Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về đất nông

nghiệp cho huyện Lục Nam

Hệ thống các văn bản pháp Luật phải được nghiên cứu sâu sắc, khoa học và được ban hành đồng bộ, kịp thời, mang tính chất ổn định đồng thời các quy định pháp Luật dù có điều chỉnh nhương vẫn phải đảm bảo tính kế thừa. Đây là một yêu cầu rất quan trọng trong quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, nhìn chung hệ thống văn bản ở nước ta tính đồng bộ chưa cao, thiếu ổn định trong chính sách pháp luật về đất nông nghiệp là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng mất ổn định trong quản lý và sử dụng đất nông nghiệp.

Công tác quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng phải được xây dựng trước và phải được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Điều này đảm bảo cho việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn đất đai khan kiếm, tránh tình trạng tùy tiện trong việc thu hồi đất của người dân, làm cho người dân bị động trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến khó khăn trong cuộc sống.

Phải xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đất nông nghiệp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở công nghệ tin học điện tử hiện đại từ Trung ương đến địa phương.

Công tác quản lý của Nhà nước phải mạnh và có hiệu lực cao. Quyền lực Nhà nước phải mạnh để đảm bảo cho mọi chủ thể được hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật quy định và mọi chủ thể đều được tự do phát triển.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn cần được quan tâm thường xuyên, cần có chính sách thu hút cán bộ chuyên môn giỏi về lĩnh vực quản lý Đất đai.

Cần có nhiều Chương trình, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Thực hiện nghiêm túc về công tác thanh tra, kiểm tra về Đất đai.

Vì vậy tăng cương vai trò quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp, là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển đất nước, ở địa phương cụ thể nói riêng, là một tất yếu khách quan, là yêu cầu quan trọng.

Với bản chất nhà nước là của dân, do dân và vì dân, các chính sách về đất phải được xây dựng trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích của

toàn dân và lợi ích của người dân. Đây cũng là cơ sở quan trọng làm căn cứ để đề xuất, kiến nghị những phương hương, giải pháp cụ thể với lãnh đạo các địa phương cũng như với Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 37 - 38)