3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1. Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp
Đề tài thu thập số liệu thông tin thứ cấp từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán, internet, sách báo, các chuyên đề, hội thảo,...
3.2.1.2. Về thu thập số liệu, thông tin sơ cấp
Đề tài thu thập số liệu, thông tin sơ cấp từ quá trình phỏng vấn cán bộ công chức và hợp đồng theo Nghị định 68/CP.
Đối tượng khảo sát: Điều tra lấy mẫu tất cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ ở các phòng, Đội QLTT, và hợp đồng Nghị định 68/CP.
Tổng số người được khảo sát là 76 người. Trong đó lãnh đạo quản lý 29 người (gồm: Cục trưởng, 02 phó Cục trưởng, và 13 trưởng phòng, đội trưởng, 13 phó phòng, đội phó); Kiểm soát viên thị trường, hợp đồng NĐ 68/CP : 47 người (bao gồm 42 kiểm soát viên thị trường và 05 hợp đồng NĐ 68/CP thuộc các phòng, các đội).
Căn cứ chọn mẫu: Đề tài khảo sát tất cả các phòng và các Đội QLTT trong toàn Cục. Ở mỗi vị trí khác nhau có trách nhiệm quản lý khác nhau và giữa các phòng, các Đội trong Cục cũng khác nhau về trách nhiệm trong quản lý chi thường xuyên.
Bảng 3.3. Thu thập số liệu điều tra
STT Vị trí Số cán bộ tham gia khảo sát Nội dung khảo sát
1 Lãnh đạo 3 lãnh đạo
- Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
2 Phòng TCHC, phòng NV-TH, phòng TT- PC 3 trưởng phòng - Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
3 phó phòng
- Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
5 kiểm soát viên - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
2 hợp đồng NĐ 68/CP - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
3 10 Đội QLTT
10 Đội trưởng
- Khâu lập dự toán - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
10 Đội phó - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
37 kiểm soát viên - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
3 hợp đồng NĐ 68/CP - Tổ chức thực hiện - Kiểm tra, kiểm soát
Tổng cộng (1+2+3) 76
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin, tài liệu, đối chiếu với các quy định của nhà nước , toàn bộ số liệu, thông tin thu thập được xử lý bằng phần mềm exel.
Dựa trên các số liệu thu thập để tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối… Đối với dữ liệu định tính thì được chuyển đổi thành các con số. Số liệu được nhập và lưu trữ trên các file dữ liệu. Các file dữ liệu được thiết kế để thuận tiện cho việc nhập liệu và xử lý thông tin.
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
Đề tài vận dụng phương pháp thống kê mô tả trong việc chọn mẫu nghiên cứu: loại hình đơn vị, cán bộ tham gia phỏng vấn theo lĩnh vực, nhiệm vụ thực hiện công việc, vị trí việc làm, trình độ chuyên môn và lựa chọn các tiêu thức để so sánh phân tích như quy chế chi tiêu nội bộ có hợp lý không, chế độ đã thỏa đáng chưa, định mức và dự toán chi có phù hợp không,...
3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh
Đề tài áp dụng phương pháp thống kê so sánh tình hình chi thường xuyên qua các năm nghiên cứu nhằm chỉ ra sự biến động và hiệu quả quản lý tài chính của Cục. Từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường và hoàn thiện quy chế quản lý tài chính nói chung và quy chế quản lý chi thường xuyên nói riêng.
3.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng số chi thường xuyên
- Tỷ trọng các khoản chi thường xuyên - Tỷ lệ thực hiện kế hoạch chi thường xuyên - Tốc độ biến động chi thường xuyên
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN Ở CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH
4.1.1. Lập dự toán chi thường xuyên
Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình là đơn vị hành chính, nguồn kinh phí hoạt động do NSNN cấp 100%.Việc xây dựng dự toán được căn cứ vào định mức do Nhà nước quy định nội dung dự toán bao gồm các mục sau:
- Chi thanh toán cá nhân: Bao gồm: Tiền lương; tiền công; phụ cấp lương; các khoản đóng góp (gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn), phụ cấp cựu chiến binh, phụ cấp ngành, phụ cấp làm đêm thêm giờ, phụ cấp công vụ, chi các khoản thanh toán cho cá nhân và các khoản chi khác theo chế độ Nhà nước quy định.
- Chi dịch vụ công cộng và chi hành chính.
+ Chi dịch vụ công cộng bao gồm ; Điện, nước, nhiên liệu ,vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;
+ Chi hành chính bao gồm; Chi hội nghị; công tác phí; tiếp khách, thuê mướn; sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi hành chính khác. (ngoài kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ chi từ nguồn kinh phí không thực hiện tự chủ).
+ Các khoản chi đấu thầu, đấu giá nếu có.
+ Các khoản chi có tính chất thường xuyên khác.
- Chi nghiệp vụ chuyên môn của ngành ( Đặc thù ngành) + Chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ
+ Chi mua ấn chỉ
+ Chi mua trang phục ngành
+ Chi phí xử phạt vi phạm hành chính.
Công tác lập dự toán đầu năm của Cục QLTT nhìn chung đúng theo chế độ Nhà nước quy định. Căn cứ vào tình hình chi của năm trước và nguồn NSNN được cấp trong năm, căn cứ chức năng nhiệm vụ và kế hoạch chuyên môn được giao ngay từ đầu năm, căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ quy định tài chính hiện hành của Nhà nước để lập dự toán như Luật ngân sách nhà nước,
Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước... Sau khi lập được dự toán chi tiết được lãnh đạo phê duyệt, Cục quản lý thị trường gửi về sở Công thương, sở Tài chính và Kho bạc nơi giao dịch để theo dõi và thực hiện dự toán trong năm.
Như chúng ta đã biết, lập dự toán thường có hai phương pháp được sử dụng là phương pháp lập dự toán cấp không và phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ. Mỗi một phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chính vì vậy, Cục QLTT tỉnh Thái Bình đã áp dụng một cách linh hoạt cả hai phương pháp này cho từng khoản mục chi. Ví dụ: Đối với khoản chi cho con người Cục áp dụng phương pháp lập dự toán cấp không, khoản chi dịch vụ công cộng như điện nước, chi hành chính áp dụng phương pháp lập dự toán trên cơ sở quá khứ,…
4.1.1.1. Quy trình lập dự toán tại Cục QLTT tỉnh Thái Bình
a, Các căn cứ để lập dự toán tại Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Căn cứ vào QĐ giao biên chế, định mức phân bổ kinh phí theo quy định của tỉnh, các hoạt động đặc thù của Cục và các nội dung phát sinh đột xuất trong năm.
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015;Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi , bổ sung một số điều Nghị định số130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên bộ Tài chính bộ Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 40/2017/TT- BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp.
Căn cứ Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
Căn cứ văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;
Hệ thống tiêu chuẩn định mức chi và chế độ quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính hiện hành của Nhà nước và của UBND tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được giao của các đơn vị thuộc Cục QLTT Thái Bình.
Dự toán chi ngân sách giao hàng năm thực hiện chế độ tự chủ tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b, Quy trình lập dự toán
Bảng 4.1. Quy trình lập dự toán
Giai
đoạn Công việc thực hiện Bộ phận thực hiện
Thời gian
Chuẩn bị
Thiết lập nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động, dự toán chi cho năm dự toán. Dựa trên thông tin thực hiện chi trong 3 quý đầu năm, số liệu chi năm trước và kế hoạch hoạt động để tiến hành thiết lập mục tiêu cho năm sau.
Lãnh đạo Cục Từ ngày 5/10 đến 20/10 Phòng Tổ chức- Hành chính, phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp Soạn thảo
Dựa trên nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động cho năm dự toán trong giai đoạn chuẩn bị, bộ phận kế toán phòng Tổ chức- Hành chính soạn thảo dự toán chung cho Cục. Sau đó, phòng Tổ chức- hành chính tiến hành họp với ban lãnh đạo để xem xét và phê duyệt dự toán của toàn Cục.
Hạn cuối đến 31/10 Lập kế hoạch hoạt động chuyên môn
của Cục
Phòng Nghiệp vụ- Tổng hợp
Lập dự toán mua sắm TSCĐ, công cụ dụng cụ, vật tư văn phòng, thuê khoán dịch vụ công cộng, sửa chữa TSCĐ, ấn chỉ, trang phục ngành Phòng Tổ chức- Hành chính Lập kế hoạch công tác cán bộ Phòng Tổ chức- Hành chính Soạn thảo
Lập dự toán chi cho con người, chi cho hoạt động chuyên môn, chi phí hành chính, dịch vụ công cộng, chi phí cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính Bộ phận kế toán thuộc Phòng Tổ chức- Hành chính Phê duyệt
Sau khi bộ phận kế toán lập dự toán chung cho toàn Cục, dự toán được chuyển lên lãnh đạo Cục, lãnh đạo Cục họp thống nhất với các trưởng phòng, đội trưởng, chủ tịch Công đoàn sau đó dự toán được lãnh đạo Cục phê duyệt.
Lãnh đạo Cục
Theo dõi
Sau khi dự toán đã được lãnh đạo Cục phê duyệt, Bộ phận kế toán thuộc Phòng Tổ chức- Hành chính là bộ phận sẽ kiểm tra, theo dõi và thực hiện.
Bộ phận kế toán, các Phòng, Đội QLTT
* Trình tự lập
Dự toán được xây dựng dựa trên các nhiệm vụ thực tế phát sinh, nhu cầu về chi phí, về cơ sở vật chất, tài sản cố định, các trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của các Phòng, các Đội QLTT. Bộ phận kế toán thuộc phòng Tổ chức- Hành chính lập dự toán cho phù hợp với mục tiêu chung, đúng định mức và theo quy định của Nhà nước, trong nguồn ngân sách được tỉnh cấp rồi trình dự toán trước ban lãnh đạo Cục.
Sau khi trình dự toán cho ban lãnh đạo Cục. Ban lãnh đạo Cục xem xét, có ý kiến chỉ đạo, dự toán được chuyển về bộ phận kế toán thuộc phòng Tổ chức- hành chính để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung của Cục, tiến hành điều chỉnh chỉ tiêu của dự toán. Dự toán được hoàn thiện và trình ban lãnh đạo Cục phê duyệt gửi đơn vị cấp trên và sở Tài chính, kho bạc để kiểm tra theo dõi thực hiện.
Xây dựng dự toán theo phương pháp này thường không sát với thực tế, nhu cầu và nhiệm vụ, tình hình thực tế phát sinh tại từng Đội QLTT nên tính khả thi không cao, chưa phát huy được kinh nghiệm của nhà quản trị.
*Quy trình lập
Quy trình lập dự toán tổng thể tại Cục.
Hàng năm, công tác lập dự toán được thực hiện khi nhận được nguồn ngân sách do tỉnh cấp. Bộ phận kế toán thuộc phòng Tổ chức- Hành chính căn cứ vào tình hình thực tế tại Cục và số liệu thực tế năm trước tiến hành lập các dự toán liên quan. Sau khi hoàn thành bộ phận kế toán thuộc phòng Tổ chức- hành chính sẽ trình lãnh đạo Cục phê duyệt và sở chủ quản theo dõi.
Quy trình lập dự toán tại Cục QLTT được thực hiện chủ yếu qua ba bước đó là thu nhập thông tin, lập các báo cáo dự toán và xét duyệt dự toán.
Bước 1: Thu thập thông tin.
Bộ phận kế toán của phòng Tổ chức- Hành chính sẽ tiến hành thu thập, phân tích và xử lý các thông tin cần thiết cho việc lập dự toán và việc thu thập thông tin để lập dự toán chủ yếu dựa vào các số liệu thực thực hiện chi trong 3