Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất nông nghiệp

a. Luật pháp và Chính sách:

Chính sách bao gồm Hiến Pháp, Pháp Luật, và các văn bản hướng dẫn thi hành đường lối của Đảng…Chính sách có vai trò vô cùng to lớn đến công tác QLNN nói chung, công tác QLNN về Đất đai nói riêng, Chính sách có tác động tới mọi mặt của quá trình QLNN đồng thời cũng là công cụ của quản lý nhà nước (Quốc hội, 2013).

Luật pháplà công cụ quản lý không thể thiếu được của Nhà nước, được Nhà nước xây dựng để tác động vào ý chí của con người nhằm điều chỉnh hành vi của con người theo mục đích quản lý của mình. Mối quan hệ sử dụng và khai thác Đất đai cũng được pháp Luật chi phối tác động trực tiếp (Quốc hội, 2013).

b. Điều kiện tự nhiên

Đất nông nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tiên là sản xuất nông nghiệp trong khi đó hoạt động sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) chịu sự tác động trực tiếp của điều kiện tự nhiên như địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu. Sử dụng Đất đai vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sử dụng diện tích bề mặt, đặc biệt cần phải chú ý tính thích nghi với điều kiện tự nhiên và quy Luật sinh thái tự nhiên của đất cũng như các yếu tố bao quanh mặt đất như: Ánh sáng, nhiệt độ,

lượng mưa. Trong điều kiện tự nhiên khí hậu là yếu tố hàng đầu tác động đến sử dụng đất nông nghiệp. Các yếu tố khí hậu rất đa dạng: Nhiệt độ trung bình, thời gian chiếu sáng,…nhưng có một điểm chung là các yếu tố này đều có ý nghĩa quan trọng đối với việc thích hợp, tăng trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Bởi thế mà quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp cần phải chú ý đến khí hậu của khu vực quản lý. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến cơ cấu mùa vụ cũng như cơ cấu cây trồng của từng khu vực. Nếu không chú ý đến yếu tố tự nhiên khi bố trí cây trồng, vật nuôi thì hậu quả tất yếu là hiệu quả mang lại không cao. Dự án trồng chè Nhật ở vùng Tây Bắc nước ta là một ví dụ. Thổ nhưỡng và nhiệt độ khu vực này không phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây chè Nhật nên dự án này đã thất bại gây thiệt hại về kinh tế cho Nhà nước cũng như người dân trong vùng dự án (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

Điều kiện tự nhiên mang tính khu vực đậm nét. Vị trí địa lý của vùng với sự khác biệt về khí hậu, nguồn nước, nhiệt độ,…sẽ quyết định khả năng, công dụng và hiệu quả của việc sử dụng đất. Vì vậy, việc sử dụng đất cần tuân thủ theo quy luật tự nhiên: Khai thác triệt để những lợi thế của đất, đồng thời khắc phục những hạn chế, né tránh những rủi ro. Sự khác biệt về địa hình, địa mạo, độ dốc,… dẫn tới sự khác nhau về khí hậu và ảnh hưởng đến việc lựa chọn và bố trí các loại cây trồng, vật nuôi, phương thức sản xuất phù hợp. Đặc biệt về điều kiện thổ nhưỡng là yếu tố chính cho sự phù hợp của từng loại cây trồng. Qua đó các nhà quản lý đất nông nghiệp cần đặc biệt chú ý đến yếu tố này để hoạch định một cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho địa phương mình. Nếu không quan tâm đến sự phù hợp của cây trồng với từng loại đất sẽ dẫn đến những hậu quả không lường (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

c. Điều kiện kinh tế - xã hội là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất nông nghiệp

Qua đó ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp; Đất nông nghiệp là một trong những loại đất trực tiếp tạo ra những của cải vật chất. Đất nông nghiệp tạo ra sản phẩm nuôi sống bản thân, gia đình người lao động và xã hội. Khi xã hội càng phát triển trình độ con người càng được nâng cao thì con người sẽ nắm được các quy luật tự nhiên, hiểu biết về khả năng sinh lợi của đất nên sẽ có biện pháp khai thác, sử dụng, bồi dưỡng đất. Kinh tế càng phát triển, con người càng có điều kiện đầu tư vào đất như: Phân bón, máy móc,…Do những điều kiện thuận lợi đó, con người nâng cao khả năng sinh lời của đất thông qua việc tăng năng suất lao

động, sử dụng đất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Song cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng đưa đến những hậu quả đáng lo ngại với việc sử dụng đất đai nhất là đất nông nghiệp. Kinh tế phát triển mạnh mẽ dẫn đến xu thế tất yếu là thu nhập tăng làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới (Ngoài ăn ở còn có vui chơi, giải trí,…). Vì vậy, Nhà nước cần phải có các chủ trương, chính sách sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp không để hiện tượng chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp diễn ra một cách tự phát, bừa bãi. Mặt khác, dân số Việt Nam tuy không còn ở giai đoạn bùng nổ nhưng cũng đang tăng nhanh, đặt ra một thực tế về nhu cầu đất ở. Diện tích đất ở tăng lên trong khi đó tổng quỹ đất trên phạm vi toàn cầu và phạm vi quốc gia không đổi, do vậy sẽ phải chuyển đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang làm đất ở. Nhưng ở các đô thị và những vùng dân cư đông đúc như đồng bằng sông Hồng thì diện tích đất chưa sử dụng là không đáng kể. Hậu quả nhãn tiền là diện tích đất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng. Tất cả những vấn đề trên đều dẫn đến một kết cục là diện tích đất nông nghiệp đang giảm. Các cấp, các ngành có trách nhiệm quản lý đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng cần phải có biện pháp để bảo đảm sử dụng đất đai hiệu quả và bền vững.

d.Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Đất đai

Hệ thống tổ chức QLNN về Đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam được thể hiện

Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về Đất đai trên địa bàn huyện

Lục Nam

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam (2018) Huyện ủy, UBND huyện Đảng ủy, UBND xã Phòng Tài nguyên và Môi trường Cán bộ Địa chính Văn phòng ĐK QSDĐ

Hộ, doanh nghiệp, tổ chức được giao sử dụng đất Phòng Tài nguyên và

Nhà nước thiết lập nên bộ máy quản lý Đất đai thay mình thực hiện chức năng quản lý toàn bộ các vấn đề có liên quan đến Đất đai. Theo quyết định của Nghị định 91/CP thông qua ngày 11/11/2002, Bộ Tài nguyên và Môi trường được thành lập. Bộ này thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Tài nguyên đất, Tài nguyên nước, Tài nguyên khoáng sản, thủy văn, đo đạc bản đồ trong phạm vi cả nước, quản lý Nhà nước về các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu vốn của Nhà nước trong các lĩnh vực trên theo quy định của pháp luật. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất nông nghiệp chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về Đất đai. Bộ máy tổ chức càng chặt chẽ, hoạt động càng hiệu quả thì công tác về đất nông nghiệp cũng được thực hiện đầy đủ, đồng bộ. Bộ máy quản lý Nhà nước về Đất đai được tổ chức để thực hiện các nội dung quản lý về Đất đai đã được quy định trong pháp Luật. Qua đó thể hiện chức năng quản lý của các cơ quan quản lý Đất đai sẽ hình thành nên hệ thống thông tin Đất đai nhằm phục vụ công tác quản lý chặt chẽ và hiệu quả quỹ đất của mình (Quốc hội, 2013).

e.Ý thức và nhận thức của người dân

Ý thức và nhận thức của người dân có ý nghĩa quan trọng trọng việc quản lý của nhà nước nói chung và QLNN về đất nông nghiệp nói riêng, người dân có ý thức trách nhiệm thì việc quản lý sẽ tốt và ngược lại sẽ có kết quả xấu nếu người dân không có ý thức về trách nhiệm của mình trong mọi công việc;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)