CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74)

4.2.1. Chính sách pháp luật thuế GTGT và các luật, chính sách liên quan

Các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT hiện hành gồm có:

1. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 về Đăng ký doanh nghiệp.

2. Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.

3. Cục Thuế tỉnh Phú Thọ, Quy trình quản lý thuế được xây dựng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000.

4. Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006.

5. Luật thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19/6/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều số 13/2008/QH12 ngày 02/6/2008.

6. Luật số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

7. Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 30/7/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2015 trở đi.

8. Quy trình 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh.

9. Công văn số 4857/TCT-KTNB ngày 20/10/2016 của Tổng cục Thuế về việc chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, chống thất thu thuế đối với lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ.

10. Công văn số 1138/CT-THDT ngày 10/3/2017 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọ về việc thực hiện rà soát hộ kinh doanh nộp thuế khoán.

11. Công văn số 82/CT-THDT ngày 02/03/2018 của Cục Thuế tỉnh Phú Thọvề việc tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh nộp thuế khoán.

Có thể thấy các văn bản chính sách về thuế nói chung và thuế GTGT nói riêng thay đổi quá nhanh và quá nhiều, liên tục được sửa đổi, bổ sung qua các năm, nhiều nghị định, thông tư về thuế vừa ra đã chỉnh sửa, bổ sung, văn bản ra lúc nào NNT cũng không biết và NNT nắm bắt cũng không kịp những thay đổi

về chính sách thuế nói riêng và và thay đổi pháp luật liên quan. Bên cạnh đó các thông tư hướng dẫn về thuế của Bộ Tài chính cũng thường ban hành chậm hơn so với thời hạn hiệu lực thi hành quy định trên địa bàn các văn bản Luật, Nghị định làm cho NNT phải điều chỉnh nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo đó phải điều chỉnh hóa đơn, chứng tư, mẫu biểu báo cáo thường xuyên thay đổi gây khó khăn và tốn thêm nhiều chi phí cho NNT. Để áp dụng cho một tình huống cụ thể, NNT phải tìm hiểu quá nhiều Thông tư, Nghị định để biết những quy định về thuế hiện trên địa bàn. Do quy định, hướng dẫn vềcác loại thuế còn dàn trải ở nhiều thông tư, nghị định của các năm khác nhau, trong khi đó, một số lĩnh vực lại chưa rõ ràng cụ thể hoặc lại chồng chéo dẫn đến khó thực hiện cho NNTvà gây khó khăn cho công tác quản lý thuế địa phương.

Bảng 4.11. Ý kiến đánh giá của NNT về mức độ hiểu biết về chính sách, pháp luật của loại thuế GTGT họ phải kê khai, nộp thuế

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Loại hình Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá của NNT Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 5 10 6 12 12 24 27 54 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 0 0 0 0 4 20 16 80

Sản xuất, ăn uống 20 0 0 1 5 6 30 15 75

Hoạt động kinh

doanh khác 10 0 0 1 10 2 20 5 50

Tổng 100 5 5 8 8 24 24 63 63

Kết quả khảo sát 100 doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân cho thấy mức độ hiểu biết của NNT về chính sách, pháp luật thuế GTGT còn nhiều hạn chế. Chỉ có 13% số người được điều tra tự đánh giá tốt và rất tốt về thuế GTGT, 24% người nộp thuế có hiểu biết ở mức độ bình thường, 63% người nộp thuế đánh giá không tốt vềchính sách, pháp luật thuế GTGT.

Nguyên nhân: chính sách thuế còn nhiều phức tạp, trước khi đưa ra chính sách thuế chưa được điều tra, khảo sát lấy ý kiến sâu rộng đối với hộ kinh doanh cá thể, họ cho rằng chính sách thuế đối với cá nhân kinh doanh không ổn định, thay đổi liên tục, mức thuế phải nộp cao, tạo sự bất mãn của nhiều cá

nhân kinh doanh dẫn tới việc kê khai không trung thực doanh thu nhằm giảm số thuế phải nộp.

Việc chưa đồng bộ trong hệ thống pháp luật thuế là nguyên nhân dẫn đến việc hiểu và áp dụng các chính sách còn khó khăn, chưa đồng bộ. Mỗi người hiểu theo ý mà họ cho là đúng nhất. Thủ tục hành chính còn phức tạp, trùng lặp, hay thay đổi chưa thực sự tạo thuận lợi cho NNT.

Các văn bản, các chế tài xử lý đối với các HKD còn mang tính hình thức, chưa thực sự điều chỉnh được ý thức, trách nhiệm của HKD cá thể. Các chính sách, các văn bản về HKD hay thay đổi và chỉ mang tính chất dưới luật. Vì thế dễ mang tính chồng chéo với các quy trình quản lý thuế khác, khó tiếp cận. Quy trình quản lý HKD chưa sát với thực tế, công tác quản lý vẫn còn nhiều bất cập, hầu như cán bộ thuế phải làm thay cho NNT.

Việc điều chỉnh phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, trước kia là doanh thu nhân với thuế suất (0%, 5%, 10%) nay thay đổi phương pháp tính thuế tỷ lệ tính thuế trên doanh thu theo từng lĩnh vực.

Mỗi chính sách thuế thay đổi đều trực tiếp đụng chạm đến lợi ích kinh tế của từng cá nhân trong xã hội, vì thế mỗi sự thay đổi chính sách nào cũng ít nhiều gặp phải sự phản ứng của người nộp thuế ở những mức độ khác nhau. Vì thế, chính sách pháp luật là yếu tố đầu tiên và có ảnh hưởng lớn nhất đến công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn TP Việt Trì - tỉnh Phú Thọ nói riêng.

4.2.2. Yếu tố chủ quan về phía cơ quan quản lý thuế

- Năng lực của cán bộ thuế ngành thuế:

+Trình độ chuyên môn: Chi cục Thuế cần quan tâm và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cần chú trọng đến việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, kiến thức tin học, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thuế, mà còn am hiểu kiến thức quản lý Nhà nước, có trách nhiệm, tận tâm với nhiệm vụ được giao. Chi cục Thuế cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn cán bộ về chính sách thuế, nghiệp vụ thuế theo tháng hoặc quý và tập huấn đột xuất khi có các chính sách thuế mới. Quá trình tấp huấn có thể kèm theo các câu hỏi tình huống hoặc bài kiểm tra để khảo sát việc nắm bắt bài giảng của cán bộ thuế. Các cá nhân được cử đi tập huấn có thể là tất cả

cán bộ phụ trách hoặc là đội trưởng các đội thuế, tuy nhiên đó phải là những người có khả năng nắm bắt và truyền đạt để có thể triển khai trên địa bàn đội thuế của mình.

Để nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn, cán bộ trực thu đội thuế liên xã cần giành một khoảng thời gian nhất định trong tháng lên trên văn phòng Chi cục Thuế đọc tài liệu cũng như tham khảo ý kiến tư vấn của đội Dự toán - kê khai - kế toán thuế và tin họcvà các đội thuế khác. Kiến thức rộng, chuyên môn vững thì mới có thể giải thích cho người nộp thuế hiểu và chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng pháp luật. Đồng thời cán bộ đội thuế liên xã có thể đến các Chi cục Thuế hoàn thành kế hoạch xuất sắc học tập cách thức làm việc hiệu quả về áp dụng cho đơn vị mình. Đối với những cán bộ trẻ còn ít kinh nghiệm khi làm việc dưới địa bàn xã thì cần tìm hiểu, ghi chép đặc điểm tình hình kinh doanh cũng như vị trí của từng hộ KDCT để dễ dàng hơn trong quá trình quản lý.

+ Đạo đức tính cách của cán bộ thuế: Năng lực, trình độ, ý thức tự giác của cán bộ thuế đặc biệt là đội ngũ cán bộ liên xã phường còn yếu kém. Hiện trên địa bàn, đội ngũ nhân lực của đội thuế liên xã phường chủ yếu là những công chức có tuổi đời khá cao, từ 50 tuổi trở lên chiếm 80% còn lại từ 30 tuổi trở lên chiếm 20% không có ai tuổi đời dưới 30 tuổi, khả năng tiếp thu những cái mới còn yếu kém, trình độ tin học gần như không có gây khó khăn cho quá trình quản lý cộng thêm tư duy làm việc theo lối mòn làm cho công tác quản lý thu thuế không được cải thiện nhiều qua các năm. Mặt khác, chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản về thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với đối tượng nộp thuế, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về người nộp thuế) vẫn chưa xoá bỏ việc cán bộ thuế phải trực tiếp tới hộ để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đây xảy ra những tiêu cực do còn nể nang, e ngại. Đối với số lượng cán bộ trẻ ít ỏi, năng động, nhiệt tình,trình độ tin học tốt thì kinh nghiệm lại hạn chế, chưa quen địa bàn, nên khó khăn trong quá trình làm việc. Không chỉ thế một số ít cán bộ thiếu kiên định còn bị đối tượng kinh doanh dùng lợi ích vật chất mua chuộc khi các cán bộ thuế bỏ qua các hành vi vi phạm của đối tượng kinh doanh đã dẫn đến hiện tượng thất thu thuế.

Chủ thể quản lý của công tác quản lý thuế GTGT chính là bộ máy thu thuế trong đó cán bộ thuế sử dụng các công cụ quản lý là hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở vật chất ngành thuế để quản lý.

Bảng 4.12. Ý kiến đánh giá của NNT về hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ Ngành nghề Tổng số ý kiến Ý kiến đánh giá của NNT Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 0 0 9 18 35 70 6 12 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 0 0 5 25 14 70 1 5 Sản xuất, ăn uống 20 0 0 3 15 13 65 4 20 Hoạt động kinh doanh khác 10 0 0 1 10 5 50 4 40 Tổng 100 0 0 18 18 67 67 15 15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Kết quả điều tra về hiệu quả của công tác tuyên truyền cho thấy chỉ có 18% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT trên địa bàn Chi cục thuế thành phố Việt Trì đã đạt hiệu quả tốt, 67% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền, hỗ trợ chỉ đạt hiệu quả bình thường và 15% đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền, hỗ trợ là chưa tốt. Ngành dịch vụ và sản xuất là những người có đánh giá thấp hơn cả về hiệu quả của công tác tuyên truyền. Đa số đối tượng được khảo sát là hộ kinh doanh ngành nghề thương nghiệp thích được tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp, đối tượng sản xuất, dịch vụ, ăn uống lại quan tâm hơn tới hình thức tuyên truyền, hỗ trợ bằng văn bản,. Điều này cho thấy các đối tượng người nộp thuế khác nhau sẽ cần phải có các hình thức tuyên truyền phù hợp khác nhau. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ tuy đã có chiều rộng nhưng còn thiếu chiều sâu, chưa thực sự đem lại hiệu quả cao và chưa có sự phân loại đối tượng trong các hình thức và thông tin tuyên truyền, hỗ trợ.

Qua điều tra 100 hộ kinh doanh trên địa bàn về công tác đăng ký thuế của cá nhân cho thấy 62% ý kiến đánh giá tốt về công tác đăng ký thuế. Trong đó, các ý kiến của hộ kinh doanh ngành nghề là sản xuất chủ yếu cho rằng công tác đăng ký thuế đơn giản và nhanh gọn.

Với sự nỗ lực không ngừng hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế, mỗi cán bộ thuế đều được trang bị máy tính để làm việc, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thuế, đơn giản hóa các thủ tục kê

khai và nộp thuế. Người nộp thuế có nhiều đánh giá tốt về các thủ tục hành chính thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế.

Bảng 4.13. Kết quả khảo sát đánh giá chung về công tác đăng ký thuế

Ngành nghề Tổng số ý kiến

Đánh giá chung về công tác đăng ký thuế của cá nhân

Rất tốt Tốt thườngBình Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 10 20 25 50 10 20 5 10 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 2 10 9 45 9 45 0 0 Sản xuất, ăn uống 20 5 25 6 30 6 30 3 15 Hoạt động kinh doanh khác 10 3 30 2 20 5 50 0 0 Tổng 100 20 20 42 42 30 30 8 8

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.14. Ý kiến đánh giá của NNT về công tác quản lý kê khai Loại hình Tổng số ý

kiến

Ý kiến đánh giá của NNT

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 8 16 18 36 21 42 3 6 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 0 0 12 60 5 25 3 15 Sản xuất, ăn uống 20 3 15 7 35 6 30 4 20 Hoạt động kinh doanh khác 10 0 0 4 40 4 40 2 20 100 11 11 41 41 36 36 12 12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.14 có thể thấy 52% người nộp thuế được hỏi nhận xét tốt về công tác quản lý kê khai thuế GTGT trên địa bàn thành phố Việt Trì. Các ý kiến đánh giá tốt của hộ kinh doanh đánh giá tốt do việc hướng dẫn và phát tờ khai trực tiếp giúp người nộp thuế dễ dàng trong việc hiểu và kê khai, tuy nhiên còn nhiềuý kiến đánh giá chưa tốt do thái độ và trách nhiệm của cán bộ thuế, hoặc do tờ khai có quá nhiều chỉ tiêu và khó kê khai.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải tiến công nghệ thông tin trong công tác quản lý, mở rộng việc kê khai và nộp thuế điện tử vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, vừa tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, hệ thống ứng dụng của ngành thuế hoạt động chưa ổn định, còn hay xảy ra lỗi nhất là vào những thời gian cao điểm nộp tờ khai và nộp thuế, hệ thống sử dụng còn phức tạp, việc cài đặt rắc rối, gây khó khăn cho người nộp thuế.

Hệ thống thông tin quản lý chưa đồng bộ, sơ sài, chưa kết nối được với thông tin của các cơ quan chức năng khác như cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan công an, cơ quan hải quan, ngân hàng,cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc trao đổi thông tin giữa các ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác QLT. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được cải tiến để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc. Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất thì đạo đức, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế là yếu tố then chốt của công tác quản lý. Trình độ của cán bộ thuế yếu kém dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân. Lâu nay Nhà nước buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa chỉ ra cho họ thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 74)