Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông

NƯỚC VỀ ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM 4.4.1. Căn cứ và định hướng về đất nông nghiệp

4.4.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp

Để góp phần đảm an ninh lương thực và ổn định đời sống nhân dân thì phải duy trì phần diện tích đất nông nghiệp ở một tỷ lệ nhất định đồng thời có các

biện pháp thâm canh thâm canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất và hiệu quả sản xuất trên từng đơn vị sản xuất áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chú trọng phát triển sản xuất cây chủ lực; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng sản xuất theo hướng hàng hóa, chất lượng giá trị cao và không ảnh hưởng đến môi trường, khai thác toàn bộ quỹ đất nông nghiệp và các mục đích cụ thể không để tình trạng đất hoang, sử dụng đất hợp lý tiết kiệm, hiệu quả từng bước chuyển đổi cơ cấu trong SXNN theo hướng cơ giới hóa tăng sản lượng cây trồng tăng diện tích sản xuất chuyển đổi mùa vụ khai thác sử dụng toàn bộ quỹ đất nông nghiệp vào mục đích cụ thể không để tình trạng còn đất hoang từng bước phân bổ sử dụng quỹ đất phù hợp đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ, đối với đất sản xuất bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất trồng lúa nước tiến hành các biện pháp thâm canh, tăng năng suất, tăng chất lượng nông sản bảo đảm nhu cầu lương thực lựa chọn giống cây trồng vật nuôi dựa trên thế mạnh của tỉnh, gắn việc khai thác đi đôi với nhiệm vụ cải tạo bảo vệ làm tăng độ phì nhiêu của đất chống suy thoái gắn lợi ích kinh tế với bảo vệ Môi trường bảo đảm sử dụng bền vững Đất đai.

4.4.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

Để phát triển một nền nông nghiệp có hiệu quả theo hướng da canh bền vững gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chất lượng cao cần phải có một nền nông nghiệp sạch, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên môi trường của huyện cần chú trọng hiệu quả sử dụng đất chuyển đổi cơ cấu đất đai hợp lý, đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng có khả năng đưa vào sản xuất nông nghiệp, tập trung quy hoạch vùng sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, đưa các ứng dụng khoa học công nghệ chất lượng cao hiệu quả và bền vững. Đầu tư cải tạo đất chưa sử dụng có khẳn năng đưa vào sản xuất nông nghiệp.

4.4.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lục Nam địa bàn huyện Lục Nam

4.4.2.1. Tăng cường hiệu lực thực hiện các văn bản pháp Luật về Đất đai

Tăng cường tuyên truyền chủ trương, Chính sách của Đảng và pháp Luật của nhà nước về công tác quản lý Đất đai đến người dân bằng nhiều hình thức với tất cả người dân có liên quan đến quản lý sử dụng đất, rà soát hệ thống văn bản có liên quan đến quản lý sử dụng đất, báo cáo các vướng mắc tới các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế

của điạ phương, hoàn thiện các Chính sách về quy hoạch sử dụng đất và thị trường phát triển hàng hóa nông nghiệp, Chính sách hỗ trợ khuyến khích ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc thực hiện bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hiện đại, bên cạnh đó cần cải cách thủ tục giải quyết đơn thu khiếu nại của công dân liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đẩy mạnh công tác xã hội hóa cơ chế khích lệ người dân, doanh nghiệp sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả nhất

4.4.2.2. Đẩy mạnh công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp

Quản lý sử dụng đất nông nghiệp công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp bị tác động với mức độ cao bởi các yếu tố truyền thông, thông tin, tính chất tự nhiên của đất….nêu cao vai trò công tác tuyên truyền, công nkhai và tổ chức thực hiện các quy hoạch đến người sử dụng đất trên mọi cổng thông tin, tập trung huy động các nguồn lực nguồn vốn của các tổ chức, doanh nghiệp, để nâng cấp các công trình thủy lợi kênh mương giao thông trên địa bàn huyện Lục Nam. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng đối với đất nông nghiệp càn triển khai quy hoạch ngành cho phù hợp của địa phương đặc biệt cần chú trọng đến vùng sản xuất chuyên môn hóa sản xuất cây trồng, tập trung huy động nguồn lực nguồn vốn ngân sách để phát triển nông nghiệp sạch.

4.4.2.3. Tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Quá trình thực hiện Chính sách về Đất đai việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp đã làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến cơ cấu đất nông nghiệp và đời sống Nhân dân, cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng lập thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tăng cường công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện việc kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo quy định đảm bảo công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp bền vững bảo vệ nguồn Tài nguyên rừng độ che phủ rừng thích hợp với hệ sinh thái để hạn chế suy giảm thoái hóa đất, đẩy mạnh mô hình sản suất nông nghiệp tiên tiến sử dụng công nghệ khoa học tiến bộ, mở rộng hệ thông trồng trọt đi đôi với chăn nuôi, đưa sản xuất nông nghiệp khoa học, hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận QSĐ cho hộ gia đình cá nhân.

Bên cạnh đó cần tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cũng như người dân trong công tác quản lý sử dụng đất nông nghiệp một cách hiệu quả nhất.

4.4.2.4. Tăng cường năng lực của cán bộ quản lý nhà nước về Đất đai

Bộ máy quản lý nhà nước về Đất đai hoạt động hiệu quả cần về năng lực kinh nghiệm vốn có thì thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, để hoạt động hiểu quả, bên cạnh đó là luôn áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào giải quyết công việc liên quan đến lĩnh vực quản lý đất nông nghiệp và không thể thiếu đó là huy động sự góp mặt tham gia của các ban ngành đoàn thể vào công tác quản lý Đất đai tại địa phương, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về Đất đai nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định về đất đai, nâng cao chất lượng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, đẩy mạnh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, thường xuyên thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo sát sao việc sử dụng đất của các doanh nghiệp, cá nhân ngăn chặn kịp thời những vi phạm về Đất đai.

4.4.2.5. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân

Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục nhận thức những thay đổi về Luật Đất đai và quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cho người dân, đẩy mạnh công tác tuyền truyền giáo dục vận động, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ đảng viên, doanh nghiệp cộng đồng dân cư, thấy được tầm quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về Đất đai nói chung, công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng. Tầm quan trọng quản lý Đất đai từ trung ương đến địa phương, bên cạnh tuyên truyền pháp Luật cần gắn với công tác Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các mục tiêu của quản lý đất nông nghiệp, giữ vững ổn định diện tích đất nông nghiệp hiện có hạn chế tối thiếu giảm đất nông nghiệp, luôn nắm bắt nhu cầu sử dụng đất của từng loại đất, tạo nguồn thông tin rộng rãi cho người dân dễ tiếp cận nhất để họ thấy được lợi ích của việc quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất cần vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng chuyên môn hóa, quy hoạch vùng phát triển tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất cải tạo đất thuận tiện nhất, thường xuyên cho cán bộ xã, hộ nông dân thăm quan học mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả để rút kinh nghiệm. Tăng cường tuyen truyền, giáo dục pháp Luật thông tin về Đất đai, ban hành và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp Luật về quản lý nhà

nước về đất nông nghiệp, cần hoàn thiện Chinh sách pháp Luật về Đất đai khắc phục những tồn tại hạn chế, tập chung đào tạo bồi dưỡng chuyên môn quản lý nhà nước về đất nông nghiệp cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ trực tiếp quản lý đất nông nghiệp, cần thực hiện nghiêm quy định cảu pháp Luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất nông nghiệp không để tình trạng khiếu kiện kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới tình hình chính trị của địa phương, nâng cao nhận thức, trách nhiệm vai trò của người dân trong công tác quản lý đất nông nghiệp tại địa phương tại gia đình sử dụng đất, nêu cao tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo đất đầu tư vào đất, thấy được vai trò tầm quan trọng của đất nông nghiệp bên cạnh đó tuyên truyền phá luật xử lý vi phạm và thấy được mức phạt đối với các trường hợp hủy hoại đât, sử dụng đất sai muc đích, không đúng quy hoạch để nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về đất đai nói chung quản lý nhà nước về đất nông nghiệp nói riêng.

Tiếp tục củng cố hoàn thiện thực hiện mô hình một cửa để giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và doanh nghiệp liên quan đến Đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng, tập trung hoàn thành viêc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cái tiến thủ tục đăng ký Đất đai và các thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân, giải quyết triệt để các tranh chấp, vi phạm trong công tác quả lý sử dụng đất nông nghiệp cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

Nâng cao vai trò trách nhiệm của nhân dân trong vai trò quản lý nhà nước về đất nông nghiệp, tập huấn, hội nghị cho nhân dân về công tác quản lý Đất đai bên cạnh đó thực hành việc giám sát các hoạt động quản lý Đất đai và các hoạt động của nhà nước về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp;

Cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng đất hợp lý và các mặt trái của việc sử dụng đất sai mục đích sẽ dẫn đến việc làm cạn kiệt tài nguyên ảnh hưởng Đến đất đai Môi trường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)