Tổ chức bộ máy và cơ chế điều hành công tác quản lý rủi ro tíndụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 63 - 65)

Bộ máy tổ chức trong quá trình cho vay tại BIDV Hùng Vương nói riêng và BIDV nói chung được tổ chức khoa học, gồm ba bộ phận độc lập gồm khâu

đề xuất (bộ phận bán hàng trực tiếp), khâu thẩm định rủi ro, trình duyệt (bộ phận quản lý rủi ro), khâu tác nghiệp, giải ngân (bộ phận quản trị tín dụng) có công việc, trách nhiệm cụ thể của mỗi bộ phận. Với khái niệm về“văn hóa rủi ro”, mỗi cá nhân ở mỗi bộ phận theo chức năng, nhiệm vụ của mình đều phải có trách

1 Agribank 29% 2 Vietinbank 23% 3 BIDV Phú Thọ 8% 4 BIDV Hùng Vương 6% 5 MB 3% 6 VIB 2% 7 Khác 29%

nhiệm về nhận diện và phòng ngừa rủi ro, là yếu tố căn bản để gắn kết các bước trong quy trình cho vay nhằm tạo ra sản phẩm là khoản vay có chất lượng tốt; nội dung này phải được duy trì thường xuyên trong suốt quá trình cho vay, thường

xuyên được cập nhật, bổ sung những dấu hiệu cần thiết để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả; khắc phục triệt để tình trạng thiếu kiểm soát sau cho vay, chỉ quan

tâm đến giai đoạn thẩm định trước cho vay, sự rời rạc trong quá trình thực hiện quy trình của mỗi bộ phận, không tạo được sự gắn kết trong nhận diện, đánh giá

và phòng ngừa rủi ro tổng thể.

Cơ chế điều hành BIDV Hùng Vương nói riêng và BIDV nói chung tổ

chức bộ máy hoạt động cho vay theo hướng chuyên môn hoá theo chiều dọc và

điều hành theo khối như mô hình của các Ngân hàng thương mại hàng đầu thế

giới. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được

BIDV Hùng Vương áp dụng là:

+ Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro từ Hội sởchính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận,

đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro, chính sách phân bổ cho vay, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư …

+ Phân tách bộ phận cho vay thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như

quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo cho vay), bộ phận quản lý rủi ro cho vay (thực hiện thẩm định cho vay

độc lập và ra các ý kiến về cấp cho vay cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định cho vay của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồsơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

+ Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo BIDV Hùng Vương được phân công phụ trách từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ có một Phó giám đốc phụ trách để đảm bảo thông tin chỉ đạo và phản hồi từ cấp dưới được thông suốt. Đồng thời, việc giám sát việc thực hiện công tác tín dụng của cán bộ quản lý khách hàng cũng đảm bảo đầy đủ và trọn vẹn nhằm hạn chế những thiếu sót không đáng có; Phân công trách nhiệm cụ thể từng lãnh đạo đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực cho vay phù hợp với năng lực từng người để từ đó có thể phát huy hết hiệu quả trong công tác tiếp thị tín dụng cũng như trong quyết định cho vay.

+ BIDV Hùng Vương đã đưa ra những hình phạt cụ thể đối với mỗi cán bộ cho từng những sai phạm do chính cán bộ gây ra nhằm mục đích nâng cao

tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của nhân viên đối với công việc.

+ Ban lãnh đạo Chi nhánh luôn được báo cáo đầy đủ các thông tin phản hồi những khó khăn, vướng mắc về các hoạt động của chi nhánh, cũng chính vì

vậy tại BIDV Hùng Vương đã áp dụng một hệ thống mạng thông tin do bộ phận kế hoạch tổng hợp và điện toán cung cấp về tình hình lãi suất cho vay, dư nợ, tình hình giải ngân thu nợ hằng ngày; giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 63 - 65)