Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 98 - 100)

4.3.4.1. Hạn chế trong lập, phân bổ dự toán hàng năm

Công tác lập dự toán chi hàng năm tại Cục QLTT chưa sát với thực tế, chưa đi sâu vào từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể do dự toán chi hàng năm được xác

định trên cơ sở số lượng biên chế được giao và định mức phân bổ chi ngân sách. Định mức phân bổ kinh phí chưa thực sự bảo đảm chất lượng thực hiện nhiệm vụ, chưa làm rõ được trách nhiệm giữa mức độ hoàn thành công việc với kinh phí được giao về cơ bản vẫn mang nặng tính bao cấp và bình quân. Dự toán được lập cho cả năm tài chính do vậy không phản ánh được tình hình thực tế tại đơn vị gây khó khăn cho việc theo dõi và quản lý chi thường xuyên. Cục QLTT vẫn chưa thực sự quan tâm, trú trọng và vẫn còn xem nhẹ việc xây dựng dự toán cho đơn vị mình. Bởi nhẽ, mặc dù công tác lập dự toán đều thực hiện đầy đủ các bước theo quy định như thu thập thông tin, lập dự toán và xét duyệt dự toán nhưng các bước đó đều thực hiện một cách sơ sài. Việc xây dựng dự toán đòi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các phòng, đội chuyên môn về các khoản chi phí mà các phòng, các đội dự tính sẽ phát sinh trong năm nhưng trên thực tế việc xây dựng dự toán chỉ do bộ phận kế toán căn cứ vào số liệu năm trước và tình hình phân bổ dự toán của cấp có thẩm quyền cho đơn vị để xây dựng.

4.3.4.2. Hạn chế trong việc chấp hành và quyết toán kinh phí

Cục QLTT là đơn vị cấp 2 do vậy theo chế độ quy định đơn vị dự toán cấp trên xét duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới. Tuy nhiên, do thời gian thực hiện ngắn và số lượng cán bộ hạn chế nên công tác xét duyệt quyết toán của đơn vị cấp trên còn mang tính kiểm tra tài chính đơn thuần, kết quả xét duyệt quyết toán hầu như chỉ mới xem xét, đánh giá được một số nội dung chi của đơn vị về việc chấp hành theo các chính sách, chế độ, định mức quy định của nhà nước, của cơ quan quản lý cấp trên như trong năm kinh phí đơn vị được sử dụng bao nhiêu, có chi hết hay không, số tiết kiệm bao nhiêu, các khoản chi có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hay không, có chi đúng theo định mức, tiêu chuẩn đã quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ hay không, các nội dung, khoản chi có chấp hành theo các chính sách, chế độ….Công tác xét duyệt thường không đánh giá được đầy đủ, toàn bộ các nội dung chi của đơn vị; không xem xét, so sánh được kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, chưa thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng kinh phí với nhiệm vụ đơn vị được giao do vậy đã ảnh hưởng tới chất lượng của công tác xét duyệt quyết toán, chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý.

Báo cáo quyết toán hàng năm của Cục về chất lượng còn thấp, chủ yếu mới đảm bảo được đầy đủ số lượng về biểu mẫu, còn các nội dung thuyết minh quyết toán còn sơ sài, chưa phản ánh và đánh giá đầy đủ tình hình quản lý, sử dụng

kinh phí, khối lượng và chất lượng các nhiệm vụ công việc được triển khai trong năm của Cục.

4.3.4.3. Hạn chế đối với tổ chức bộ máy và năng lực cán bộ làm công tác kế toán

Với tổ chức bộ máy của Cục quản lý thị trường gồm 10 đội QLTT,3 phòng chuyên môn với tổng cán bộ công chức, hợp đồng lao động 76 cán bộ mà chỉ bố trí một đồng chí kiêm nhiệm kế toán đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý tài chính của Cục QLTT. Trong điều kiện nhân sự có hạn, khối lượng công việc lớn thì việc cập nhật không kịp thời các văn bản, thông tư, nghị định có liên quan đến tài chính khi hết hiệu lực, hay thay đổi là điều không tránh khỏi. Mặt khác, không thể đầu tư nhiều thời gian cho công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiên cứu tài liệu và quản lý chi thường xuyên tại đơn vị do đó chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chuyên môn.

4.3.4.4. Hạn chế trong việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ

Tại Cục QLTT việc phổ biến, triển khai công tác quản lý chi thường xuyên theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đến từng cán bộ công chức còn nhiều hạn chế, chưa đầu tư nhiều thời gian cho công tác quản lý chi thường xuyên tại đơn vị . Công tác kiểm tra, giám sát và công khai tài chính chưa được thực hiện thường xuyên do đó chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ chuyên môn. Đặc biệt là ở các Đội QLTT. Do các Đội QLTT cán bộ công chức ở các đội chưa nhận thức đầy đủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc thực hiện tự chủ.

4.3.4.5. Hạn chế về kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Cục quản lý thị trường đã xây dựng được ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra thường xuyên, đột xuất tất cả các mặt hoạt động của Cục nhằm hạn chế rủi ro mức tối đa nhất cho Cục, trong đó có kiểm tra nội bộ về tình hình tài chính của Cục. Tuy nhiên ban thanh tra nhân dân được thành lập với đội ngũ cán bộ không làm công tác tài chính, không có chuyên môn nghiệp vụ về tài chính nên rất khó phát hiện ra những sai sót trong lĩnh vực tài chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)