Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cục QLTT. Quy chế chi tiêu nội bộ tạo điều kiện chủ động trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính được giao hiệu quả, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định.Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh phí. Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính, tăng thu nhập cho công chức, người lao động.Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.Thực hiện sự công bằng, dân chủ, công khai tài chính trong đơn vị; tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể, công chức, người lao động tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của đơn vị. Do vậy Cục QLTT cần phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời quy chế chi tiêu nội bộ khi có thay đổi chính sách, định mức của nhà nước hay khi các định mức quy định trong quy chế không còn phù hợp. Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp sẽ giúp các nhà quản lý điều hành hoạt động của đơn vị được tốt hơn.
Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ tại Cục QLTT xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng phải đảm bảo hoàn thành được nhiệm vụ được giao, đảm bảo thực hiện hoạt động thường xuyên phù hợp với nguồn kinh phí được giao để quy định.
- Khi xây dựng mức chi trong quy chế chi tiêu nội bộ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của đơn vị trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh
phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc chế độ khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là phải đảm bảo chế độ tiền lương cho CBCC theo quy định, tiết kiệm chi quản lý hành chính nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn.
- Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị phải dựa trên cơ sở nguyên tắc công khai, dân chủ. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được thảo luận, công khai, có ý kiến của tổ chức Công đoàn. Đây là biện pháp tốt nhất nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ công chức trong cơ quan trong việc kiểm tra, giám sát quá trình, phân bổ, sử dụng, quản lý nguồn kinh phí được giao cũng như các khoản kinh phí đơn vị tiết kiệm được, góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có năng lực công tác, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, làm việc có chất lượng, hiệu quả, ngăn chặn và chống các hành vi lãng phí, tham nhũng trong hoạt động của đơn vị.
Những phạm vi cần công khai trong quy chế chi tiêu nội bộ là: Kinh phí giao thực hiện chế độ tự chủ, những quy định, quyết định, văn bản, chế độ áp dụng liên quan đến các khoản mục xây dựng trong quy chế, phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm được.
Khi xây dựng phương án phân phối và sử dụng kinh phí tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho từng cán bộ công chức phải đảm bảo nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc, cán bộ nào, phòng ban nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất , hiêu quả công việc cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao hơn. Đồng thời mức chi trả cụ thể phải được xây dựng chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ và có ý kiến đồng nhất của tổ chức Công đoàn.
Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, luận văn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo và đồng nghiệp để tác giả hoàn thiện đề tài nghiên cứu.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
Quản lý chi thường xuyên là một trong những chìa khóa quyết định sự thành công hay thất bại, tụt hậu hay phát triển của hoạt động tài chính Cục quản lý thị trường . Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của Cục quản lý thị trường thì trước hết cần hoàn thiện quản lý chi thường xuyên. Với đề tài: “Quản lý chi thường xuyên tại Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình” luận văn đã hoàn thành các bước cơ bản sau:
Về mặt lý luận, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị hành chính sự nghiệp. Khái quát chung về đơn vị hành chính sự nghiệp và chế độ tài chính của đơn vị hành chính sự nghiệp. Tổng quan về chi thường xuyên. Tổng quan về quản lý chi thường xuyên tại đơn vị hành chính sự nghiệp cụ thể qua vai trò của quản lý chi thường xuyên, nguyên tắc quản lý chi thường xuyên, nội dung của quản lý chi thường xuyên và quy trình của quản lý chi thường xuyên qua các bước lập dự toán, tổ chức thực hiện và kiểm tra giám sát. Đề tài nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên. Về cơ sở thực tiễn, đề tài đã đưa ra được kinh nghiệm của một số Cục QLTT trong nước qua đó rút ra bài học cho Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
Về thực trạng, đề tài phân tích và đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên tại Cục QLTT tỉnh Thái Bình qua các khâu lập dự toán, tổ chức thực hiện và quyết toán, thanh tra, kiểm tra, chỉ ra một số ưu điểm và tồn tại, đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên tại Cục QLTT, đề tài đã làm rõ một số nội dung như: Cục QLTT đã lập dự toán chi thường xuyên theo đúng quy định của Nhà nước, chi tiết tới từng khoản mục và phân chia dự toán năm cho từng quý. Để thực hiện dự toán có hiệu quả, Cục QLTT đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đã xây dựng được các mức khoán phù hợp với các quy định của Nhà nước góp phần tiết kiệm chi cho đơn vị, góp phần tăng thu nhập cho CBCC. Công tác quyết toán nhìn chung đã thực hiện theo đúng quy định, kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, quản lý chi thường xuyên tại Cục QLTT vẫn còn hạn chế: Khâu lập dự toán không xuất phát từ dự toán của các Phòng, Đội nên dự toán chưa chặt chẽ, chưa sát với
thực tế, bộ máy quản lý tài chính chưa hợp lý, năng lực cán bộ làm kế toán còn hạn chế, công tác kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, hiệu quả còn thấp.
Từ phân tích thực trạng đề tài đã đưa ra được 4 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại Cục quản lý thị trường Thái Bình như : (1) Hoàn thiện công tác lập, chấp hành dự toán. (2) Hoàn thiện công tác quyết toán kinh phí; (3) Hoàn thiện đối với tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ làm công tác kế toán; (4) Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ.
5.2. KIẾN NGHỊ
5.2.1. Kiến nghị với sở Công thương
Để đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong quản lý, sử dụng kinh phí và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, sở Công thương đề nghị sở Tài chính sớm nghiên cứu giao thêm quyền tự chủ cho đơn vị thực hiện tự chủ. Kính phí giao cho đơn vị thực hiện cơ chế tự chủ bao gồm cả kinh phí thực hiện tự chủ và kinh phí không thực hiện tự chủ đã phần nào khiến cho công tác quản lý tài chính của các đơn vị phức tạp hơn. Phần kinh phí được giao không tự chủ thì đơn vị phải thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, phần kinh phí giao tự chủ thì đơn vị phải thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị không vượt quá các tiêu chuẩn, chế độ, định mức của cơ quan có thẩm quyền ban hành do vậy đã ảnh hưởng tới mức độ tự chủ của đơn vị.
Sở Công thương đề nghị với sở Tài chính về việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và nội dung chi: Đối với quy chế chi tiêu nội bộ ngoài các khoản mục phải thực hiện theo chế độ bắt buộc của nhà nước như chi lương, phụ cấp lương, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, trang bị và sử dụng điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động ... thì thủ trưởng đơn vị với quyề tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình được phép quy định các định mức chi có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức đã được nhà nước quy định. Đối với các khoản mục chi nhà nước chưa có định mức chi cụ thể, thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi phù hợp với nhiệm vụ chuyên môn và trong phạm vi nguồn kinh phí tụ chủ được giao.
Sở Công thương đề nghị với sở Tài chính đối với kinh phí tiết kiệm được. Không hạn chế mức chi bổ sung thu nhập cho cán bộ công chức.
5.2.2. Kiến nghị với Tổng cục quản lý thị trường
Để thực hiện hiệu quả hoạt động của các Cục QLTT. Tổng cục QLTT cần phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương trong việc triển khai kịp thời các chế độ, chính sách mới của nhà nước. Có các văn bản hướng dẫn chi tiết cho các Cục QLTT để thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nội Vụ (2017).Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
2. Bộ Tài chính (2013).Thông tư 153/2013/TT-BTC ngày 31/10/2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.
3. Bộ Tài chính (2013). Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
4. Bộ Tài chính (2014). văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;
5. Bộ Tài chính (2016). Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 6. Bộ Tài chính (2017). Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017
quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.
7. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình (2016). Báo cáo tài chính của Cục QLTT tỉnh Thái Bình năm 2016.
8. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình (2017), Báo cáo tài chính của Cục QLTT tỉnh Thái Bình năm 2017.
9. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình (2018). Báo cáo tài chính của Cục QLTT tỉnh Thái Bình năm 2018.
10. Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình (2018). Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2018. 11. Chính phủ (2005). Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính Phủ
quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
12. Chính phủ (2013). Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi , bổ sung một số điều Nghị định số130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước;
13. Chính phủ (2017). Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/07/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng;
14. Phạm Duy Linh (chủ biên) (2008). Giáo trình Tài chính hành chính – sự nghiệp. Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.
15. Quốc hội khóa 13 nước CHXHCN Việt Nam (2015). Luật Ngân sách nhà nước 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015.
16. Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP.
17. Đặng Văn Du (chủ biên), Bùi Tiến Hanh (2010). Giáo trình quản lý chi ngân sách nhà nước. Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
18. Võ Văn Nhị (chủ biên), Phạm Quang Huy, Lê Tuấn, Phan Thị Thúy Quỳnh và Vũ Quang Nguyên (2016). Giáo trình kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
PHỤ LỤC
Phụ lục số 01
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC QUẢN LÝ TỈNH THÁI BÌNH
Dành cho lãnh đạo quản lý của Cục QLTT Thông tin về người trả lời
Họ và tên: ...Nam/nữ…...…..; Tuổi……… Bộ phận công tác:... Chức vụ công tác hiện tại:... Số năm tham gia công tác ở đơn vị…...…năm.
Để giúp cho học viên nghiên cứu đề tài: “Quản lý chi thường xuyên tại Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình” đạt kết quả tốt, phục vụ hữu ích cho việc nghiên cứu và hoạt động nghề nghiệp, mong ông (bà) vui lòng cung cấp một số thông tin và trả lời trực tiếp vào phiếu phỏng vấn. Xin chân thành cảm ơn!
1. Khảo sát sự tham gia lập dự toán của các phòng, đội
STT Chỉ tiêu Có Không
1 Phòng, đội của ông/bà có tham gia xây dựng dự
toán không?
2
Phòng, đội của ông/bà có lập kế hoạch sử dụng vật tư văn phòng phẩm, ấn chỉ gửi phòng chức năng không?
3
Phòng, đội của ông/bà có được khảo sát kiểm tra tình trạng máy móc trang thiết bị , TSCĐ cuối năm không?
2. Khảo sát đánh giá về lập dự toán chi thường xuyên tại Cục QLTT STT Chỉ tiêu Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 1
Ông/bà hãy đánh giá về lập kế hoạch sử dụng vật tư văn phòng phẩm, tài liệu ấn chỉ
2 Ông/bà hãy đánh giá về công tác khảo sát kiểm tra tình trạng máy móc trang thiết bị , TSCĐ cuối năm
3 Ông/bà hãy đánh giá về công tác kế hoạch luân chuyển nhân sự
5 Ông/bà hãy đánh giá về về công tác lập dự toán tại Cục
Ông/bà có đề xuất kiến nghị gì với ban lãnh đạo về lập dự toán chi thường xuyên tại Cục? ... ... ... ... ... ... ... Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Ông/ bà
Phụ lục số 02
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ QUẢN LÝ CHI
THƯỜNG XUYÊN TẠI CỤC QUẢN LÝ TỈNH THÁI BÌNH Dành cho tất cả các cán bộ công chức
Thông tin về người trả lời
Họ và tên: ...Nam/nữ…...…..; Tuổi……… Bộ phận công tác:...