Nội dung nghiên cứu quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 40)

PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GTGT ĐỐI VỚI HỘ KINH

2.1.5. Nội dung nghiên cứu quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể

Từ ngày 01/07/2007, cơ chếngười nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuếđược chính thức luật hóa trên địa bàn Luật Quản lý thuế và áp dụng trong phạm vi toàn quốc. Theo cơ chế này, người nộp thuế tự tính, tự kê khai, tự nộp thuế và tự chịu trách nhiệm về thực hiện nghĩa vụ thuế theo pháp luật thuế; cơ quan thuế thay đổi khá căn bản phương pháp quản lý theo hướng tiên tiến, phù hợp yêu cầu phát triển, tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời trên nguyên tắc quản lý rủi ro đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế nợ thuế, tập trung các biện pháp kiểm tra phát hiện, xử lý người nộp thuế không tự nguyện tuân thủ pháp luật. Cơ quan thuế các cấp có cơ sở pháp lý đổi mới mô hình tổ chức để quản lý thuế hiệu quả phù hợp với cơ chếngười nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế là tổ chức quản lý thuế theo bốn chức năng cơ bản là: tuyên truyền, hỗ trợ; kê khai và kế toán thuế; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; thanh tra, kiểm tra (Tổng cục Thuế, 2011).

2.1.5.1. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Theo Khoản 1, Điều 8, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Tổng cục Thuế quy định trách nhiệm của cơ quan thuế: “Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế ” cho thấy công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một hoạt động quan trọng không thể thiếu trong công tác quản lý thuế.

Đến nay hệ thống thuế ở nước ta áp dụng cơ chế tự khai tự nộp. Cơ quan thuế có nhiệm vụ hỗ trợ, hướng dẫn để NNT hiểu rõ chính sách thuế, các thủ tục về thuế, từ đó thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Công tác hỗ trợ NNT và tuyên truyền pháp luật thuế là toàn bộ các hoạt động trợ giúp của cơ quan thuế cho các tổ chức, cá nhân để họ hiểu về chính sách, pháp luật thuế và tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế.

Hoạt động tuyên truyền pháp luật về thuế là việc cơ quan thuế sử dụng các hình thức, phương tiện để cung cấp, truyền bá thông tin về pháp luật thuế đến với mọi người dân nhằm giúp cho họ hiểu rõ được bản chất và ý nghĩa của việc nộp thuế; quyền và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế. Trong khi đó, công tác hỗ trợ NNT là loại dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, bao gồm các dịch vụ giải thích pháp luật, tư vấn và hỗ trợ việc chuẩn bị kê khai, tính thuế và xác định nghĩa vụ thuế.

Nội dung hoạt động tuyên truyền về thuế bao gồm các vấn đề sau:

- Tuyên truyền giải thích về bản chất, vai trò của thuế, các lợi ích xã hội có được từ việc sử dụng tiền thuế;

- Tuyên truyền phổ biến nội dung các chính sách, pháp luật về thuế;

- Phổ biến các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan thuế, của người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân khác trong xã hội, trong việc cung cấp thông tin và phối hợp trong việc thực hiện các luật thuế;

- Phổ biến các thủ tục về thuế, quy định về việc xử lý các vi phạm pháp luật thuế;

- Tuyên dương khen thưởng NNT chấp hành tốt pháp luật về thuế. Nội dung hoạt động hỗ trợ NNT bao gồm các vấn đề sau:

- Hướng dẫn, tư vấn các thủ tục, quy trình chấp hành nghĩa vụ thuế như thủ tục đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, xin miễn giảm thuế…;

- Hướng dẫn tư vấn cách lập các mẫu biểu báo cáo về thuế;

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế như kế toán, cách sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ;

- Hướng dẫn và cung cấp các thông tin cảnh báo về các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, các chế tài xử phạt đối với cáchành vi vi phạm pháp luật thuế;

- Giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

Hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT:

Cơ quan thuế chủ động xây dựng nội dung và cung cấp cho người nộp thuế theo các mục tiêu, chương trình đã được xác định. Có hai hình thức tuyên truyền chủ yếu sau.

- Tuyên truyền, hỗ trợ gián tiếp:

+ Tuyên truyền qua hệ thống phương tiện thông tin đại chúng như các báo, đài phát thanh, đài truyền hình. Mục tiêu chủ yếu là cung cấp, giới thiệu, phổ biến pháp luật với các ưu điểm cơ bản là cách thức thực hiện hấp dẫn, đa dạng, mọi đối tượng nộp thuế có nhu cầu đều có thể tiếp cận do sự linh hoạt về thời gian về hình thức thể hiện, đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều tổ chức cá nhân có liên quan.

+ Sử dụng hệ thống điện thoại tự động: tự động lưu lại các thắc mắc về thuế và giải đáp các vấn đề về thuế mà NNT còn mắc phải, cài đặt sẵn những thông tin cơ bản về các sắc thuế;

+ Phát hành rộng rãi các văn bản pháp quy, các văn bản hướng dẫn liên quan đến thuế, các loại tờ rơi, các cuốn sổ tay luật thuế để phát miễn phí cho NNT. Nội dung các ấn phẩm này thường là tóm tắt các quy định pháp luật về NNT, căn cứ tính thuế, trách nhiệm, quyền hạn của NNT;

+ Cung cấp thông tin về thuế qua mạng internet: thông qua các trang web, các diễn đàn, các báo điện tử về thuế. Trong đó gồm các thông tin về các văn bản quy phạm về thuế, các sắc thuế, các hướng dẫn của cơ quan thuế trong việc kê khai, tính nộp thuế cho NNT. Ngoài ra NNT có thể gửi trực tiếp thắc mắc của mình cho cơ quan thuế qua hệ thống thư điện tử;

+ Hướng dẫn, giải đáp cho NNT bằng văn bản: NNT gửi cho cơ quan thuế văn bản, trong đó nêu ra những vấn đề thắc mắc yêu cầu cơ quan thuế giải đáp. Sau khi tiếp nhận công văn của NNT,cơ quan thuế xem xét kỹ vấn đề mà NNT thắc mắc sau đó trả lời cho NNT cũng bằng văn bản.

- Tuyên truyền, hỗ trợ trực tiếp:

+ Tổ chức tiếp và trả lời các câu hỏi của NNT trên địa bàntrụ sở cơ quan thuế. Cơ quan thuế bố trí một số cán bộ thích hợp, có đủ trình độ và hiểu biết về thuế, có phẩm chất đạo đức tốt để tiếp xúc với NNT, trả lời các vướng mắc, hướng dẫn NNT thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Đây là hình thức hỗ trợ có thể đáp ứng được mọi yêu cầu NNT một cách nhanh nhất.

+ Tổ chức các buổi hội thảo, toạ đàm với người nộp thuế.

Thông qua các cuộc hội thảo, cơ quan thuế phổ biến chính sách thuế mới, nắm bắt được những vướng mắc, khó khăn của cơ sở kinh doanh trong việc chấp hành luật thuế, tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho NNT, nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế.

+ Tổ chức tập huấn về thuế, về các vấn đề liên quan đến thuế cho NNT nhất là các vấn đề mới.

2.1.5.2. Đăng ký thuế, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế

a. Đăng ký thuế

Đăng ký thuế là trách nhiệm của NNT nộp hồ sơ gửi đến các cơ quan quản lý để được cấp mã số thuế. MST là một dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan quản lý thuế cấp cho người nộp thuế theo quy định của Luật quản lý thuế. Mã số thuế để nhận biết, xác định từng người nộp thuế và được quản lýthống nhất trên phạm vi toàn quốc(Tổng cục Thuế, 2011).

Người nộp thuế sử dụng mã số thuế để thực hiện khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và thực hiện các thủ tục về thuế khác đối với tất cả các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước, kể cả trường hợp người nộp thuế hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều địa bàn khác nhau.

Cơ quan thuế cung cấp mẫu tờ khai đăng ký thuế, hướng dẫn các thủ tục, kê khai hồ sơ đăng ký thuế (khi người nộp thuế đề nghị), cấp MST và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST đúng thời hạn quy định. Cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng MST để quản lý người nộp thuế và ghi mã số thuế trên

mọi giấy tờ giao dịch với người nộp thuế, xử lý, lưu giữ hồ sơ đăng ký thuế của NNT, xây dựng, quản lý MST của người nộp thuế và cập nhật thông tin đăng ký thuế thay đổi vào Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế đầy đủ, chính xác, kịp thời (Tổng cục Thuế, 2011).

- Đối tượng đăng ký thuếbao gồm: cá nhân kinh doanh;

- Thời hạn đăng ký thuế: Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tănghoặc ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay.

b. Quản lý kê khai thuế

CNKD được CQT phát mẫu Tờ khai thuế và Tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách thuế, đồng thời được hướng dẫn khai doanh thu và tính thuế phải nộp của năm tính thuế. Trường hợp CNKD chưa được cấp MST thì CQT thực hiện cấp MST theo quy định về Đăng ký thuế dựa trên thông tin trên địa bàn HSKT (Tổng cục Thuế, 2011).

CNKD nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn quyển của CQT được CQT cung cấp mẫu Báo cáo sử dụng hoá đơn áp dụng đối với CNKD theo mẫu quy định và hướng dẫn khai doanh thu, tính thuế phải nộp theo doanh thu phát sinh trên hoá đơn. Trường hợp CNKD có yêu cầu khai thuế điện tử thì thực hiện theo hướng dẫn về khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế(Tổng cục Thuế, 2011).

Trường hợp CNKD có yêu cầu được hướng dẫn tìm hiểu chính sách, pháp luật thuế đối với CNKD thì CQT hướng dẫn CNKD tìm hiểu thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế (http://www.gdt.gov.vn và http://kekhaithue.gdt.gov.vn) hoặc liên hệ với CQT trên địa bàn Bộ phận “một cửa”; hoặc gọi điện thoại đến Bộ phận hỗ trợ NNT theo số điện thoại niêm yết trên địa bàntrụ sở CQT hoặc trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế; hoặc gửi văn bản đến CQT các cấp.

Sau khi phát tờ khai thuế đội thuế liên xã phường xử lý tờ khai thuế của hộ cá nhân kinh doanh và hỗ trợ Đội kê khai và kế toán thuế cập nhật thông tin tờ khai thuế vào hệ thống TMS theo các bước sau:

Bước 1: Đội thuế LXP có trách nhiệm tiếp nhận các tờ khai thuế của CNKD, bao gồm: tờ khai thuế của CNKD ổn định khai thuế đầu năm do các Tổ công tác tiếp nhận tờ khai chuyển đến; tờ khai thuế của cá nhân mới ra kinh

doanh trên địa bàn địa bàn; tờ khai thuế của cá nhân có thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm khai điều chỉnh, bổ sung(Tổng cục Thuế, 2011).

Bước 2: Đội thuế LXP thực hiện xử lý các tờ khai thuế của CNKD như sau:

Bước 2a:Đối với tờ khai thuế của CNKD chưa được cấp MST

- Để có căn cứ cấp MST, Đội thuế LXP yêu cầu CNKD bổ sung hồ sơ theo quy định về đăng ký thuế đối với những điều kiện chưa có trên địa bàn HSKT. Đội thuế LXP lưu giữ bản chính HSKT của CNKD và chuyển bản chụp tờ khai thuế cùng tài liệu về đăng ký thuế cho Đội KK-KTT cấp MST và lưu hồ sơ đăng ký thuế.

- Đội KK-KTT thực hiện cập nhật các thông tin về ĐKT vào Hệ thống TMS và phát hành Thông báo MST hoặc Giấy chứng nhận ĐKT (đối với CNKD có Giấy chứng nhận ĐKKD) chuyển Đội thuế LXP để thực hiện việc bổ sung MST vào tờ khai thuế của CNKD.

- Đội thuế LXP gửi Thông báo MST hoặc Giấy chứng nhận ĐKT trực tiếp đến CNKD và yêu cầu CNKD ký xác nhận vào Sổ giao hồ sơ thuế mẫu 02- 4/QTr-CNKD ban hành kèm theo quy trình này. Trường hợp không gặp được CNKD thì Đội thuế LXP chuyển cho Bộ phận HCVT để gửi đến CNKD qua đường bưu chính theo hình thức gửi đảm bảo.

Bước 2b:Đối với tờ khai thuế của CNKD đã đượccấp MST

Đội thuế LXP phân loại HSKT theo địa bàn, khu vực, đóng tệp cùng với Danh sách phát tờ khai thuế, Danh sách nhận tờ khai thuế do các Tổ công tác chuyển về để thuận tiện cho việc tra cứu và nhập thông tin tờ khai, cụ thể như sau:

- Đối với tờ khai thuế của CNKD ổn định đầu năm: Đội LXP có trách nhiệm nhập thông tin tờ khai thuế vào công cụ hỗ trợ nhập tờ khai thuế chậm nhất là ngày 17/12 năm liền trước năm tính thuế. Đối với Đội thuế LXP chưa đáp ứng được yêu cầu về công nghệ thông tin thì Đội thuế LXP chuyển toàn bộ tờ khai thuế của CNKD đến Đội KK-KTT chậm nhất là ngày 16/12 năm liền trước năm tính thuế(Tổng cục Thuế, 2011).

- Đối với tờ khai thuế của cá nhân mới ra kinh doanh trên địa bàn địa bàn và cá nhân thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm: Đội thuế LXP có trách nhiệm chuyển toàn bộ tờ khai thuế của CNKD trong tháng đến Đội KK-KTT chậm nhất là trước ngày 05 tháng sau.

Bước 3: Đội KK-KTT căn cứ thông tin tờ khai thuế của CNKD đã được đưa vào công cụ hỗ trợ nhập tờ khai thuế hoặc tờ khai thuế do Đội thuế LXP gửi hoặc tờ khai thuế do Đội thuế LXP chuyển đến, thực hiện cập nhật thông tin tờ khai thuế vào Hệ thống TMS chậm nhất là ngày 17/12 năm liền trước năm tính thuế đối với tờ khai thuế của CNKD ổn định đầu năm hoặc chậm nhất là trước ngày 05 tháng sau đối với tờ khai thuế của CNKD phát sinh trong tháng để làm căn cứ duyệt Sổ Bộ Thuế , đảm bảo 100% tờ khai thuế nhận được phải nhập vào Hệ thống TMS để thực hiện công tác xử lý tờ khai thuế và công tác quản lý thuế đối với CNKD. Đối với trường hợp CNKD không nộp tờ khai thuế, Đội KK- KTT thực hiện cập nhật trạng thái tờ khai dữ liệu trống vào Hệ thống TMS(Tổng cục Thuế, 2011).

Bước 4: Ngay sau khi cập nhật xong tờ khai thuế vào Hệ thống TMS, Đội KK-KTT thực hiện chuyển lại toàn bộ tờ khai thuế cho Đội thuế LXP để Đội thuế LXP thực hiện việc lưu trữ tờ khai thuế của CNKD theo quy định.

c. Kế toán thuế

- Tiếp nhận và xử lý chứng từ nộp tiền của NNT: NNT có thể nộp thuế GTGT bằng các hình thức nộp trực tiếp cho cán bộ thuế hoặc cán bộ ủy nhiệm thu qua biên lai, nộp tiền trực tiếp trên địa bàn Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng, nộp thuế điện tử. Hàng ngày, kế toán thu ngân sách phải làm nhiệm vụ nhận bảng kê chứng từ nộp tiền từKBNN, đối chiếu số thuế đã thu qua bảng kê và qua đường truyền dữ liệu từ KBNN; hạch toán số tiền thuếđã nộp vào Sổ theo dõi thu nộp thuế và các Sổ thuế có liên quan (Tổng cục Thuế, 2011).

- Kế toán theo dõi thu nộp thuế của NNT: bộ phận KK&KTT ngoài cập nhật nghĩa vụ nộp thuế của NNT từ HSKT còn cập nhật nghĩa vụ thuế của NNT từ quyết định xử phạt vi phạm, quyết định ấn định, quyết định hoàn thuế, quyết định xóa nợ, hàng tháng, bộ phận KK&KTT thực hiện rà soát, kiểm tra việc xử lý các HSKT, chứng từ nộp thuế, quyết định, thông báo liên quan đến nghĩa vụ của NNT. Bộ phận KK&KTT thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc tính Sổ theo dõi thu nộp thuếđảm bảo chính xác, đầy đủ, kịp thời. Sổ theo dõi thu nộp thuếlà căn cứ để đối chiếu, xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, đôn đốc thu nộp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 40)