Định hướng và các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tíndụng tại BID

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 101 - 116)

RO TÍN DỤNG TẠI BIDV CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

4.3.1. Định hướng

a. Định hướng chung

2018-2020, tổng tài sản năm 2020 phấn đấu đạt 4.220 tỷ đồng tăng 21,61% so

với năm 2018, dư nợ tín dụng cuối kỳ có tốc độ tăng trưởng từ 11-12%, trong đó

tập trung tăng trưởng dư nợ bán lẻ; huy động vốn phấn đấu đến 2020 đạt 4.010 tỷđồng. Chất lượng hoạt động cho vay thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ nhóm 2

được kiểm soát và trong giới hạn cho phép của NHNN. Phấn đấu đến năm 2020

chênh lệch thu chi đạt 120 tỷđồng.

Bảng 4.26. Các chỉtiêu kinh doanh chính BIDV Hùng Vương, giai đoạn 2018 – 2020

Tên chỉ tiêu ĐVT Năm

2018

Năm

2019 Năm 2020

Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản Tỷđồng 3.470 3.820 4.220 Dư nợ tín dụng cuối kỳ Tỷđồng 3.400 3.780 4.184 Dư nợ tín dụng bán lẻ Tỷđồng 900 1.100 1.565 Huy động vốn cuối kỳ Tỷđồng 2.746 3.087 4.010 Chỉ tiêu chất lượng – hiệu quả Tỷ lệ nợ xấu (%) (%) 1,30 1,30 1,25 Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) (%) 9,50 9,50 8,00 Thu dịch vụ ròng Tỷđồng 25,0 30,0 40,0 Chênh lệch thu chi Tỷđồng 90,00 100,00 120,00

Nguồn: Phòng Quản lý Nội Bộ BIDV Hùng Vương (2017)

b. Định hướng quản lý rủi ro hoạt động tín dụng.

BIDV đã có những định hướng và chỉ đạo cụ thể đối với hoạt động cho vay, gắn với thực tế BIDV Hùng Vương, mục tiêu trong ngắn hạn là xử lý nợ

xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, cơ cấu lại nền khách hàng, tăng trưởng dư nợ cho vay gắn với đảm bảo nâng cao chất lượng và quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

Để thực hiện được mục tiêu này, BIDV Hùng Vương cần có một Chương trình hành động cụ thể, xác định rõ từng mục tiêu trọng tâm, lượng hóa mục tiêu bằng các chỉ tiêu định lượng, định tính; gắn với đó là biện pháp thực hiện, bộ

phận thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, kiểm soát; tiến độ thực hiện; định kỳ báo cáo,

đánh giá, đề xuất khó khăn vướng mắc để giải quyết, tháo gỡ và có chỉ đạo linh hoạt, kịp thời.

Mục đích của việc xây dựng Chương trình hành động này nhằm xác định cụ thể công việc phải thực hiện, mục tiêu đạt được về kết quả, thời gian, trên cơ

sở đó có phân bổ nguồn lực một cách phù hợp từ việc giao kế hoạch kinh doanh,

phân công thành viên ban lãnh đạo chỉ đạo, sắp xếp, bố trí nhân lực, nguồn lực hợp lý cho từng Phòng, đảm bảo mỗi cấu phần của chương trình phải được thực hiện đạt kết quả cao nhất, tổng hợp các cấu phần là sự hoàn thành các mục tiêu

đề ra và quan trọng hơn là hoàn thành kế hoạch kinh doanh được giao. Cụ thể: - Quán triệt và thực hiện theo định hướng, mục tiêu, trọng tâm và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị BIDV, tổ chức triển khai kịp thời, hiệu quả những nội dung chỉ đạo của BIDV về thực hiện kế hoạch kinh doanh; tiếp tục tập trung khắc phục các tồn tại, yếu kém trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả và chất

lượng hoạt động.

- Nhiệm vụ trọng tâm quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành và thực hiện kế hoạch kinh doanh là quản lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, xử lý nợ có

nguy cơ chuyển nhóm nợ xấu. Đây là nội dung trọng yếu, quan trọng trong việc thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2018 và các năm tiếp theo.

Đồng thời, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ nhóm 2, nâng cao chất lượng thẩm định, quản lý rủi ro các khoản vay và khách hàng vay vốn. Tiếp tục cơ cấu lại nền khách hàng vay vốn, giảm dần dư nợ tại các lĩnh vực có mức độ tập trung tín dụng quá cao. Kiên quyết, triệt để trong việc thu hồi nợ xấu, lãi treo, nợ quá hạn, nợ hạch toán ngoại bảng.

- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng cho vay gắn với nâng cao hiệu quả, gia (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tăng thu nhập từ hoạt động cho vay. Mở rộng phát triển khách hàng vay vốn trên

cơ sở sàng lọc, cơ cấu lại nền khách hàng ổn định, bền vững. Ưu tiên phát triển mở rộng khách hàng mới, tình hình tài chính tốt.

- Tiếp tục gia tăng tỷ trọng hoạt động bán lẻ trong kết quả hoạt động của Chi nhánh. Mục tiêu trước mắt năm 2018, tỷ trọng hoạt động bán lẻ phải đóng

góp ít nhất 50% kết quả hoạt động của Chi nhánh. Đẩy mạnh tăng trưởng huy

động vốn bán lẻ nhằm giảm dần phụ thuộc vào nguồn vốn từ các định chế tài chính. Nâng cao hiệu quảhuy động vốn, giữ vững và gia tăng thị phần huy động vốn trên địa bàn.

quả công việc nhằm động viên, khuyến khích cán bộ hoàn thành tốt công việc

được giao góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như tạo sự

gắn bó lâu dài với BIDV.

- Duy trì và phát triển hình ảnh, vị thế của BIDV trên địa bàn, nỗ lực giữ

vững thị phần hoạt động. Chú trọng công tác phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt

động mạng lưới và kênh phân phối.

4.3.2. Giải pháp

4.3.2.1. Nâng cao hiệu quả thực hiện, vận dụng quy trình cho vay.

Hệ thống quy trình của BIDV được đánh giá tương đối hoàn chỉnh, đầy

đủ, cụ thể theo từng nghiệp vụ; tuy nhiên vấn đề rất quan trọng đặt ra là việc thực hiện, vận dụng quy trình đó như thế nào vừa đảm bảo đúng quy định,

nhưng mặt khác phù hợp với địa bàn, đối tượng khách hàng,… nhằm nhận diện, kiểm soát được rủi ro. Để thực hiện được mục tiêu đó BIDV Hùng Vương cần quy định những nội dung cụ thể mà cán bộ tín dụng phải thực hiện trong quá trình cho vay, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng thẩm định: Khâu đề xuất cần tăng cường khả năng

thu thập thông tin khách hàng, khoản vay trong suốt quá trình quan hệ vay vốn, gồm cả quá trình trước, trong và sau khi cho vay. Với khó khăn về tính minh bạch, nhất quán, kịp thời của thông tin trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính, hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng, cán bộ

quản lý khách hàng là đầu mối thu thập thông tin phải có phương pháp và kỹ năng tốt trong thu thập, phân tích, xửlý và đánh giá thông tin; các kênh thông tin

phải đa dạng, nhiều góc độ, có tính lịch sửđể đảm bảo phản ánh đúng thực trạng khách hàng, khoản vay. Tăng cường thu thập thông tin từ các kênh như Sở kế

hoạch đầu tư, Cục thuế, Chi cục hải quan, Chi cục quản lý thị trường, Chi cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, thông tin tín dụng CIC,… Bên cạnh

đó phải có kỹnăng thu thập thông tin vềlĩnh vực, ngành nghề, chính sách vĩ mô liên quan như điều tiết lãi suất, tỷgiá, chính sách đầu tư công,… đểđánh giá các tác động đến khách hàng, khoản vay của mình.

Nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô nhỏ, hệ thống thông tin, sổ sách kếtoán chưa thực sự chuẩn mực, do vậy cần có sự quản lý, giám sát của lãnh đạo phòng, những cán bộ có kinh nghiệm; để đánh giá chỉra được những bất hợp lý, thiếu logic trong cung cấp thông tin của khách hàng để yêu cầu chấn chỉnh, xác

đầy đủthông tin là nghĩa vụ, trách nhiệm của khách hàng, đồng thời là điều kiện quan trọng trong điều kiện xem xét cho vay.

Bên cạnh đó, một trong những giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định cần tập trung hơn trong thời gian tới là bộ phận quản lý rủi ro cần nâng cao kỹ năng nhận diện, đánh giá và đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro đối với các tình huống cụ thể để lường đón và chủ động xử lý nếu rủi ro xảy ra trong quá trình xem xét cho vay; các dấu hiệu rủi ro chính cần nhận biết và lưu ý trong quá

trình thẩm định là rủi ro về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh, kinh nghiệm quản lý, vận hành của khách hàng, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, thị trường

đầu ra, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng, khảnăng tự chủ tài chính, sức cạnh tranh trên thịtrường, các biện pháp bảo đảm tiền vay,…

- Tăng cường kiểm soát sau cho vay, giải ngân: Đây là một trong những giải pháp quan trọng khắc phục tồn tại trong hoạt động cho vay của BIDV Hùng Vương. Ở một số bộ phận dường như đang tồn tại thực trạng chưa thực sự hợp lý trong việc phân bổ thời gian, nguồn lực cho đánh giá, thẩm định trước cho vay nhiều, còn quá trình kiểm soát sau cho vay có tỷ trọng thời gian và nguồn lực ít hơn; điều này cần có sự điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực và chú trọng xuyên suốt cả quá trình trước, trong và sau khi cho vay. Mặt khác, việc quản lý, đánh giá dòng tiền của khách hàng

là chưa thường xuyên, chưa sát thực tế, là nguyên nhân cơ bản của việc phát sinh nợ

quá hạn do định kỳ hạn trả nợ cho một số khoản vay chưa phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy, giải pháp đề xuất ởđây là tập trung kiểm soát chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, trong đó phải thường xuyên nắm bắt được kế hoạch dòng tiền trong tương lai của khách hàng; một mặt quản lý chặt chẽ

nguồn doanh thu là kết quả của khoản vay ngân hàng để thu hồi nợ những khoản

đã cho vay, thời gian cho vay phù hợp với vòng quay vốn của khách hàng đểđảm bảo khảnăng trả nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Bên cạnh đó, giải pháp cho việc quản lý rủi ro sau cho vay là việc kiểm tra sử dụng vốn vay đúng mục đích, kiểm soát vật tư đảm bảo tiền vay, tiến độ

thực hiện dựán đầu tư và đặc biệt quan trọng là việc thực hiện các cam kết của khách hàng với ngân hàng trước khi cho vay về cam kết tham gia vốn, cam kết thực hiện các điều kiện về dòng tiền, bảo hiểm tài sản,…Đây là các yếu tố thường thay đổi nhiều sau khi khoản vay đã được ngân hàng cho vay, nếu không kiểm soát tốt việc thực hiện của khách hàng sẽ dẫn đến những méo mó trong quá trình thực hiện so với những gì thẩm định, đánh giá ban đầu trước khi cho vay. Vấn đề này đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải trách nhiệm, ý thức được rõ tầm quan

trọng nhưng cũng phải có kiến thức, khả năng, kỹ năng để đánh giá được tình hình khách hàng, việc thực hiện các cam kết của khách hàng; đối với quản lý sau

cho vay, đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện tốt. Quá trình cho vay thường

xuyên đồng hành cùng khách hàng để nâng cao vai trò quản lý, kiểm tra, giám sát

nhưng đồng thời tư vấn khách hàng trước những cơ hội kinh doanh hoặc những

khó khăn, rủi ro phát sinh.

Ở một góc độ khác, việc kiểm soát sau cho vay phải được tập trung đánh

giá những biến động của các biện pháp bảo đảm nợ vay. Số liệu tại BIDV Hùng

Vương cho thấy, tỷ trọng tài sản bảo đảm là bất động sản là cao; do vậy, cần có một chuyên đề cụ thể về đánh giá lại toàn diện tài sản bảo đảm của khách hàng,

trong đó tập trung vào tài sản là bất động sản. Việc đánh giá ở các nội dung: (1) Tính pháp lý của tài sản có biến động không, các thủ tục liên quan như công

chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm đã thực hiện đầy đủ chưa, còn hiệu lực hay

không, có đảm bảo quyền lợi của Bên nhận thế chấp là ngân hàng khi xảy ra rủi ro không; có cần thực hiện các thủ tục bổ sung gì không; (2) Hiện trạng của tài sản bảo đảm có biến động gì về mặt cấu hình, cần mô tảhay đánh giá lại như thế nào; (3) Định giá lại giá trị tại thời điểm hiện tại; (4) Đánh giá lại tính thanh khoản của tài sản ở thời điểm hiện tại. Đó là những vấn đề quan trọng để BIDV

Hùng Vương có cái nhìn toàn diện về thực trạng tài sản bảo đảm của khách hàng,

đánh giá mức độ rủi ro ở góc độ tài sản bảo đảm để có chính sách tín dụng phù hợp với từng khách hàng, nhằm quản lý rủi ro cho vay.

Giải pháp về nâng cao chất lượng kiểm soát sau cho vay còn đề xuất ở góc độ nâng cao khả năng, tính chủ động trong nhận diện rủi ro để có cảnh báo sớm, điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nhận diện, đánh giá rủi ro của quá trình thẩm định ban đầu phù hợp với diễn biến thực tế của khoản vay; khắc phục tình trạng như hiện nay chủ yếu xử lý khi rủi ro đã xảy ra, các biện pháp xửlý thường mang tính chất thụ động. Các dấu hiệu rủi ro cần lưu ý trong quá trình kiểm soát sau cho vay có thể kể đến như việc cung cấp thông tin chậm, không đầy đủ, không logic; mở nhiều tài khoản tại nhiều ngân hàng để chuyển tiền lòng vòng, dòng tiền chuyển về không từ khách hàng mà từ các tổ chức tín dụng khác; chậm trả nợ lãi, gốc; không thực hiện đúng các cam kết và điều kiện tín dụng trước khi cho vay; quan hệ vay vốn với quá nhiều tổ chức tín dụng,… Đây là những dấu hiệu cơ bản cần thường xuyên được đánh giá, nhận diện để có biện pháp ứng xử

4.3.2.2. Hoàn thiện công tác chính sách khách hàng.

Phú Thọ là một tỉnh nghèo, tuy nhiên hiện tại có rất nhiều ngân hàng trên

địa bàn, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Do đó, trong hoạt động cho vay nếu không nắm chắc thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trên địa bàn. Việc xây dựng một chính sách khách hàng là cực kỳ quan trọng nhằm khai thác những thế mạnh, hạn chế

những điểm yếu từ khách hàng để từ đó nâng cao công tác quản lý rủi ro hoạt

động cho vay tại BIDV Hùng Vương cần thực hiện theo các giải pháp sau:

Một là, đánh giá lại toàn diện nền khách hàng để phân đoạn khách hàng, gắn với những chính sách cụ thể để có những biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Với mục tiêu hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra với khách hàng, việc đánh giá nền khách hàng tại BIDV Hùng Vương

là rất quan trọng. Hiện tại, các khách hàng tại BIDV Hùng Vương được xem xét

dưới ba góc độ: khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, khách hàng tiềm

ẩn rủi ro và khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn phát sinh

nợ xấu nợ quá hạn. Quan điểm về khách hàng phải có sựđánh giá toàn diện, nhìn nhận tổng thể gồm tất cả những mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, các sản phẩm khách hàng sử dụng của ngân hàng, không nên nhìn nhận

dưới một góc độđơn lẻ của một khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc đánh giá lại nền khách hàng trên cơ sở nhằm quản lý rủi ro hoạt động

cho vay để từ đó đưa ra chính sách, biện pháp ứng xử cụ thể cho mỗi nhóm khách hàng. Việc đánh giá phân đoạn nền khách hàng cũng cần tiếp cận theo

hướng đánh giá lĩnh vực, ngành nghề của khách hàng để có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp. Mục tiêu chung là quản lý rủi ro hoạt động cho vay đối với tổng thể

số lượng khách hàng trên cả ba nhóm khách hàng đã được phân loại. Sau khi đã phân đoạn nền khách hàng, cán bộ QLKH phải có các chính sách cụ thểđối với từng phân đoạn; đối với khách hàng tiềm ẩn rủi ro và khách hàng hoạt động sản xuất kinh doanh gặp khó khăn phát sinh nợ xấu nợ quá hạn yêu cầu khách hàng cần phải nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ bằng cách ràng buộc nghĩa vụ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm trong hợp đồng tín dụng. BIDV Hùng

Vương phải đưa vào hợp đồng tín dụng các chỉ tiêu kế hoạch quản lý hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hùng vương (Trang 101 - 116)