Thống kê số lượng mẫu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)

Đơn vị tính: người

Đơn vị Đối tượng điều tra Số lượng Phiếu

1. Lãnh đạo Ủy ban Nhân dân huyện Bí thư, Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch 04 2. Phòng Tài nguyên Môi trường Lãnh đạo, chuyên viên 05

3. Phòng Nông nghiệp Lãnh đạo, chuyên viên 02

4. Doanh Nghiệp Lãnh Đạo 05

5. Đối với 03 xã nghiên cứu (xã Thanh Lâm; xã Bảo Sơn; xã Bình Sơn)

BT Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND; Cán bộ Địa chính xã

(mỗi xã 05 người) 15

Hộ nông dân (mỗi xã 30 hộ) 90

Cán bộ cấp huyện: Lãnh đạo UBND huyện 04 người, Lãnh đạo và cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường 05 người; Phòng nông nghiệp 02 người

Cán bộ cấp xã: 15 người (05 người/1 xã, gồm: 03 Cán bộ lãnh đạo xã và 02 Cán bộ nghiệp vụ cấp xã),

Lãnh đạo Doanh nghiệp: 5 người (1 người/ 1 Doanh nghiệp)

Chọn hộ: Tiến hành chọn ngẫu nhiên 90 hộ đang sử dụng đất nông nghiệp, thuộc 03 xã đã được chọn (30 hộ/1 xã), lấy ý kiến của các hộ về quá trình triển khai các nội dung QLNN về đất nông nghiệp.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được kiểm tra lại, điều chỉnh nếu có sai sót, mã hóa, nhập vào máy tính (qua Excel hoặc phần mềm…);

Sử dụng các công cụ phần mềm trên máy tính để sắp xếp, hệ thống lại, chọn lọc, phân tổ, tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu;

Trình bày các kết quả tổng hợp dữ liệu trên các bảng, sơ đồ, đồ thị…

3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

a. Phương pháp thống kê mô tả

Thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu là tình hình quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian qua nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và đề ra các giải pháp tăng cường nâng cao quản lý đất nông nghiệp ở địa phương.

Chỉ ra các đặc trưng của tổng thể nghiên cứu, phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán và đề nghị giải pháp trên cơ sở các số liệu thu thập được.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua việc so sánh các chỉ số, việc phân tích các luận cứ, giả thuyết đưa ra sẽ làm sâu sắc hơn quá trình đánh giá, nhìn nhận về tình hình quản lý đất nông nghiệp ở địa phương.

Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của các loại đất trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó có những khuyến nghị sát thực, hiệu quả cho việc quản lý đất nông nghiệp một cách hiệu quả..

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1. Các chỉ tiêu thể hiện thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Lục Nam về tổng diện tích đất tự nhiên và diện tích từng loại đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam; Mức độ biến động từng loại đất qua các năm 2015; 2016; 2017;

3.2.3.2. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả về công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam

Đánh giá sự phù hợp của chính sách quản lý Đất đai, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kết quả giao đất, thu hồi đất nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp; kết quả đăng ký Đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kết quả thanh tra kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm

3.2.3.3. Nhóm chỉ tiêu tác động tới công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam

Cơ chế, Chính sách pháp Luật về Đất đai, bộ máy năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về Đất đai đánh giá chất lượng năng lực đội ngũ cán bộ quản lý Đất đai ở huyện Lục Nam, ý thức người dân trong việc chấp hành các quy định pháp Luật về Đất đai;

3.2.3.4. Chỉ tiêu ý thức và nhận thức của người dân về quản lý sử dụng Đất nông nghiệp

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Tổng quan về tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

Năm 2017, diện tích đất tự nhiên của huyện Lục Nam là 60.860,93 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp của huyện là 53.120,48 ha chiếm 87,28% diện tích đất tự nhiên của huyện. Diện tích đất nông nghiệp phân bố không đồng đều trong toàn huyện xã, có nhiều đất nông nghiệp là xã Yên Sơn với 1.138,85 ha chiếm 79,30 % tổng diện tích tự nhiên của xã, chiếm 1,87% diện tích đất tự nhiên của huyện, xã Trường Giang có ít đất nông nghiệp nhất với 190,12ha chiếm 15% diện tích tự nhiên của xã, chiếm 0,3% diện tích tự nhiên của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 56)