Thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 83)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.3.thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA

4.2.3.thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Với cơ chế tự khai tự nộp, ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế đóng vai trò quyết định trong hiệu quả của công tác quản lý thuế. Hoạt động kê khai mang tính tự giác nên việc đối tượng nộp thuế không kê khai hết doanh thu là điều rất khó khăn.

Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về nguyên nhân sai phạm về thuế GTGTcủa người nộp thuế

Chỉ tiêu Do NNT thiếu

hiểu biết

Do ý thức chấp hành của NNT kém

Do NNT sơ suất

kê khai sai

Cán bộ thuế (10 người) 2 6 2

Tỷ trọng (%) 20 60 20

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.16, ta thấy theo đánh giá của cán bộ thuế thì tổng hợp từ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai phạm về chính sách pháp luật thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể của người nộp thuế là do ý thức của NNT

kém. Có 20% số người được khảo sát cho rằng nguyên nhân là do NNT thiếu hiểu biết, 20% khác lại cho rằng người nộp thuế có hiểu biết nhưng do sơ xuất nên kê khai sai.

Trình độ của người dân tỉ lệ thuận với ý thức và nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Điều này có nghĩa là trình độ dân trí của người dân càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế càng lớn. Nhiều hộ kinh doanh chưa tự giác kê khai doanh thu, hoặc kê khai thì không cao, lợi dụng kẽ hở của văn bản quản lý thuế là những hộ có thu nhập thấp dưới 100 triệu đồng không phải nộp thuế nên nhiều hộ đã không kê khai cao, không phải nộp thuế. Bản thân hộ kinh doanh chưa có sự hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế nên còn có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác việc thực hiện pháp luật thuế. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã công bố.

Qua các cuộc họp, hội nghị, NNT nhận thấy việc chấp hành tốt pháp luật về thuế không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân là niềm tự hào vì đã đóng góp xây dựng quê hương. NNT phải thực hiện các nghĩa vụ: đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật, khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế, nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm, chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý theo quy định.

Tính tự giác, sự trung thực của NNT: do cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuếlà cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào NSNN, chịu trách nhiệm tính trung thực, chính xác của kê khai trên cơ sở kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Tự kê khai, tự nộp đòi hỏi NNT phải có tính tự giác cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân cao. Có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm, để NNT khai đúng, khai đủ, tránh thất thu cho NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 81 - 83)