Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc đıểm địa bàn nghıên cứu
3.1.2. Sử dụng đất
3.1.2.1. Tài nguyên đất
a. Nhóm đất phù sa
Diện tích 17.088 ha, phân bố tập trung ở các xã vùng đồi núi thấp và được chia làm 6 loại đất: Đất phù sa được bồi hàng năm;Đất phù sa không được bồi
hàng năm; Đất phù sa không được bồi hàng năm xuất hiện glây; Đất phù sa có
tầng loang lổ đỏ vàng; Đất phù sa úng nước; Đất phù sa ngòi suối (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
b. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích 23.000 ha, chiếm khoảng 38% diện tích tự nhiên và được chia làm 4 loại đất: Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích tự nhiên) phân bố ở các xã Bảo Sơn, Bảo Đài, Thanh Lâm, Phương Sơn, Nghĩa Phương, Cương Sơn,..Đất đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ:
diện tích khoảng 2.000 ha (chiếm 3% diện tích tự nhiên) phân bố chủ yếu ở các xã Chu Điện, Cương Sơn, Lan Mẫu, Tiên Hưng, Đông Hưng, Trường Giang,... trên các khu vực đồi thấp, ít; Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét, lẫn sa thạch: diện tích khoảng 12.000 ha (chiếm 20% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các xã vùng miền núi, rẻo cao như Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh, Trường Giang, Bảo Sơn, Đông Phú, Đông Hưng, Tam Dị, Đất vàng nhạt trên đá cát: diện tích khoảng 5.000 ha (chiếm 8% diện tích tự nhiên), phân bố tập trung ở vùng đồi núi cao thuộc các xã Bình Sơn, Lục Sơn, Trường Sơn, Nghĩa Phương, Đông Hưng, Đông Phú,... (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam, 2017).
c. Đất bạc màu
Diện tích khoảng 3.000 ha (chiếm 5% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở các xã Tiên Hưng, Tiên Nha, Bảo Sơn, Chu Điện, Lan Mẫu, Cương Sơn,... (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
d. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ:
Diện tích khoảng 3.000 ha, phân bố chủ yếu ở các xã Tam Dị, Đông Hưng, Đông Phú, Bảo Sơn, Nghĩa Phương,…(Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
e. Đất xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích khoảng 4.000 ha (chiếm 6,7% diện tích tự nhiên), phân bố chủ yếu ở vùng núi cao thuộc các xã Lục Sơn, Trường Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh,
Đông Hưng, Đông Phú, Nghĩa Phương,... Do quá trình rửa trôi, xói mòn nên loại đất này có tầng đất mỏng, độ phì kém, bạc màu, cần được cải tạo để đưa vào phát triển các loại cây lâm nghiệp (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.2. Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là lượng nước trên sông và hệ thống suối, ao hồ trên địa bàn do lượng mưa khoảng 1.500 mm/năm rơi xuống được tích lại (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
b. Nước ngầm
Nước ngầm trên địa bàn hiện chưa được thăm dò và đánh giá trữ lượng. Hiện trên nước ngầm chủ yếu khai thác cho mục đích sinh hoạt (khoan giếng) (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện tuy phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng nhỏ, không đủ để phát triển công nghiệp khai khoáng với quy mô lớn. Tuy nhiên cũng có một số loại khoáng sản dưới đây có ý nghĩa góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Đất sét: Là loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng khá tốt, Sét làm gạch ngói được phân bố khá tập trung ở các xã Bảo Đài, Tam Dị, Cẩm Lý, Bảo Sơn, Vũ Xá và thị trấn Đồi Ngô. Một số mỏ điển hình, như Cầu Sen, trữ lượng 16,6 triệu m3; Buộm (Bảo Sơn), trữ lượng 61,2 triệu m3; Cẩm lý, trữ lượng 2,0 triệu m3 (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Đá các loại:Đá được khai thác chủ yếu làm vật liệu xây dựng và tập trung nhiều ở khu vực dãy núi Bảo Đài, Yên Tử và Huyền Đình. Các mỏ khai thác thường ở những nơi có điểm lộ đá gốc và thuận tiện giao thông; các mỏ có khả năng khai thác tập trung ở xã Lục Sơn (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Cát, sỏi: Cát, sỏi được phân bố với trữ lượng khá lớn dọc theo sông và hiện đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng. Hiện nay khai thác cát, sỏi đã được cơ giới hóa, sản lượng khai thác này một tăng. Cần chú ý quản lý
chặt chẽ khai tác nguồn khoáng sản này trong những năm tới (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Than đá: Than đá trên địa bàn có nguồn gốc từ mạch than Đông Triều và một số điểm than bùn nằm ở khu vực gần trung tâm huyện. Hiện có một số mỏ có khả năng khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện, như mỏ than antraxit ở Nước Vàng xã Lục Sơn; mỏ than bùn ở Khám Lạng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
Kim loại: Trên địa bàn huyện đã tìm thấy một số điểm có kim loại, như quặng đồng ở xã Cẩm Lý; thủy ngân ở Vân Non xã Lục Sơn, nhưng trữ lượng ít, không có khả năng khai thác (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).
3.1.2.4. Tài nguyên rừng
Thảm thực vật trên địa bàn huyện còn tương đối khá. Theo số liệu kiểm kê tính đến ngày 01/01/2015, toàn huyện có 26.317,42 ha đất lâm nghiệp, chiếm 43,24% tổng diên tích đất tự nhiên. Trong đó: Rừng sản xuất có 22.573,86 ha chiếm 37,09% tổng diên tích đất tự nhiên, rừng đặc dụng có 3.743,56 ha chiếm 6,15% tổng diên tích đất tự nhiên; tỷ lệ che phủ đạt 47%, là huyện hiện có tỷ lệ che phủ rừng lớn thứ hai của tỉnh (sau Sơn Động). Rừng tự nhiên hiện phân bố nhiều ở xã Lục Sơn, Nghĩa Phương, Trường Sơn, Vô Tranh, Bình Sơn và xã Huyền Sơn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích 3.743 ha với hệ thực vật rừng khá phong phú, nhiều loại cây rừng quý hiếm, như táu mật, sến, dẻ, trám, gụ...Trên diện tích rừng trồng, thảm thực vật chủ yếu là bạch đàn, keo lá tràm, keo tai tượng,... ngoài vai trò sản xuất kinh tế còn có tác dụng phòng hộ, cảnh quan, điều hoà tiểu khí hậu của vùng (Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Lục Nam 2017).