Cục QLTT tỉnh Thái Bình cần hoàn thiện cụ thể từng bước trong quy trình lập dự toán, có phân cấp cho từng bộ phận, phòng ban tham gia gắn với trách nhiệm của từng bộ phận.
Xây dựng một dự toán chi thường xuyên toàn diện, chi tiết theo đúng mục lục ngân sách hiện hành chi tiết tới từng tiểu mục, đảm bảo nguồn kinh phí phù hợp với thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thực hiện quản lý kinh phí theo dự toán đã được duyệt.
Khi xây dựng dự toán chi thường xuyên Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình cần được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành của đơn vị quản lý cấp trên. Căn cứ nhiệm vụ phát triển của ngành cùng với yêu cầu chi tiêu công chặt chẽ, hiệu quả để xây dựng dự toán chi thường xuyên sát với các khả năng, nhiệm vụ, hoạt động trọng tâm của Cục; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước hiện hành và rà soát, lồng ghép các chế độ, chính sách, nhiệm vụ chi thường xuyên trên tinh thần tiết kiệm; quán triệt chủ trương triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu lập dự toán; dự toán chi thường xuyên phải thuyết minh rõ ràng, chi tiết nhiệm vụ chi. Cục cần chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai các nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở nguồn kinh phí chi thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Việc lập dự toán chi thường xuyên phải được xuất phát từ dự toán chi tiết từ các Phòng, Đội QLTT. Căn cứ vào dự toán của các Phòng, Đội QLTT gửi lên bộ phận kế toán của Cục sẽ tập hợp thành bản dự toán chung của Cục.Với việc xây dựng dự toán từ các Phòng, Đội QLTT sẽ giúp cho công tác lập dự toán của Cục
sát với thực tế, nhu cầu và nhiệm vụ, tình hình thực tế phát sinh tại các Phòng, Đội QLTT nên tính khả thi cao, phát huy được kinh nghiệm của nhà quản lý. Việc lập dự toán của các Phòng, Đội QLTT được dựa trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ, hoạt động được lãnh đạo Cục giao cho từng Phòng, Đội QLTT, từ đó các Phòng, các Đội có thể dự tính được các khoản chi phí phát sinh của Phòng, Đội mình.
Việc lập dự toán chi tiết cho các Phòng, Đội QLTT có thể cụ thể như sau:
-Đối với dự toán chi thanh toán cá nhân.
Cũng như Cục QLTT, các Phòng, các Đội lập dự toán chi thanh toán cá nhân gồm các khoản: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp theo lương, các khoản đóng góp, tiền thưởng và phúc lợi tập thể. Các Phòng, các Đội QLTT căn cứ vào số biên chế hiện có tại Phòng, Đội của mình, hệ số lương của các CBCC và hợp đồng LĐ 68 và mức lương cơ sở hàng năm, cũng như tỷ lệ trích các khoản đóng góp theo quy định Nhà nước để lập dự toán chi thanh toán cá nhân.
Bảng 4.18. Dự toán chi thanh toán cá nhân Đội QLTT số 2
STT Chi tiêu Số tiền (triệu đồng)
1 Tiền lương 375,1 2 Tiền công 40,2 3 Phụ cấp lương 211,5 4 Các khoản đóng góp 95,7 5 Phúc lợi tập thể 12,0 6 Tiền thưởng 7,0 Tổng 741,5
-Đối với dự toán chi dịch vụ công cộng và chi hành chính.
Chi dịch vụ công cộng bao gồm các khoản chi về điện nước, vệ sinh, nhiên liệu, thuê mướn, thông tin tuyên truyền liên lạc…. chi hành chính bao gồm các khoản hội nghị, vật tư văn phòng, công tác phí…Với khoản mục chi này các Phòng, các Đội căn cứ vào số chi thực tế phát sinh của năm trước, dự toán các khoản phát sinh thêm trong năm, yếu tố trượt giá theo thị trường và áp dụng các khoản chi khoán được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của Cục để lập dự toán cho khoản mục chi này.
Bảng 4.19. Dự toán chi dịch vụ công cộng và chi hành chính Đội QLTT số 2
STT Chi tiêu Số lượng CBCC Định mức khoán Số tiền
(triệu đồng) 1 Tiền điện 7 0,15tr/CB/ tháng 12,6 2 Tiền nước 7 0,1tr/CB/tháng 8,4 3 Thuê mướn 0,7tr/ tháng 8,4 4 Văn phòng phẩm 7 0,15tr/CB/tháng 12,6 5 Đổ mực máy in 0,24tr/năm 0,24 6 Phần mềm virut 0,3tr/năm 0,3
7 Thông tin tuyên truyền liên lạc
0,3tr/tháng 3,6
8 Công tác phí 7 0,25tr/CB/tháng 21,0
9 Chi khác 1tr/tháng 12,0
Tổng 79,14
-Đối với dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn.
Đây là khoản chi ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của từng Đội cũng như toàn Cục QLTT. Khi xây dựng khoản mục chi nghiệp vụ chuyên môn. Đội phải căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ được giao. Các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm chi mua ấn chỉ ngành, chi sửa chữa, mua sắm TSCĐ, chi cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính như chi xăng dầu, mua tin, vận chuyển, bốc vác… theo đặc thù ngành, đảm bảo hoạt động cho lực lượng QLTT.
Đối với khoản chi mua ấn chỉ ngành: Đội lập dự toán trên cơ sở số chi thực tế phát sinh của năm trước, nhu cầu sử dụng trong năm của Đội căn cứ vào kế hoạch kiểm tra trong năm của Đội để lập dự toán cho khoản mục này.
Đối với khoản mục sửa chữa TSCĐ và mua sắm TSCĐ. Đội căn cứ vào tình hình thực tế tài sản của Đội để lập dự toán sửa chữa hay mua sắm mới để thay thế.
Đối với khoản mục chi phí xử phạt vi phạm hành chính là một trong những khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí nghiệp vụ chuyên môn của từng Đội. Khi lập dự toán cho khoản mục này Đội không chỉ căn cứ vào số liệu thu, chi liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính của năm trước mà Đội còn phải đánh giá được khả năng thực hiện kế hoạch của năm hiện hành, đảm bảo được hoạt động của Đội.
Bảng 4.20. Dự toán chi nghiệp vụ chuyên môn Đội QLTT số 2
STT Chỉ tiêu Số tiền (triệu đồng)
1 Mua sắm tài sản phục vụ công tác chuyên môn
01 máy tính, 01 tủ tài liệu, 01 máy in 18,0 2 Sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn 10,0
3
Chi mua, in ấn, phô tô tài liệu ấn chỉ dùng cho chuyên môn ;
60 quyển các loại x 105.500 đ/ quyển/năm Phô tô, in ấn tài liệu: 5.000.000 đ/ năm
11,3
4 Chi phí xử phạt vi phạm hành chính 69,2
Chi xăng dầu xe 30,0
Chi phí mua tin ( 50 vụ) 15,0
Chi vận chuyển bốc vác ( 10 vụ) 7,5
Chi kiểm nghiệm ( 02 vụ) 10,1
Chi tiêu hủy hàng hóa ( 1 lần/ năm) 6,6
5 Chi hoạt động chuyên môn khác 7,0
Tổng 115,5
Căn cứ vào các báo cáo dự toán do các Phòng, các Đội gửi lên. Bộ phận kế toán của Cục sẽ tiến hành tổng hợp lên bảng dự toán toàn Cục trình lãnh đạo Cục QLTT. Sau khi trình dự toán cho ban lãnh đạo Cục. Ban lãnh đạo Cục xem xét, có ý kiến chỉ đạo, dự toán được chuyển lại cho bộ phận kế toán thuộc phòng Tổ chức hành chính để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu chung của Cục, với kinh phí được cấp trên phê duyệt, tiến hành điều chỉnh chỉ tiêu của dự toán. Dự toán được hoàn thiện và trình ban lãnh đạo Cục phê duyệt gửi đơn vị cấp trên và sở Tài chính, kho bạc để kiểm tra theo dõi thực hiện.
Chấp hành tốt công tác lập dự toán, thanh quyết toán và chế độ báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Các khoản chi khi thanh toán phải có trong dự toán được duyệt, nếu các khoản chi không có trong dự toán phải được Cục trưởng phê duyệt và kế toán cân đối nguồn chi cho phù hợp. Quá trình thực hiện chi phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc, đúng mục đích và phải đúng các khoản mục của mục lục ngân sách Nhà nước và được giám sát chặt chẽ.