Sau khi học hỏi kinh nghiệm về quản lý tài chính của một số Cục QLTT, tác giả rút ra được các bài học kinh nghiệm cho Cục QLTT tỉnh Thái Bình như sau:
Bài học 1: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong Cục; thực hiện sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan thanh tra, kiểm toán theo quy định. Thúc đẩy việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng kinh
phí. Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm tăng thu nhập cho công chức, người lao động. Thực hiện quyền tự chủ, đồng thời gắn với trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và công chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.Thực hiện sự công bằng, dân chủ, công khai tài chính trong Cục; tạo điều kiện để các tổ chức Đảng, đoàn thể, công chức, người lao động tham gia giám sát, quản lý các mặt hoạt động của Cục.
Bài học 2: Rà soát, đánh giá, xây dựng các định mức khoán một cách hợp lý, sát thực tế, quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Bài học 3: Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Bài học 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả công việc, giúp cán bộ công chức an tâm công tác.
Bài học 5: Cần quy định chặt chẽ thủ tục thanh toán theo quy định của nhà nước.
Bài học 6: Cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát góp phần thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên; phấn đấu thực hiện mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát lãng phí đối với các khoản chi, bảo đảm tính công khai minh bạch các khoản chi. Kịp thời phát hiện và hạn chế trong việc chi sai chế độ, vượt định mức …góp phần sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý tài chính cho đơn vị.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH THÁI BÌNH
3.1.1. Quá trình hình thành Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình
Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của lực lượng quản lý thị trường cả nước theo Nghị định số 290/Ttg ngày 03 tháng 7 năm 1957 của Chính Phủ. Trải qua 61 năm xây dựng và phát triển, mặc dù nhiều lần thay đổi mô hình tổ chức theo yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng nhưng ở hoàn cảnh nào lực lượng QLTT Thái Bình cũng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó.
Ngay từ những ngày đầu thành lập, lực lượng QLTT Thái Bình đã trở thành bộ phận quan trọng của quản lý nhà nước về thương mại. Dưới sự lãnh đạo của Ban QLTT trung ương, trực tiếp là Ủy ban hành chính tỉnh, công tác QLTT trên địa bàn đã làm tốt việc cải tạo thương nghiệp tư doanh, cải tạo tiểu thủ công nghiệp và những người buôn bán nhỏ, tăng cường lực lượng cho thương nghiệp quốc doanh và HTX mua bán; tập trung truy quét và đấu tranh với hoạt động đầu cơ, buôn lậu, kinh doanh trái phép…, góp phần quan trọng giữ ổn định thị trường.
Đến năm 1981, UBND tỉnh đã thành lập Ban QLTT tỉnh, tới ngày 13/12/1982 kiện toàn bộ máy tổ chức QLTT từ tỉnh đến cơ sở. Hoạt động của lực lượng QLTT Thái Bình thời kỳ này khá sôi động và phong phú, tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần quan trọng củng cố, xây dựng thương nghiệp quốc doanh, hạn chế những tiêu cực của thị trường tự do và tình trạng đầu cơ buôn lậu.
Ngày 15 tháng 4 năm 1993 UBND tỉnh quyết định tập trung thống nhất lực lượng QLTT về sở Thương mại. Biên chế 45 người. Bộ máy gồm 02 phòng và 2 đội (Bắc và Nam Sông Trà).
Ngày 9 tháng 7 năm 1993, UBND tỉnh có quyết định tách lực lượng QLTT khỏi Sở Thương mại, thành lập Ban QLTT trực thuộc UBND tỉnh, đến năm 1994 bộ máy tổ chức và biên chế được thay đổi gồm 2 phòng: Tổ chức hành chính và Nghiệp vụ tổng hợp, từ 2 đội Bắc Sông Trà và Nam Sông Trà thành 8 đội ở 8 huyện, thị xã, đội Cơ động và đội Chống hàng giả, mỗi đội được biên chế từ 4 - 7 đồng chí, có 1 đội trưởng và 1 đội phó. Trên cơ sở tổ chức bộ máy như vậy, Ban QLTT tỉnh có Đảng bộ gồm 30 đảng viên trực thuộc Đảng bộ Khối dân chính đảng tỉnh và các đoàn thể khác.
Ngày 23 tháng 1 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/1995/NĐ- CP về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT. Đây là sự kiện pháp lý quan trọng đối với lực lượng QLTT, trong đó xác định QLTT là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Từ đây, lực lượng QLTT từng bước được xây dựng theo yêu cầu chính quy, hiện đại, tổ chức thống nhất và hoạt động xuyên suốt từ trung ương đến địa phương. Hệ thống QLTT gồm ở trung ương thành lập Chi cục QLTT trực thuộc Bộ Thương mại trên cơ sở sáp nhập bộ máy chuyên trách của Ban QLTT trung ương chuyển giao về; ở tỉnh, tỉnh thành lập Chi cục QLTT trực thuộc Sở Thương mại trên cơ sở tổ chức lại bộ máy chuyên trách của Ban QLTT tỉnh; ở quận, huyện, thị xã, tỉnh theo yêu cầu địa bàn. Nhìn chung, giai đoạn này lực lượng QLTT về cơ bản đã được củng cố, kiện toàn, hoạt động tương đối thống nhất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ được nâng lên rõ rệt và đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu với UBND tỉnh các chủ trương, biện pháp QLTT trên địa bàn; tiến hành kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép…, góp phần ổn định thị trường.
Từ năm 1996 đến năm 2017, hoạt động của QLTT là chính quy, bài bản, trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, có các quy chế hoạt động thống nhất cả nước, có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có các chế tài xử lý được quy định bởi các luật, pháp lệnh, nghị định. Điều kiện trang bị, phương tiện hoạt động được kiện toàn và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Hiện nay, Chi cục QLTT có 3 phòng và 10 đội với 76 cán bộ, công chức.
Tại Quyết định số 3693/QĐ-BCT ngày 11 tháng 10 năm 2018 của Bộ Công thương thì Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp lại trên cơ sở Chi cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình theo mục tiêu, lộ trình thực hiện tại Đề án thành lập Tổng cục quản lý thị trường đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là bước ngoặt rất lớn đối với lực lượng quản lý thị trường cả nước cũng như lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thái Bình.
Lực lượng QLTT hiện còn được UBND tỉnh giao nhiệm vụ là thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP và thường trực Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh. Vì thế lực lượng QLTT ngày càng khẳng định được vai trò chủ lực trong hoạt
động kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác trên địa bàn.
Với những thành tích trên, lực lượng QLTT Thái Bình có nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng bằng khen, giấy khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND tỉnh, Sở Công Thương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Đặc biệt, năm 2003, QLTT Thái Bình vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2011 được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích 10 năm chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giảvà gian lận thương mại.
3.1.2. Cơ cấu, bộ máy tổ chức
Cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý thị trường Thái Bình gồm có: Cục trưởng; 02 Phó cục trưởng, Phòng Nghiệp vụ tổng hợp, phòng Tổ chức hành chính; phòng thanh tra pháp chế; 01 Đội Quản lý thị trường Cơ động;01 Đội quản lý thị trường chống Hàng giả, 08 Đội Quản lý thị trường huyện thị. Cụ thể qua sơ đồ sau:
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Cục Quản lý thị trường Thái Bình
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cục quản lý thị trường Cục trưởng Phó cục trưởng Phó cục trưởng Phòng tổ chức hành chính Phòng thanh tra pháp chế Phòng nghiệp vụ Đội QLTT số 1 Đội QLTT số 2 Đội QLTT số 3 Đội QLTT số 4 Đội QLTT số 5 Đội QLTT số 6 Đội QLTT số 7 Đội QLTT số 8 Đội QLTT Cơ Động Đội QLTT Chống Hàng Giả
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ
3.1.3.1. Chức năng
Cục quản lý thị trường tỉnh Thái Bình có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý thị trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm, hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Bình, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
3.1.3.2. Nhiệm vụ
- Tham mưu đối với cấp có thẩm quyền về công tác quản lý thị trường - Tổ chức, chỉ đạo và thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật liên quan đến hoạt động của lực lượng quản lý thị trường trên địa bàn được phân công.
- Quản lý tổ chức và xây dựng lực lượng quản lý thị trường địa phương. - Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định và yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
- Phối hợp với văn phòng Tổng cục thực hiện công tác cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục.
- Quản lý công chức, người lao động về tài chính, tài sản được cấp theo quy định của pháp luật và theo phân cấp.
- Quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, quản lý ấn chỉ và lưu trữ hồ sơ vụ việc kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định.
- Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý hiện đại trong tổ chức và hoạt động Cục.
- Tham gia các ban chỉ đạo, tổ chức phối hợp liên ngành, đoàn kiểm tra liên ngành do địa phương hoặc cấp có thẩm quyền thành lập.
3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, đội QLTT
3.1.4.1. Phòng nghiệp vụ - Tổng hợp
* Chức năng: Tham mưu đề xuất, giúp Cục trưởng về công tác nghiệp vụ
và kế hoạch Tổng hợp
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác QLTT bao gồm: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, nghiệp vụ ghi chép, quản lý ấn chỉ, nghiệp vụ quản lý tang vật và xử lý vi phạm theo quy định cán bộ quản lý và kiểm soát viên.
- Xây dựng và triển khai các chương trình tập huấn nghiệp vụ kiểm soát viên thị trường hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất; nghiên cứu các đề tài khoa học, các chuyên đề chuyên môn nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn đối với thương nhân và người tiêu dùng.
- Tham mưu đề xuất, xây dựng và tổ chức triển khai chương trình, kế hoạch kiểm tra chuyên đề và liên ngành hàng năm, quý, tháng. Tổng hợp tình hình kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; lập và trình lãnh đạo Cục báo cáo Tổng cục Quản lý thị trường theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
- Giúp lãnh đạo Cục thực hiện chức năng thường trực của Ban chỉ đạo 389/ĐP, phối kết hợp chặt chẽ các ngành, các lực lượng, địa phương thực hiện nhiệm vụ thanh tra thương mại, kiểm tra, kiểm soát thị trường.
- Thụ lý hồ sơ và đề xuất phương án xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật do các Đội chuyển lên thuộc thẩm quyền của Cục trưởng hoặc Chủ tịch UBND tỉnh.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Cục trưởng giao.
3.1.4.2. Phòng Tổ chức - Hành chính
* Chức năng: Tham mưu đề xuất giúp Cục trưởng tổ chức triển khai thực
hiện nhiệm vụ công tác Tổ chức, hành chính, công tác Tài chính kế toán của Cục
* Nhiệm vụ:
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, quản lý cán bộ công chức thuộc thẩm quyền của Cục trưởng, công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật.
-Tham mưu và giúp lãnh đạo Cục tổ chức thực hiện các chế độ quản lý hồ sơ cán bộ, chính sách tiền lương, BHXH, nâng lương, nâng ngạch, tuyển dụng, điều động, luân chuyển, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và các chế độ chính sách theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch tài chính và giúp lãnh đạo Cục quản lý, cân đối, sử dụng các nguồn kinh phí phục vụ của Cục. Thực hiện nghiệp vụ kế toán thống kê, đáp ứng các như cầu về thu chi, thanh toán, theo chế độ, phục vụ kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ của Cục và các bộ phận liên quan. Tham mưu giúp Cục trưởng soạn thảo, ban hành và thực hiện quy chế Chi tiêu nội bộ và Quản lý tài sản công, các định mức giao , khoán chi phí, thực hiện tiết kiệm chống lãnh phí. Quản lý, thanh toán biên lai, ấn chỉ, tiền quỹ và các chứng từ, phương tiện thanh toán có giá trị khác.
- Tham mưu và giúp lãnh đạo Cục xây dựng, ban hành định mức và thanh toán, cấp phát các loại vật tư, văn phòng phẩm, báo chí, chi phí thông tin, tiếp khách và Phục vụ các Hội nghị, cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Cục.
- Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, soạn thảo, in ấn, phát hành, tiếp nhận công văn giấy tờ thuộc phạm vi cơ quan theo đúng quy định của pháp luật,
- Giúp lãnh đạo Cục soạn thảo xây dựng, bổ sung, sửa đổi nội quy, quy chế hoạt động của Cục và kiểm tra đôn đốc thực hiện sau khi đã ban hành.
- Tổ chức quản lý Xây dựng cơ bản, quản lý Nhà và phương tiện làm việc, duy trì chế độ, thời gian làm việc, hội họp, chế độ mang mặc trang phục, phù hiệu, quản lý và sử dụng công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và của ngành.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác được Cục trưởng giao.
3.1.4.3. Phòng Thanh tra - Pháp chế
Tham mưu giúp Lãnh đạo Cục về công tác thanh tra chuyên ngành, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường; đóng góp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; tuyên