Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc đıểm địa bàn nghıên cứu

3.1.4. Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.4.1. Dân số

Theo niên giám thống kê năm 2017 dân số của huyện có 221.900 người, trong đó dân số huyện thị 12.752 người (chiếm 5.75% dân số chung của huyện). Phân theo giới tính, nữ có 107.830 người, chiếm 48,60% dân số của huyện; mật độ 364 người/km2.

Bảng 3.1. Dân số huyện Lục Nam giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Người

STT Dân số huyện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng số (người) 209.112 210.610 221.900

1.1 Dân số thành thị 12.373 12.556 12.752

Tỷ lệ (%) 6.09 5.96 5.75

1.2 Dân số nông thôn 196.379 198.223 209.148

Tỷ lệ (%) 93.91 94.04 94.25

2 Mật độ dân số (người/km2

) 344 346 364

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Nam (2017)

3.1.4.2. Lao động

Theo báo cáo của phòng Thương binh - xã hội, (năm 2017) lao động không có việc làm của huyện chiếm khoảng 7,0 - 10%, lao động nông thôn thời gian làm việc chỉ đạt khoảng 70%; Lao động hàng năm tăng thêm từ 2.500 - 3.000 người. Vì vậy số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng, do đó giải quyết việc làm hiện nay là vấn đề bức xúc của huyện (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

3.1.4.3. Giao thông

a. Hệ thống giao thông đường bộ

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 4 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã với tồng chiều dài 641 km. Quốc lộ, có 2 tuyến chạy qua dài 45 km, đã trải nhựa toàn bộ. Trong đó QL.31 từ Đại Lâm đến trại Mít (xã Đông Hưng) dài 17 km và QL.37 từ Đan Hội đến Bảo Sơn dài 28 km. Đường tỉnh, có 2 tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 62 km, Tỉnh lộ 293 (gồm đường tỉnh 293 và đường tỉnh 289 cũ) dài 51 km, Tỉnh lộ 295 với chiều dài qua huyện 11,1 km (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

Đường huyện, có 7 tuyến với tổng chiều dài 83 km, đã cứng hóa 12 km (tuyến Phương Sơn - Yên Sơn và tuyến Vũ Xã - Đan Hội), Đường xã, liên xã tổng chiều dài 282,4 km, trong đó đã cứng hóa 70,5 km mặt đường bê tông, Đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 472 km, trong đó 174 km đã được bê tông hóa. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của được phân bố khá hợp lý và thuận tiện. Các tuyến đường liên thôn, liên xã qua các khu đông dân cư và trung tâm xã nối với đường huyện, đường tỉnh, thuận tiện cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên chất lượng đường phần lớn còn thấp, ngoài 74,4 km đường nhựa (bao gồm QL 31, QL 37và một phần chiều dài tỉnh lộ 293,...) còn lại bề mặt nhiều tuyến còn hẹp, mặt đường xấu, xuống cấp, hạn chế lớn đến khả năng lưu thông (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

b. Đường sắt

Tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện từ xã Bảo Sơn đến Cẩm Lý có chiều dài 31 km qua 3 ga (Bảo Sơn, Lan Mẫu, Cẩm Lý) đã góp phần tích cực vào việc giao lưu hàng hoá phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu đi lại của nhân dân (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

c. Đường thuỷ

Ngoài hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, huyện còn có đường thủy là sông từ ngã ba Nhãn (xã Đan Hội) đến xã Trường Giang với chiều dài 38 km, tương đốithuận lợi trong việc giao lưu giữa các xã trong nội huyện cũng như với các khu vực xung quanh bằng các phương tiện vận tải thủy. Trên toàn tuyến sông có 7 bến đò ngang, 1 cầu phao, 8 bến bãi xếp dỡ hàng hóa, Để có hệ thống giao thông hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu về giao thông cũng như đáp ứng yêu

cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện những năm tới, ngoài việc nâng cấp, sửa chữa và mở rộng các tuyến đường hiện có, cần phải xây dựng thêm một số tuyến đường mới, đồng thời cũng phải dành ra một diện tích nhất định để phát triển đồng bộ hệ thống giao thông như bến xe, bãi đỗ xe, cảng sông, cầu (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

d. Thủy lợi

Hiện trên trên địa bàn huyện đã xây dựng được hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu như sau: Toàn huyện có 18 km đê, trong đó đê Thống Nhất dài 15,5 km (đã kè lát mái được 6 km), đê chợ Sa dài 2,5 km (đã kè lát mái được 1,5 km) góp phần tích cực trong công tác phòng chống lụt bão, giữ an toàn cho sản xuất và sinh hoạt; Hồ, đập: Ngoài hồ chứa Suối Nứa và hồ Cây Đa do xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Cầu Sơn quản lý, còn có 8 hồ có dung tích tương đối lớn (khoảng 500.000 m3/hồ), 8 đập tràn kiên cố và 70 hồ đập nhỏ; Trạm bơm: Ngoài các trạm bơm lớn do xí nghiệp khai thác công trình Thủy lợi Cầu Sơn quản lý (Khám Lạng, Cẩm lý, Chợ Sa, Bắc Sơn), trên địa bàn huyện còn có 107 trạm bơm tưới nhỏ và 2 trạm bơm tiêu; Hệ thống kênh mương; tổng chiều dài 280,7 km kênh mương các cấp; trong đó có một số hệ thống kênh chính sau: Kênh tưới Yên Lại (tỉnh quản lý) từ cầu Quật xã Bảo Sơn qua các xã Bảo Đài, Tam Dị, Tiên Hưng, Khám Lạng và Bắc Lũng; Kênh Y8 từ Bảo Đài đến Lan Mẫu; Kênh rưới Bảo Sơn từ xã Bảo Sơn qua xã Tam Dị và Đông Phú (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

Với hệ thống thủy lợi hiện có như trên, hàng năm tưới tiêu được gần 4.500 ha đất canh tác, Song do chất lượng công trình bị xuống cấp đã hạn chế đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa, gây nên tình trạng úng lụt ở một số khu vực, nhất là vùng đồng chiêm trũng (gồm các xã Yên Sơn, Bắc Lũng, Khám Lạng,...).

Mặt khác ở khu vực phía Đông của huyện, do không chủ động trong việc cung cấp nước tưới mà phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng nước ở các hồ đập dự trữ, nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất của vùng. Vì vậy, trong tương lai ngoài việc thường xuyên nạo vét, tu bổ, nâng cấp và mở rộng hệ thống này, cần phải xây dựng mới hệ thống kênh muông, trạm bơm cũng như từng bước thực hiện tốt chương trình ''kiên cố hoá kênh mương'', đảm bảo tưới tiêu theo yêu cầu và tiết kiệm đất (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

đ. Hệ thống lưới điện

Hệ thống lưới điện trên địa bàn huyện hiện có các trục đường dây 10KV và 35KV với tổng chiều dài 236 km; 02 trạm trung gian với dung lượng 7.400KVA và 151 trạm hạ thế với tổng dung lượng 26.171 KVA. Vì vậy đến nay 100% số xã của huyện và trên 99% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nhìn chung, hệ thống lưới điện xây dựng từ lâu, chắp vá, chất lượng kém, nay đã xuống cấp. Để đáp ứng điện năng cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ đời sống Nhân dân, trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dựng hệ thống lưới điện ở một số khu vực (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

g. Hệ thống viễn thông

Hệ thống bưu chính viễn thông không ngừng phát triển, hiện trên đã có 6 bưu điện khu vực và 21 điểm bưu điện văn hoá xã phục vụ cho trên 20 vạn dân thuộc địa bàn 27 xã, thị trấn. Mạng lưới điện thoại nông thôn ngày càng phát triển, năm 2000 đạt 3,58 máy điện thoại trên 100 người dân; đến năm 2014 tổng số máy điện thoại của huyện có 20.014 máy, đạt 10 máy trên 100 người dân. Hiện nay 100% số xã, thị trấn được phủ sóng truyền thanh và sóng truyền hình (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 48)