Kinh nghiệm thực tế quản lý thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42)

của một số địa phương trong nước

2.2.1.1. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Năm 2015 Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc đã thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể vượt 23% so với dự toán, tăng 17,2 % so với cùngkỳ năm 2014.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong công tác quản lý thuế GTGT cần khắc phục cụ thể: Hiện tượng thất thu về hộ và doanh thu tính thuế còn khá phổ biến. Nguyên nhân một phần do địa bàn rộng, kinh doanh rải rác, nhỏ lẻ khó quản lý. Một phầndo một bộ phận nhỏ cán bộ thuế, UNT chưa thực hiện tốt các qui trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chưa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi cố tình không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh, vẫn còn một số hộ kinh doanh núp bóng các DN, hợp tác xã các tổ chức kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Mặt khác hiện nay số hộ kinh doanh nộp thuế khoán thuế GTGT (chiếm 70% số hộ kinh doanh) (Chi cục Thuế thành phốVĩnh Yên, 2015).

Năm 2016, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã đề ra các biện pháp để triển khai thực hiện như sau:

1. Đẩy mạnh công tác thu thuế phổ biến về chính sách pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với NSNN;

2. Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của ngành dọc cấp trên. Chủ động đề xuất các biện pháp quản lý thu nhằm khai thác triệt để các nguồn thu;

3. Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, UBND các phường, xã, thị trấn trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn. Tập huấn nâng cao năng lực, trách nhiệm UNT thuế, cán bộ thuế để công tác quản lý thuế đạt hiệu quả cao nhất;

4. Tập trung rà soát nắm vững số hộ thực tế kinh doanh, qui mô kinh doanh mục tiêu đưa các hộ kinh doanh cố định vào quản lý thu thuế, được đăng ký và cấp mã số thuế. Tổ chức phan loại hộ kinh doanh theo qui mô và ngành nghề kinh doanh để đề ra các phuơng pháp quản lý thuế dạt hiệu quả ca

5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế đặc biệt là các hộ kinh doanh cố tình núp bóng DN, tổ chức kinh tế nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu thuế.

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Chi cục Thuế Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

Quận Hai Bà Trưng có dân số khoảng 360,9 nghìnngười, diện tích gần 15 km2gồm 25 phường. Toàn quận có 364 đơn vị quốc doanh Nhà nước; 1453 công ty TNHH; tổ sản xuất; hợp tác xã; công ty cổ phần; 6 chợ lớn, 9 chợ vừa và trên 20 chợ tạm, 3 trường đại học lớn: Kinh tế Quốc dân, Bách Khoa, Xây dựng và 96 trường từ mầm non đến trung học cơ sở; 5 bệnh viện lớn: Việt Xô, 108, Mắt, Thanh Nhàn, bệnh viện Đường sắt và 34 cơ sở của các trung tâm y tế; cùng nhiều khu trung tâm vui chơi giải trí: Công viên Lê Nin, Hồ Thiên Quang, Bể bơi Tăng Bạt Hổ. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh của quận diễn ra khá sầm uất.

Trong các loại hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quận, các hộ cá thể là đối tượng kinh doanh chủ yếu. Năm 2017, trên toàn bộ quận có 13.600 hộ cá thể phân bố rải rác trên khắp các phường, chợ. Các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ, ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường lớn, đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, phù hợp với nguồn vốn còn hạn hẹp của phần đông các hộ, khả năng quay vòng vốn nhanh, hạn chếđược rủi ro, tỷ suất lợi nhuận.

Bên cạnh đó, Chi cục cũng phát huy mạnh mẽ vai trò của Ban Chỉ đạo chống tham nhũng và Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ trong cơ quan. Ban chỉ đạo đã kiểm tra đôn đốc các tổ, đội trong Chi cục phải thực hiện nghiêm túc 2 Pháp lệnh: Pháp lệnh tiết kiệm chống lãng phí, Pháp lệnh chống tham nhũng và thực hiện Kế hoạch số 38 của UBND Thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện quy chế dân chủ. Cụ thể: Chấn chỉnh việc tiếp dân, đảm bảo đúng quy chế; xử lý dứt điểm các vụ vi phạm xẩy raqua kết luận của thanh tra Chi cục hoặc xử lý dứt điểm các đơn tố cáo nội bộ; xem xét giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại thuộc thẩm quyền của pháp luật quy định; đôn đốc các bộ phận hành thu thực hiện đúng quy trình quản lý thu thuế của ngành.

Công tác kiểm tra hộ nghỉ được tiến hành thường xuyên, nhất là vào dịp Tết nguyên đán, kiên quyết xử lý truy thu và phạt đối với những hộ lợi dụng xin nghỉ để kinh doanh trốn lậu thuế.

Hàng tháng Chi cục thường xuyên kiểm tra, rà soát tất cả các hộ có sản xuất kinh doanh trên địa bàn, đặc biệt là các khu nhà tập thể, chợ tạm, ngõ xóm, đối chiếu các hộ đang có mã số thuế, khắc phục tình trạng chênh lệch về số hộ thu môn bài và số hộ cấp mã số thuế.

Thực hiện Thông tư số 42 về việc ổn định mức thuế đối với hộ thu khoán Chi cục phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế các phường tiến hành rà soát doanh thu, chống thất thu về doanh số (chú trọng với những hộ thực hiện chế độ kế toán) để tiến hành ổn định thuế 6 tháng - 1 năm cho các hộ kinh doanh.

Công tác khai thác các nguồn thu khác trên địa bàn nhiều phường đã phối hợp với các đội thuế thu tốt góp phần tích cực vào việc thực hiện kế hoạch.

Về công tác kế toán hộ kinh doanh, hàng tháng Chi cục đều tiến hành kiếm tra số sách kế toán và việc sử dụng hóa đơn; vận động, khuyến khích các hộ kinh doanh thực hiện chế đội sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, nộp thuế theo kê khai.

Hàng tháng, Chi cục đều chú trọng công tác thu hồi nợ đọng, xử lý kiên quyết những trường hợp dây dưa chây ỳ tiền thuế, tham mưu và tập trung lực lượng giúp cho Ban Chỉ đạo thu hồi nợ đọng thuế của quận. Tập trung đôn đốc các đối tượng kinh doanh nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời số thuế đã phát hành thông báo vào Kho bạc, không để nợ thuế.

Thực hiện chỉ thị về tăng cường quản lý chống thất thu thuế của Bộ Tài chính, Chi cục đã thành lập các tổ công tác chống thất thu. Căn cứ vào đặc thù của từng địa bàn, các tổ công tác đã có biện pháp trọng tâm thiết thực: Kiểm tra việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, kiểm tra chống sót hộ, rà soát doanh thu, đôn đốc thu nợ.

Nói chung, công tác quản lý thuế đối với hộ cá thể ở Chi cục Thuế Hai Bà Trưng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các hộ kinh doanh, hạn chế thất thu, tăng thu cho Ngân sách Nhà nước (Chi cục Thuế quận Hai Bà Trưng, 2017).

2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànViệt Nam

Đối với vấn đề quản lý thuế đối với HKD đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Các tác giả đã nghiên cứu từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhằm những mục đích, đối tượng khác nhau và đã có nhiều bài viết dưới dạng trao đổi,

nghiên cứu chuyên khảo, đăng trên tạp chí thuế, thời báo, tranh thông tin điện tử ngành thuế. Một số đề tài nghiên cứu về tăng cường công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể như:

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn Chi cục Thuế huyện Nam Trực tỉnh Nam Định (Phan Thị Ngọc Lan, 2013). Đề tài tập trung nghiên cứu tích thực trạng quản lý thuế đối với các HKD cá thể trên địa bàn Huyện Nam Trực, từ đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân của những bất cập còn tồn trên địa bàn, đề xuất hướng giải quyết và giải pháp để hoàn thiện công tác thu thuế đối với các HKD cá thể nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong thực tiễn quản lý.

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai (Nguyễn Công Thạch, 2013). Đề tài đi sâu phân tích thực trạng quản lý thu thuế hộ kinh cá thể trên địa bàn, bao gồm: hộ nộp thuế theo phương pháp khai thuế và hộ nộp thuế theo phương pháp ổn định thuế.

Hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Trần Thị Thanh Thuỷ, 2012).

Bài học và kinh nghiệm rút ra cho việc quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thuế giá trị gia tăngtrên địa bàn một số địa phương, kế thừa từ các nghiên cứu trên từ góc độ đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng từ đánh giá của người nộp thuế, cán bộ thuế, và các giải pháp phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Trên địa bàn thành phố Việt Trì, nghiên cứu về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể là một đề tài mới chưa từng có nghiên cứu trước đây. Trên cơ sở nghiên cứu độc lập trên địa bànđịa bàn thành phố Việt Trìvà kế thừa có chọn lọc, tôi đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho ngành thuế Việt Nam nói chung và cho Chi cục thuế thành phố Việt Trì nói riêng, để nâng cao hiệu quả quản lý giá trị gia tăng đối với hộkinh doanh cá thể trong thời gian tới.

- Nhà nước cần sớm hoàn thiện các chính sách pháp luật về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể.

- Tăng cường sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị,sẽ thúc đẩy việc thực thi pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểtốt hơn.

- Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thuế nói chung và cán bộ thuế nói riêng, không ngừng tăng về trình độ quản lý, trau dồi kinh nghiệm công tác và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác hỗ trợ NNT, thông qua hệ thống dịch vụ hỗ trợ, cơ quan thuế cung cấp đầy đủ thông tin, kịp thời hướng dẫn các thủ tục cũng như giải đáp nhanh những khó khăn, vướng mắc, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để người nộp thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinhdoanh cá thểthực hiện nghĩa vụ với NSNN.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình vi phạm về khai thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thểđể xử lý theo luật định.

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế giá trị gia tăng trong nhân dân. Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trong nhân dân, trước tiên phải tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Phối hợp chặt chẽ với cơ quan truyền thông đại chúng như báo, đài, tạp chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình trong việc phổ biến, giải thích các chính sách, pháp luật về thuế giá trị gia tăng cho mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng nộp thuế các luật, nghị định, các văn bản quy phạm pháp luật khác về thuế được Nhà nước ban hành, đều được đăng tải trên báo chí, trên truyền hình một cách kịp thời, rộng rãi. Từ đó, các chủ trương chính sách của Nhà nước về thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể đều đến với nhân dân, tăng thêm hiểu biết của họ.

Các đề tài này đã nghiên cứu, đưa ra các giải pháp chống thất thu về hộ, về doanh số, về số nợ đọng. Một số nghiên cứu đưa ra giải pháp chống thất thu dựa vào đặc điểm của HKD như : Chống thất thu về doanh số đối với hộ khoán, chống thất thu thuế đối với họat động dịch vụ ăn uống, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xây dựng tư nhân, HKD nhiều ngành nghề. Các đề tài trên chưa bao quát được hết các vấn đề về HKD cá thể trên các địa phương khác. Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố Việt Trì, tính đến thời điểm này, chưa có một công trình nào nghiên cứu về quản lý thuế đối với HKD cá thể. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với HKD cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trìtrở nên cấp thiết.

PHẦN 3.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị, dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2011); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.

Thành phố Việt Trì có nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam gắn liền thời đại các vua Hùng và công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Hàng năm nhân dân trong thành phố đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội ĐềnHùng đã trở thành Quốc lễ.

Với tốc độ phát nhanh và bền vững, chỉ sau hơn 7 năm là đô thị loại 2, ngày 4/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận thành phố Việt Trì là đô thịloại 1 trực thuộc tỉnh Phú Thọ (UBND TP Việt Trì, 2015).

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình phát triển khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì thể trên địa bàn thành phố Việt Trì

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Trong những năm gần đây, thành phố Việt Trì luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13,6%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng dịch vụ, quan hệ sản xuất được củng cố, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Đến nay, trên địa bàn thành phố đã có trên 1.200 doanh nghiệp các loại. Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển đa dạng, chất lượng từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 17,8%/năm (UBND TP Việt Trì, 2015).

Điểm nổi bật trong thực hiện phát triển kinh tếnăm 2017là giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) đạt 8,75% (kế hoạch đạt từ 8,7% trở lên). Tình hình

sản xuất công nghiệp- xây dựng- tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định, giá trị của một số sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao tăng. Một số ngành có sản lượng tăng như: giấy bìa các loại đạt gần 83.000 tấn (bằng 123% kế hoạch, tăng 23% so cùng kỳ), mì chính đạt 29.0000 tấn (bằng 108% kế hoạch, tăng 9,31% so cùng kỳ); bia các loại. Bên cạnh đó một số ngành có sản phẩm giảm như: nhôm định hình, sợi, vải thành phẩm.

Song song với phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành thương mại - dịch vụ của thành phố cũng tăng cao.Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt trên 11.000 tỷ đồng (bằng 102% kế hoạch, tăng gần 12% so cùng kỳ). Dịch vụ ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng trưởng, kịp thời đưa vốn vào phục vụ sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 42)