Sơ đồ, tổ chức quản lý Đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 59)

Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về Đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam được thể hiện qua sơ đồ 4.1

Hình 4.1. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Lục Nam

Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam (2018)

Phòng Tài nguyên Môi trường là cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND huyện thực hiện nhiệm vụ QLNN về Đất đai, trong đó việc quản lý đất nông nghiệp (1). Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp Luật về Đất đai;(2). tham mưu cho UBND huyện trong việc thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;(3). Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất; (4). cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình cá nhân; (5). Thực hiện thống kê, kiểm kê Đất đai; (6). Xây dựng bảng giá đất; (7). Xác định giá đất cụ thể; (9). Giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai.( Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2018)

Văn phòng đăng ký Đất đai: có nhiệm vụ giúp UBND huyện; (1). Thực hiện đăng ký biến động đất đai; (2). Theo dõi, cập nhật, chỉnh lý biến động vào sổ hồ sơ địa chính những biễn động đất đai trên toàn huyện; (3). Chuyển thông tin địa chính sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; (4). Thực hiện giao dịch đảm bảo; (5). Thực hiện thống kê đất đai; (6). Thực hiện dịch vụ đo đạc lập bản đồ địa chính.

Huyện ủy, UBND huyện Đảng ủy, UBND xã Phòng Tài nguyên và Môi trường Cán bộ Địa chính Văn phòng ĐK QSDĐ

Hộ, doanh nghiệp, tổ chức được giao sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường

Công chức địa chính xã: Thực hiện nhiệm vụ QLNN về Đất đai trong phạm vi xã, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của Phòng Tài nguyên Môi trường. Công chức địa chính xã có nhiệm vụ: (1). Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai; (2). Hướng dẫn các cá nhân, hộ gia đình lập hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp GCN và đăng ký biến động đất đai; (3). Xác nhận vào hồ sơ của người sử dụng đất; (4). Tham gia thực hiện trống kê Đất đai; (5). Tham gia hòa giải, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn; (6). Xử lý các vi phạm về đất đai theo thẩm quyền; (7). quản lý dấu mốc đo đạc , mốc địa giới, bảo quản tư liệu về đất đai, bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính; (8). Báo cáo tình hình sử dụng đất theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 58 - 59)