Kiến đánh giá của NNT về công tác quản lý kê khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79)

Loại hình Tổng số ý

kiến

Ý kiến đánh giá của NNT

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 8 16 18 36 21 42 3 6 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 0 0 12 60 5 25 3 15 Sản xuất, ăn uống 20 3 15 7 35 6 30 4 20 Hoạt động kinh doanh khác 10 0 0 4 40 4 40 2 20 100 11 11 41 41 36 36 12 12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.14 có thể thấy 52% người nộp thuế được hỏi nhận xét tốt về công tác quản lý kê khai thuế GTGT trên địa bàn thành phố Việt Trì. Các ý kiến đánh giá tốt của hộ kinh doanh đánh giá tốt do việc hướng dẫn và phát tờ khai trực tiếp giúp người nộp thuế dễ dàng trong việc hiểu và kê khai, tuy nhiên còn nhiềuý kiến đánh giá chưa tốt do thái độ và trách nhiệm của cán bộ thuế, hoặc do tờ khai có quá nhiều chỉ tiêu và khó kê khai.

Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, điều kiện vật chất của ngành thuế còn lạc hậu. Hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý chưa được nâng cấp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải tiến công nghệ thông tin trong công tác quản lý, mở rộng việc kê khai và nộp thuế điện tử vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, vừa tiết kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả quản lý. Tuy nhiên, hệ thống ứng dụng của ngành thuế hoạt động chưa ổn định, còn hay xảy ra lỗi nhất là vào những thời gian cao điểm nộp tờ khai và nộp thuế, hệ thống sử dụng còn phức tạp, việc cài đặt rắc rối, gây khó khăn cho người nộp thuế.

Hệ thống thông tin quản lý chưa đồng bộ, sơ sài, chưa kết nối được với thông tin của các cơ quan chức năng khác như cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan công an, cơ quan hải quan, ngân hàng,cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc trao đổi thông tin giữa các ngành thuế với các ngành liên quan chưa chặt chẽ, không đầy đủ làm giảm tính khả thi, chính xác và hiệu quả trong công tác QLT. Trong thời gian tới, hệ thống thông tin cần được cải tiến để đáp ứng được tiến độ và khối lượng công việc. Bên cạnh yếu tố cơ sở vật chất thì đạo đức, trình độ của đội ngũ cán bộ thuế là yếu tố then chốt của công tác quản lý. Trình độ của cán bộ thuế yếu kém dẫn tới sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đến mọi người dân. Lâu nay Nhà nước buộc người dân phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhưng chưa chỉ ra cho họ thấy quyền lợi được hưởng, rằng mỗi con đường, ngôi trường, bệnh viện, sự an ninh của khu phốđều từtiền thuế của dân mà ra. Trình độ đội ngũ cán bộ thuế thấp cũng dẫn đến những sai phạm trong quá trình quản lý thu thuế: tính thuế, quyết toán thuế.

Bảng 4.15. Ý kiến đánh giá của NNT về đạo đức, trách nhiệm và trình độ của cán bộ thuế

Loại hình Tổng số ý kiến

Ý kiến đánh giá của NNT

Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt SL % SL % SL % SL % Thương nghiệp 50 0 0 40 80 10 20 0 0 Dịch vụ, vận tải, xây dựng 20 0 0 7 35 8 40 5 25 Sản xuất, ăn uống 20 0 0 11 55 6 30 3 15 Hoạt động kinh doanh khác 10 0 0 2 20 6 60 2 20 100 0 0 60 60 30 30 10 10

Về phía người nộp thuế, 60% số người được khảo sát đánh giá tốt về đạo đức, trách nhiệmvà trình độ của cán bộ thuế, 30% đánh giá đạo đức, trách nhiệm và trình độ của cán bộ thuế chỉ ở mức bình thường, trong cơ quan thuế còn một phần không nhỏ lớp cán bộ cao tuổi kém về công nghệ thông tin và chậm trong việc cập nhật các chính sách pháp luật mới. Có 10% người nộp thuế đánh giá đạo đức, trách nhiệm và trình độ của cán bộ thuế là không tốt, có một bộ phận nhỏ cán bộ thuế hạch sách, nhũng nhiễu hoặc thỏa thuận mức thuế với người nộp thuế. Đây là một phần nhỏ nhưng cũng đã ảnh hưởng tới uy tín của ngành thuế và ảnh hưởng tới việc chấp hành chính sách pháp luật thuế của người nộp thuế.

Đặc biệt trong công tác kiểm tra thuế, thủ đoạn trốn thuế hiện nay ngày càng tinh vi, phức tạp, trình độ cán bộ thuế còn nhiều hạn chế nên không thể phát hiện ra những sai phạm ở mức tinh vi của đối tượng bị kiểm tra.

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng nhất vì dù mọi chính sách chế độ được hoạch định đúng đắn, hợp lý đến đâu nhưng lại thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, phẩm chất đạo đức tốt thì chính sách đó cũngkhông thể đem lại hiệu quả.

4.2.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế

Với cơ chế tự khai tự nộp, ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế đóng vai trò quyết định trong hiệu quả của công tác quản lý thuế. Hoạt động kê khai mang tính tự giác nên việc đối tượng nộp thuế không kê khai hết doanh thu là điều rất khó khăn.

Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của cán bộ thuế về nguyên nhân sai phạm về thuế GTGTcủa người nộp thuế

Chỉ tiêu Do NNT thiếu

hiểu biết

Do ý thức chấp hành của NNT kém

Do NNT sơ suất

kê khai sai

Cán bộ thuế (10 người) 2 6 2

Tỷ trọng (%) 20 60 20

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Qua bảng 4.16, ta thấy theo đánh giá của cán bộ thuế thì tổng hợp từ nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những sai phạm về chính sách pháp luật thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể của người nộp thuế là do ý thức của NNT

kém. Có 20% số người được khảo sát cho rằng nguyên nhân là do NNT thiếu hiểu biết, 20% khác lại cho rằng người nộp thuế có hiểu biết nhưng do sơ xuất nên kê khai sai.

Trình độ của người dân tỉ lệ thuận với ý thức và nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Điều này có nghĩa là trình độ dân trí của người dân càng cao thì ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế càng lớn. Nhiều hộ kinh doanh chưa tự giác kê khai doanh thu, hoặc kê khai thì không cao, lợi dụng kẽ hở của văn bản quản lý thuế là những hộ có thu nhập thấp dưới 100 triệu đồng không phải nộp thuế nên nhiều hộ đã không kê khai cao, không phải nộp thuế. Bản thân hộ kinh doanh chưa có sự hiểu biết cặn kẽ về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế nên còn có những biểu hiện trốn tránh, thoái thác việc thực hiện pháp luật thuế. Bản thân những người hiểu biết cũng cố tình làm sai và không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của NNT hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký, bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động, bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã công bố.

Qua các cuộc họp, hội nghị, NNT nhận thấy việc chấp hành tốt pháp luật về thuế không chỉ là quyền lợi mà còn là nghĩa vụ mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân là niềm tự hào vì đã đóng góp xây dựng quê hương. NNT phải thực hiện các nghĩa vụ: đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật, khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế, nộp tiền thuế đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm, chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý theo quy định.

Tính tự giác, sự trung thực của NNT: do cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuếlà cơ chế quản lý thuế trong đó các đối tượng nộp thuế tự giác căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh của mình và căn cứ vào những quy định của pháp luật tự xác định nghĩa vụ thuế của mình, kê khai, nộp thuế vào NSNN, chịu trách nhiệm tính trung thực, chính xác của kê khai trên cơ sở kiểm tra giám sát của cơ quan có thẩm quyền. Tự kê khai, tự nộp đòi hỏi NNT phải có tính tự giác cao, sự hiểu biết và tuân thủ pháp luật của người dân cao. Có chế tài pháp luật đủ nghiêm để răn đe các hành vi vi phạm, để NNT khai đúng, khai đủ, tránh thất thu cho NSNN.

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ,

TỈNH PHÚ THỌ

4.3.1. Định hướng quản lý thuế giá trị gia tăng ở Chi cục Thuế thành phố Việt Trì Việt Trì

Hệ thống thuế Việt Nam đã trải qua nhiều lần cải cách với các giai đoạn khác nhau và hiện đang đi những bước cuối của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được phê duyệt theo Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 là: Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích cực, tự động hóa cao. Định hướng phát triển công tác quản lý thuế GTGT ở thành phố Việt Trì nằm trong định hướng chung của công tác quản lý thuế của Cục thuế tỉnh Phú Thọ và của ngành thuế nói chung.

*/ Nội dung cải cách chính sách thuế GTGTđến năm 2020: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng cơ sở thuế và xác định rõ thu nhập tính thuế; sửa đổi, bổ sung phương pháp tính thuế đối với từng khoản thu nhập theo hướng đơn giản, phù hợp với thông lệ quốc tế để nâng cao tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế và tạo thuận lợi cho công tác thu thuế; điều chỉnh số lượng thuế suất phù hợp với doanh thu và đối tượng nộp thuế; cơ bản thống nhất mức thuế suất đối với thu nhập cùng loại hoạt động hoặc hoặt động tương tự, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa thể nhân và pháp nhân; điều chỉnh mức thuế suất hợp lý nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp.

*/ Mục tiêu cụ thể, nội dung cải cách quản lý thuế GTGT của thành phố Việt Trìgiai đoạn 2018-2020:

- Tối thiểu 85% người nộp thuế được tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thông tin thay đổi về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế;

- Tối thiểu 80% số lượng người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp;

- Tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp đối với từng loại tờ khai đạt tối thiểu là 98%;

- Tỷ lệ tờ khai thuế nộp đúng hạn đối với từngloại tờ khai đạt tối thiểu 98%; - Tỷ lệ tờ khai không có lỗi số học đạt 100%;

- Tối thiểu 95% doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ thuế điện tử; 95% số doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế, khai thuế qua mạng internet; số tiền thuế được nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 95% số thuế thu được từ doanh nghiệp;

- Tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt 100%;

- Tỷ lệ người nộp thuế được lựa chọn kiểm tra qua phần mềm quản lý rủi ro của cơ quan thuế đạt tốithiểu 95%;

- Tỷ lệ trường hợp kiểm tra phát hiện có sai phạm đạt tối thiểu 90%;

- Tỷ lệ hồ sơ khiếu nại về thuế của người nộp thuế được giải quyết đúng hạn đạt tối thiểu 90%;

- Nợ thuế đến thời điểm 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực hiện thucủa năm đó;

- Tỷ lệ thu nợ tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 hàng năm.

4.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bànthành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ doanh cá thể trên địa bànthành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Qua thời gian nghiên cứu, phân tích tình hình thực hiện thu thuế GTGT ở thành phần kinh tế cá thể trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, chúng ta đã thấy được phần nào nhữngưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện luật thuế mới. Với tình hình đó ta có thể tìm ra nguyên nhân tồn trên địa bàn thuộc công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công tác đăng ký, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế, công tác quản lý thu và cưỡng chế nợ thuế, công tác kiểm tra thuế qua đó luận văn đề cập tới một số giải pháp tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng trên địa bàn thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ như sau

4.3.2.1. Đổi mới và tăng cường năng lực công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ đối với người nộp thuế

- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác kiểm tra, từ việc lập kế hoạch, xác định phạm vi và tổ chức kiểm tra.

- Chuyển dần từ kiểm tra toàn diện sang kiểm tra theo chuyên đề. Tổ chức thực hiện các chương trình kiểm tra chuyên đề theo nhóm đối tượng, theo ngành nghề, kiểm tra mang tính chất chuyên sâu, có tính so sánh giữa các đối tượng trong cùng nhóm ngành nghề. Xây dựng và áp dụng các phương pháp kiểm tra phù hợp với đặc điểm của từng nhóm người nộp thuế.

- Bổ sung, cơ cấu lại lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra bằng việc sử dụng máy móc, ứng dụng công nghệ thông tin thay thế dần cho các cán bộ trên địa bàn các vị trí khác, ghép chức năng, ghép đội thuế đối với các bộ phận có nhiệm vụ liên quan và có thể tiết giảm nhân lực. Cán bộ thực hiện công tác kiểm tra phải được lựa chọn người có trình độ, kỹ năng, phẩm chất tốt.

- Định kỳ luân chuyển vị trí đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, tổ chức đào tạo, tập huấn, sát hạch kiến thức và kỹ năng của cán bộ làm công tác kiểm tra. Xây dựng cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ giữa các đơn vị kiểm tra trong ngành thuế.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ kiểm tra thuế thông qua việc xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát hoạt động đoàn kiểm tra.

- Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm tra, xây dựng cơ sở dữ liệu chung về người nộp thuế, thực hiện kiểm tra theo dấu hiệu vi phạm, theo các tiêu chí rủi ro nhằm tăng hiệu quả kiểm tra, tránh gây phiền hà, sách nhiễu người nộp thuế.

4.3.2.2. Tăng cường công tác đăng ký thuế, quản lý đối tượng nộp thuế, kê khai và kế toán thuế

Về đăng ký thuế: hồ sơ, mẫu kê khai thông tin đăng ký thuế được sửa đổi, bổ sung theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ khê khai nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố việt trì, tỉnh phú thọ (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)