Phan Thị Thanh Tâm (2014), Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện;
Ngô Tôn Thanh (2012), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về Đất đai trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng thực hiện;
Đặng Hùng Võ (2017),Gải pháp hoàn thiện Chính sách đất đai trong giai đoạn hiện nay. Kinh tế tài chính Việt Nam.
Phạm Sỹ Lâm (2017) Huy động tài chính đất đai để phát triển hạ tầng. Kinh tế tài chính Việt Nam.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Lục Nam là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 608,6 km2, nằm ở toạ độ địa lý khoảng 21011' đến 21027' vĩ độ Bắc và l06018' đến l06041' kinh độ Đông.
Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng Sơn.
Phía Nam giáp huyện Chí Linh (Hải Dương) và Đông Triều (Quảng Ninh). Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Lục Nam
Với đường quốc lộ 31 và 37, tuyến đường sắt Kép - Hạ Long và đường vành đai 5 được xây dựng trong thời gian tới chạy qua địa bàn huyện tạo cho có điều kiện thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các huyện khác trong tỉnh, thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thuộc vùng Trung du Miền núi Bắc bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Địa hình
Lục Nam có địa hình đồi núi thấp xen lẫn những cánh đồng bằng phẳng; phía Đông Bắc có dãy núi Bảo Đài, đỉnh cao nhất 284 m; phía Đông có vòng cung Yên Tử, đỉnh cao nhất 779 m; phía Đông Nam có dãy núi Huyền Đinh, đỉnh cao nhất 615 m. Đặc điểm trên tạo cho huyện có địa hình lòng chảo, nghiêng dần từ Đông Bắc, Đông và Đông Nam sang phía Tây Nam và phân chia lãnh thổ huyện thành các vùng địa hình khác nhau: Vùng rẻo cao: Nằm về phía Đông Nam huyện, bao gồm 4 xã Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn và Vô Tranh, chiếm 32% diện tích toàn huyện. Vùng miền núi: Bao gồm 8 xã Đông Hưng, Nghĩa Phương, Trường Giang, Đông Phú, Tam Dị, Bảo Sơn, Chu Điện, Huyền Sơn, chiếm 39% diện tích tự nhiên. Vùng đồi núi thấp: Bao gồm 15 xã, thị trấn còn lại, chiếm 29% diện tích tự nhiên, có địa hình tương đối bằng phẳng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.1.2. Khí hậu
Do phía Bắc có dãy núi Bảo Đài, phía Đông có dãy Yên Tử (thuộc vòng cung Đông Triều)che chắn nên khí hậu mang tính chất của khí hậu lục địa vùng núi Đông Bắc khá rõ rệt. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 230C - 24
0C. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.470 mm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 81,9% (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.1.3. Thuỷ văn
Sông chính chảy qua huyện là sông , bắt nguồn từ Đình Lập (Lạng Sơn)
và từ các khe núi Bảo Đài - Yên Tử (chảy qua địa bàn huyện) với chiều dài 38 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và Bắc Nam. Do lòng sông rộng, ít khúc quanh; mực nước thấp nhất về mùa khô là 0,7 m, biên độ giao động giữa mùa lũ và mùa khô tương đối lớn; mực nước trung khoảng dưới 7 m; nên có ý nghĩa rất lớn trong việc phát triển giao thông đường thủy cũng như cung cấp nước tưới cho cây trồng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2. Sử dụng đất
3.1.2.1. Tài nguyên đất
a. Nhóm đất phù sa
Diện tích 17.088 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng đồi núi thấp và được chia làm 6 loại đất: Đất phù sa được bồi hàng năm;Đất phù sa không được bồi
hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm xuất hiện glây; Đất phù sa có
tầng loang lổ đỏ vàng; Đất phù sa úng nước; Đất phù sa ngòi suối (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
b. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 23.000 ha, chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên và được chia làm 4 loại đất: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích tự nhiên) phân bố ở các xã Bảo Sơn, Bảo Đài, Thanh Lâm, Phương Sơn, Nghĩa Phương, Cương Sơn,..Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ:
diện tích khoảng 2.000 ha (chiếm 3% diện tích tự nhiên) phân bố chủ yếu ở các xã Chu Điện, Cương Sơn, Lan Mẫu, Tiên Hưng, Đông Hưng, Trường Giang,... trên các khu vực đồi thấp, ít; Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, lẫn sa thạch: diện tích khoảng 12.000 ha (chiếm 20% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các xã vùng miền núi, rẻo cao như Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh, Trường Giang, Bảo Sơn, Đông Phú, Đông Hưng, Tam Dị, Đất vàng nhạt trên đá cát: diện tích khoảng 5.000 ha (chiếm 8% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở vùng đồi núi cao thuộc các xã Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, Nghĩa Phương, Đông Hưng, Đông Phú,... (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam, 2017).
c. Đất bạc màu
Diện tích khoảng 3.000 ha (chiếm 5% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các xã Tiên Hưng, Tiên Nha, Bảo Sơn, Chu Điện, Lan Mẫu, Cương Sơn,... (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
d. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ:
Diện tích khoảng 3.000 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Tam Dị, Đông Hưng, Đông Phú, Bảo Sơn, Nghĩa Phương,…(Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
e. Đất xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở vùng núi cao thuộc các xã Lục Sơn, Trường Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh,
Đông Hưng, Đông Phú, Nghĩa Phương,... Do quá trình rửa trôi, xói mòn nên loại đất này có tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu, cần được cải tạo để đưa vào phát triển các loại cây lâm nghiệp (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là lượng nước trên sông và hệ thống suối, ao hồ trên địa bàn do lượng mưa khoảng 1.500 mm/năm rơi xuống được tích lại (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
b. Nước ngầm
Nước ngầm trên địa bàn hiện chưa được thăm dò và đánh giá trữ lượng. Hiện trên nước ngầm chủ yếu khai thác cho mục đích sinh hoạt (khoan giếng) (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện tuy phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng nhỏ, không đủ để phát triển công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn. Tuy nhiên cũng có một số loại khoáng sản dưới đây có ý nghĩa góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Đất sét: Là loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá tốt, Sét làm gạch ngói được phân bố khá tập trung ở các xã Bảo Đài, Tam Dị, Cẩm Lý, Bảo Sơn, Vũ Xá và thị trấn Đồi Ngô. Một số mỏ điển hình, như Cầu Sen, trữ lượng 16,6 triệu m3; Buộm (Bảo Sơn), trữ lượng 61,2 triệu m3; Cẩm lý, trữ lượng 2,0 triệu m3 (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Đá các loại:Đá được khai thác chủ yếu làm vật liệu xây dựng và tập trung nhiều ở khu vực dãy núi Bảo Đài, Yên Tử và Huyền Đình. Các mỏ khai thác thường ở những nơi có điểm lộ đá gốc và thuận tiện giao thông; các mỏ có khả năng khai thác tập trung ở xã Lục Sơn (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Cát, sỏi: Cát, sỏi được phân bố với trữ lượng khá lớn dọc theo sông và hiện đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện nay khai thác cát, sỏi đã được cơ giới hóa, sản lượng khai thác này một tăng. Cần chú ý quản lý
chặt chẽ khai tác nguồn khoáng sản này trong những năm tới (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Than đá: Than đá trên địa bàn có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều và một số điểm than bùn nằm ở khu vực gần trung tâm huyện. Hiện có một số mỏ có khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như mỏ than antraxit ở Nước Vàng xã Lục Sơn; mỏ than bùn ở Khám Lạng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Kim loại: Trên địa bàn huyện đã tìm thấy một số điểm có kim loại, như quặng đồng ở xã Cẩm Lý; thủy ngân ở Vân Non xã Lục Sơn, nhưng trữ lượng ít, không có khả năng khai thác (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.4. Tài nguyên rừng
Thảm thực vật trên địa bàn huyện còn tương đối khá. Theo số liệu kiểm kê tính đến ngày 01/01/2015, toàn huyện có 26.317,42 ha đất lâm nghiệp, chiếm 43,24% tổng diên tích đất tự nhiên. Trong đó: Rừng sản xuất có 22.573,86 ha chiếm 37,09% tổng diên tích đất tự nhiên, rừng đặc dụng có 3.743,56 ha chiếm 6,15% tổng diên tích đất tự nhiên; tỷ lệ che phủ đạt 47%, là huyện hiện có tỷ lệ che phủ rừng lớn thứ hai của tỉnh (sau Sơn Động). Rừng tự nhiên hiện phân bố nhiều ở xã Lục Sơn, Nghĩa Phương, Trường Sơn, Vô Tranh, Bình Sơn và xã Huyền Sơn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích 3.743 ha với hệ thực vật rừng khá phong phú, nhiều loại cây rừng quý hiếm, như táu mật, sến, dẻ, trám, gụ...Trên diện tích rừng trồng, thảm thực vật chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng,... ngoài vai trò sản xuất kinh tế còn có tác dụng phòng hộ, cảnh quan, điều hoà tiểu khí hậu của vùng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.3. Thực trạng môi trường
Lục Nam là một huyện miền núi có tỷ lệ che phủ rừng đạt 47% và hiện trên là huyện thuần nông, công nghiệp, đô thị đang được hình thành, chưa phát triển mạnh, nên hiện trên mức độ ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai chưa nghiêm trọng. Tuy nhiên hiện nay cần chú ý giải quyết tốt một số vấn đề về môi trường đã phát sinh trong những năm qua trên địa bàn huyện. Có vậy mới đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ môi trường của huyện trong thời gian tới (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Những vấn đề môi trường cần tập trung giải quyết là đẩy mạnh phong trào trồng rừng, bảo vệ rừng đảm bảo tỷ lệ che phủ đạt mức cân bàng sinh thái cho một huyện miền núi; thu gom rác thải ở các khu dân cư đô thị; quản lý việc thực hiện bảo vệ môi trường ở khu khai thác than, khai thác cát sỏi, làm gạch và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Về công tác thu gom rác thải, tuy UBND huyện đã ban hành Thông báo số 28/TB-UBND ngày 22/02/2006 về quy hoạch và xây dựng bãi chứa rác thải để chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn thực hiện; song đến nay mới có 07/27 xã, thị trấn (Bảo Sơn, Bảo Đài, Khám Lạng, TT , Cẩm Lý, Chu Điện, Đông Phú) tiến hành xây dựng bãi rác đi vào hoạt động với diện tích 2,20 ha. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty cổ phần môi trường 27/7 thuê diện tích đất 1,8 ha để chuẩn bị đầu tư dây truyền xử lý rác thải trên thị trấn Đồi Ngô. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường chất thải rắn ở 20 xã hiện nay chưa được giải quyết triệt để (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Vấn đề môi trường ở các khu khai thác khoáng sản (khai thác than ở Lục Sơn, lấy đất sét để san mặt bằng xây dựng, khai thác cát, sỏi trên sông , đốt gạch, ngói ở các xã) hiện chưa được quản lý chặt chẽ, còn nhiều vụ việc gây ô nghiễm môi trường xảy ra. Theo báo cáo của phòng Tài nguyên và Môi trường, trong 5 năm qua có 59 trường hợp khai thác cát sỏi trái phép; 20 trường hợp sản xuất gạch ngói thủ công, 04 trường hợp khai thác đất đồi vi phạm về bảo vệ môi trường (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Vấn đề môi trường ở các cụm công nghiệp: Hiện nay trên địa bàn huyện đã có một số cụm công nghiệp đi vào hoạt động (TT. Đồi ngô, Tiên Hưng); song trên các cụm công nghiệp này hiện nay chưa xây dựng hệ thống xử lý nước, không khí và chất thải rắn các loại; vấn đề môi trường khu đô thị: Trên các trục đường trung tâm các thị trấn, các phương tiện giao thông cơ giới hoạt động tạo ra chất thải, khí thải độc hại và gây tiếng ồn, gây bụi làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới nhân dân hai bên đường. Bên cạnh đó một số khu dân cư có dân số tập trung, mật độ xây dựng lớn (Thị trấn, ngã tư Đồi Ngô) có lượng chất thải nhiều nhưng lại chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước, rác thải; vì vậy đã làm ô nhiễm bầu không khí và nguồn nước mạch nông, vấn đề môi trường trong nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp việc sử dụng các chế phẩm hoá học để trừ sâu, diệt cỏ dại và phân hoá học cũng tác động đến môi trường nông thôn. Ngoài
ra nạn chặt phá rừng bừa bãi ở một số nơi đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái khu vực gây nên tình trạng đất trống đồi núi trọc, xói mòn, rửa trôi (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Từ những vấn đề trên, cần dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên môi trường sinh thái trong khu vực (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.4. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.4.1. Dân số
Theo niên giám thống kê năm 2017 dân số của huyện có 221.900 người, trong đó dân số huyện thị 12.752 người (chiếm 5.75% dân số chung của huyện). Phân theo giới tính, nữ có 107.830 người, chiếm 48,60% dân số của huyện; mật độ 364 người/km2.
Bảng 3.1. Dân số huyện Lục Nam giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Người
STT Dân số huyện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Tổng số (người) 209.112 210.610 221.900
1.1 Dân số thành thị 12.373 12.556 12.752
Tỷ lệ (%) 6.09 5.96 5.75
1.2 Dân số nông thôn 196.379 198.223 209.148
Tỷ lệ (%) 93.91 94.04 94.25
2 Mật độ dân số (người/km2
) 344 346 364
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lục Nam (2017)
3.1.4.2. Lao động
Theo báo cáo của phòng Thương binh - xã hội, (năm 2017) lao động không có việc làm của huyện chiếm khoảng 7,0 - 10%, lao động nông thôn thời gian làm việc chỉ đạt khoảng 70%; Lao động hàng năm tăng thêm từ 2.500 - 3.000 người. Vì vậy số lao động cần sắp xếp việc làm ngày càng tăng, do đó giải quyết việc làm hiện nay là vấn đề bức xúc của huyện (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.4.3. Giao thông
a. Hệ thống giao thông đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện được hình thành theo 4 cấp quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện, xã với tồng chiều dài 641 km. Quốc lộ, có 2 tuyến chạy qua dài 45 km, đã trải nhựa toàn bộ. Trong đó QL.31 từ Đại Lâm đến trại Mít (xã Đông Hưng) dài 17 km và QL.37 từ Đan Hội đến Bảo Sơn dài 28 km. Đường tỉnh, có 2 tỉnh lộ chạy qua địa bàn huyện với tổng chiều dài 62 km, Tỉnh lộ 293 (gồm đường tỉnh 293 và đường tỉnh 289 cũ) dài 51 km, Tỉnh lộ 295 với chiều dài qua huyện 11,1 km (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Đường huyện, có 7 tuyến với tổng chiều dài 83 km, đã cứng hóa 12 km (tuyến Phương Sơn - Yên Sơn và tuyến Vũ Xã - Đan Hội), Đường xã, liên xã tổng chiều dài 282,4 km, trong đó đã cứng hóa 70,5 km mặt đường bê tông, Đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 472 km, trong đó 174 km đã được bê tông hóa. Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của được phân bố khá hợp lý và thuận tiện. Các tuyến đường liên thôn, liên xã qua các khu đông dân cư và trung tâm xã nối với đường huyện, đường tỉnh, thuận tiện cho lưu thông hàng hóa và đi lại của nhân dân. Tuy nhiên chất lượng đường phần lớn còn thấp, ngoài 74,4 km đường nhựa (bao gồm QL 31, QL 37và một phần chiều dài tỉnh lộ 293,...) còn lại bề mặt nhiều tuyến còn hẹp, mặt đường xấu, xuống cấp, hạn chế lớn đến khả năng lưu thông (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
b. Đường sắt
Tuyến đường sắt đi qua địa bàn huyện từ xã Bảo Sơn đến Cẩm Lý có chiều