Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc đıểm địa bàn nghıên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.1.1. Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu và tài liệu thứ cấp có sẵn từ các thông tin được công bố chính thức từ các cơ quan nhà nước, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về công tác quản lý Nhà nước đối với đất nông nghiệp.
Số liệu thứ cấp là những số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu của đề tài, chủ yếu là kết quả nghiên cứu và được công bố chính thức.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn khác nhau: Các văn bản pháp lý về lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp: Luật, Nghị định, Quyết định, các Chính sách,…; Các công trình nghiên cứu khoa học về quản lý đất nông nghiệp; các luận án, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài; báo cáo tổng kết về quản lý đất nông nghiệp của các cơ quan trên địa bàn tỉnh, báo cáo về kinh tế-xã hội huyện , thống kê kiểm kê Đất đai của phòng TNMT huyện;
3.2.1.2. Thu thập số liệu và dữ liệu sơ cấp
a. Chọn điểm nghiên cứu
Để nghiên cứu quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Chọn 3 xã nghiên cứu đại diện cho 3 vùng khác nhau của huyện, (1) xã Bảo Sơn đại diện cho vùng miền núi, (2) xã Thanh Lâm đại diện vùng đồi núi thấp, (3) xã Bình Sơn đại diện vùng rẻo cao:
(1) Xã Bảo Sơn (đại diện cho vùng Miền núi)
đất nông nghiệp là 1.672,44 ha (chiếm 71,43 %), diện tích đất phi nông nghiệp là 593,29 ha (chiếm 25,18 %), diện tích đất chưa sử dụng là 79,73 ha (chiếm 3,39 %). Xã nằm cách 10km về phía Đông của trung tâm huyện Lục Nam, là xã miền núi thuần nông, có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế - xã hội có Quốc lộ 37, Tỉnh lộ 295 chạy qua, ngoài ra còn có tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn với ga Bảo Sơn cách trung tâm xã 1 km là nơi tập kết, có chợ Bảo Sơn vận chuyển hàng hoá của xã với các vùng lân cận và ngược lại. Tình hình chính trị, xã hội ổn định, đời sống kinh tế của nhân dân trung bình khá (Ủy ban Nhân xã Bảo Sơn, 2017).
(2) Xã Thanh Lâm (đại diện cho vùng Đồi núi thấp)
Xã Thanh Lâm, có tổng diện tích tự nhiên là 1648.73 ha, Đất nông nghiệp: 1357,51 ha chiếm 82,34% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp : 290,89 ha chiếm 17,64% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất chưa sử dụng: 0,33 ha chiếm 0,02% tổng diện tích tự nhiên là xã miền núi nằm ở vị trí phía đông tỉnh Bắc Giang và là xã có vị trí nằm ở phía tây của huyện Lục Nam.
Trên địa bàn xã có hệ thông giao thống Tỉnh lộ 295 chạy qua, giúp địa phương dễ dàng trao đổi hàng hóa, tiếp thu những thông tin khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng còn thiếu, các hạng mục công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao, trung tâm hành chính xã đều đã có nhưng còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn (Ủy ban Nhân dân xã Thanh Lâm, 2017.)
(3) Xã Bình Sơn (đại diện cho vùng Rẻo cao)
Xã Bình Sơn có tổng diện tích tự nhiên 2.681,64 ha, trong đó đất nông nghiệp là 2.190,73 ha chiếm 81,68 %, diện tích đất phi nông nghiệp là 425,95 ha chiếm 15,88 %, diện tích đất chưa sử dụng là 65,16 ha chiếm 2,44 %. Xã Bình Sơn nằm cách trung tâm huyện 25km về phía Tây của trung tâm huyện Lục Nam. Đây là một xã thuộc vùng Rẻo cao của huyện, người dân nơi đây chủ yếu là thuần nông. Trên địa bàn xã có hệ thông giao thống Tỉnh lộ 293 chạy qua, có trung tâm Chợ Đồng Đỉnh giúp địa phương dễ dàng trao đổi hàng hóa, tiếp thu những thông tin khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng còn thiếu, các hạng mục công trình giao thông, thuỷ lợi, điện, các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá - thể thao, trung tâm hành chính xã đều đã có nhưng còn nghèo nàn, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn (Ủy ban Nhân dân xã Bình Sơn, 2017)
b. Phương pháp thu thập
Điều tra: 90 hộ dân làm nông nghiệp trên 03 xã các hộ dân có nguồn lực điều kiện kinh tế khác nhau, để phục vụ cho quá trình làm luận văn, xây dựng phiếu điều tra về quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, nội dung về câu hỏi lý thuyết và thực tế, hỗn hợp cho các hộ gia đình trong 03 xã trên 01 huyện là xã Thanh Lâm, xã Bảo Sơn, xã Bình sơn, bên cạnh đó còn điều tra về người đại diện nhà nước về quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu đặc biệt là 3 xã trên;
Hộ nông dân thường xuyên canh tác và sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp;
Nội dung phiếu điều tra Thu thập thông tin mục đích sử dụng, tình hình sử dụng…
Phương pháp đến tận địa bàn điều tra: Điều tra phỏng vấn;
Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 03 đại diện để điều tra nghiên cứu thu thập thông tin sâu về tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp: xã Bình Sơn, xã Bảo Sơn và xã Thanh Lâm
Chọn cán bộ, phỏng vấn sâu: Số lượng: 31 người, trong đó:
Bảng 3.2. Thống kê số lượng mẫu điều tra
Đơn vị tính: người
Đơn vị Đối tượng điều tra Số lượng Phiếu
1. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Bí thư, Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch 04 2. Phòng Tài nguyên Môi trường Lãnh đạo, chuyên viên 05
3. Phòng Nông nghiệp Lãnh đạo, chuyên viên 02
4. Doanh Nghiệp Lãnh Đạo 05
5. Đối với 03 xã nghiên cứu (xã Thanh Lâm; xã Bảo Sơn; xã Bình Sơn)
BT Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Cán bộ Địa chính xã
(mỗi xã 05 người) 15
Hộ nông dân (mỗi xã 30 hộ) 90
Cán bộ cấp huyện: Lãnh đạo UBND huyện 04 người, Lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường 05 người; Phòng nông nghiệp 02 người
Cán bộ cấp xã: 15 người (05 người/1 xã, gồm: 03 Cán bộ lãnh đạo xã và 02 Cán bộ nghiệp vụ cấp xã),
Lãnh đạo Doanh nghiệp: 5 người (1 người/ 1 Doanh nghiệp)
Chọn hộ: Tiến hành chọn ngẫu nhiên 90 hộ đang sử dụng đất nông nghiệp, thuộc 03 xã đã được chọn (30 hộ/1 xã), lấy ý kiến của các hộ về quá trình triển khai các nội dung QLNN về đất nông nghiệp.