Đánh giá rủi ro của BIDVHùng Vương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 66 - 68)

Phòng quản lý rủi ro thường xuyên theo dõi chất lượng của danh mục cho vay trên tại BIDV Hùng Vương, trong các trường hợp cần thiết phải tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng cho vay của BIDV Hùng Vương lên Ban xử lý nợ Chi nhánh xem xét quyết định và đôn đốc và kết hợp với các đơn vị kinh doanh trong việc đánh gía, theo dõi các khoản nợ cụ thể đồng thời thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm thu hồi các khoản nợ từ nhóm 2 đến 5.

Phòng cũng là đầu mối nhận tất cả các phản hồi của các đơn vị kinh doanh về kết quả phân loại khoản nợ, tổng hợp, phân tích và báo cáo Giám đốc Chi nhánh.

Trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các khoản nợ do Phòng quản lý rủi ro lập và gửi tới từng đơn vị hàng tháng, cán bộ khách hàng của các Phòng khách hàng và Phòng giao dịch có trách nhiệm báo cáo chi tiết về các khoản nợ thuộcloại 3,4,5 trong danh mục quản lý của đơn vị.

Phòng khách hàng, Ban xử lý nợ Chi nhánh và BIDV có các biện pháp theo dõi, quản lý khoản nợ tiềm ẩn rủi ro và nợ xấu phù hợp với tính hình thực tế của khách hàng, tuy nhiên đảm bảo thực hiện tối thiểu các biện pháp quản lý sau:

* Đối với các khoản vay nợ thuộc nhóm 2:

Tìm hiểu nguyên nhân chuyển sang nợ nhóm 2.

Nếu việc chuyển sang nợ nhóm 2 do nguyên nhân chậm trả lãi hoặc đến hạn

chưa trả nợ do lưu chuyển tiền mặt của khách hàng chậm so với dự kiến thì cán bộ khách hàng có trách nhiệm đôn đốc thu hồi ngay.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày khoản nợ chuyển sang nợ nhóm 2, cán bộ

quản lý khách hàng kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng và tiếp tục thường xuyên kiểm tra cho đến khi thu hồi hết nợ vay.

* Đối với các khoản nợ nhóm 3: Phòng khách hàng kết hợp với Phòng quản lý rủi ro thực hiện những việc sau:

Yêu cầu khách hàng đến ngân hàng làm việc để giải trình về nguyên nhân chậm thanh toán nợ gốc và lãi cho Ngân hàng hoặc nguyên nhân của các dấu hiệu gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của khách hàng; các giải pháp và kế hoạch của

khách hàng để khắc phục cũng như đảm bảo nguồn trả nợđầy đủ cho Ngân hàng. Kết hợp với Phòng quản lý rủi ro đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và khả năng thu hồi nợ vay của BIDV Hùng Vương, xác định rõ các điểm rủi ro của khoản nợ để có các biện pháp quản lý, theo dõi chặt chẽ, đảm bảo khả năng

thu hồi nợ vay cho Ngân hàng.

Kết hợp phòng quản lý rủi ro kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực hiện các giải pháp, kế hoạch của khách hàng định kỳ 01 lần/tháng.

Tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thực hiện các biện pháp để theo dõi, kiểm soát nguồn trả nợ hoặc các nguồn thu khác của khách hàng (nguồn trả nợ

bổ sung).

Tăng cường các biện pháp quản lý và giám sát chặt chẽ tài sản đảm bảo,

trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành kê biên tài sản đảm bảo để đề phòng khảnăng phải xử lý tài sản đảm bảo sau này.

* Đối với khoản nợ loại 4,5:

Kết hợp với Phòng quản lý rủi ro và Ban xử lý nợ để đánh giá khả năng

trả nợ của khách hàng (khả năng thu hồi gốc và lãi từ nguồn trả nợ xác định của khách hàng), từ đó có các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ. Trong trường hợp cần thiết thì tiến hành kê biên tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện khách hàng sớm để

có thể xử lý thu hồi sớm nợ vay, tránh để lâu có thể gay thiệt hại cho Ngân hàng hoặc khảnăng xử lý tài sản đảm bảo bị suy giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)