đó, Ban Giám đốc có Giám đốc và 02 Phó

Giám đốc. Đội ngũ lãnh đạo cấp Phòng có 14 cán bộ. Cán bộ, nhân viên là nữ

chiếm gần 69%. Lực lượng lao động chủ yếu ở độ tuổi trẻ với độ tuổi bình quân là 30. So với các NHTM trên địa bàn, quy mô lao động của BIDV Hùng Vương được xếp thứ 4, chỉ sau Agribank (620 người), Vietinbank (329 người) và BIDV

Hùng Vương (150 người).

Trình độ cán bộ, nhân viên ngày càng nâng cao, năm 2016 trình độ đại học trở lên chiếm 80%, nhưng đến 2017 đã nâng lên 95% trên tổng số cán bộ,

nhân viên, trong đó có 30% có trình độ sau đại học. Hầu hết lực lượng cán bộ

Phó Giám đốc Khối Q.lý khách hàng Khối Quản lý rủi ro Khối Quản lý nội bộ Phòng Quản trị tín dụng Phòng GD kháchh àng Phó Giám đốc Tổ Q.lý và Dịch vụ khoquỹ Khối Tác nghiệp Phòng Quản lý rủi ro Phòng Quản lý nội bộ Phòng Khách hàng Khối trực thuộc Giám Đốc PGD Việt Trì PGD Phù Ninh PGD Nông Trang PGD ThọSơn PGD Tân Dân PGD

làm chuyên môn nghiệp vụđều có trình độ ngoại ngữ nhất định: có 3% có trình

độ đại học; 52% có chứng chỉ C; 38% có chứng chỉ B; 7% là chưa qua đào tạo.

Đội ngũ cán bộ ngày càng được trẻ hoá, đến nay lực lượng lao động có độ tuổi

dưới 30 chiếm 39%; từ30 đến 40 tuổi chiếm 42%, từ 41 tuổi trở lên chiếm 19%.

* Chức năng của các Phòng:

 Phòng quản lý khách hàng:

- Tổ quản lý khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức; Trực tiếp đề

xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng; Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

- Tổ Quản lý khách hàng cá nhân: Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân; Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; Công tác tín dụng với khách hàng cá nhân.

 Các phòng tác nghiệp

- Phòng Giao dịch khách hàng: Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng; Tiếp nhận hồ sơ thông tin khách và các yêu cầu thay đổi thông tin từ khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 39)