Kinh nghiệm thực tiễn về chi thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)

2.2.1.1. Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương

- Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương xây dựng hệ thống định mức tiêu chuẩn chế độ chi tiêu hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí, đảm bảo không vượt quá định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vừa đảm bảo cho Cục hoàn thành nhiệm vụ chính trị, quản lý nguồn kinh phí có hiệu quả, đồng thời tăng cường công tác quản lý tài chính trong tất cả các hoạt động của cơ quan, đảm bảo thực hiện theo Luật ngân sách Nhà nước và các chế độ tài chính hiện hành, thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với tính đặc thù trong ngành vừa đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính.

- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tài chính hiện hành của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và không được vượt quá chế độ chi tiêu do Nhà nước quy định, phù hợp với đặc thù của đơn vị. Đảm bảo thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước, không tăng kinh phí quản lý tài chính được giao.

- Quy chế chi tiêu nội bộ được công khai thảo luận rộng rãi, dân chủ trong Cục thông qua hội nghị Cán bộ công chức hàng năm và có ý kiến tham gia của các Phòng, các Đội quản lý thị trường,của tổ chức công đoàn. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch và đảm bảo quyền lợi hợp hợp pháp của can bộ công cức và người lao động trong cơ quan.Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là đảm bảo kinh phí chi cho con người và đảm bảo chi hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.

2.2.1.2. Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định

- Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định xây dựng mức khoán về các dịch vụ công cộng phù hợp cho các Đội QLTT nhằm tiết kiệm chi nhưng nguồn tài chính vẫn do Cục QLTT quản lý. Nếu các Đội chi chưa hết mức khoán đó thì Đội được hưởng phần chênh lệch đó. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Cục giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát lãng phí các nguồn chi. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tiết kiệm các khoản chi.

- Cục quản lý thị trường tỉnh Nam Định tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch các khoản chi. Kịp thời phát hiện và hạn chế trong việc chi sai chế độ, vượt định mức …góp phần sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính cho đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)