Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 96 - 98)

4.3.3.1. Thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính góp phần tăng tự chủ trong chi tiêu và tiết kiệm chi tiêu

Thực hiện cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm đã tạo điều kiện cho Cục QLTT tỉnh Thái Bình hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

Những năm qua, Cục QLTT đã rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, sử dụng, bố trí cán bộ công chức phù hợp về trình độ, chuyên môn đào tạo, năng lực thực tế đối với yêu cầu của vị trí công tác. Thực hiện cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho Cục QLTT chủ động chi tiêu, xây dựng mức chi hợp lý, đồng thời thực hiện thủ tục hành chính trong các khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước.

Thực hiện tự chủ tài chính,Cục QLTT phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế quản lý tài sản công do vậy có điều kiện để quản lý sử dụng kinh phí chi thường xuyên hiệu quả, tiết kiệm, giúp đơn vị chủ động hơn trong việc chi tiêu mà vẫn đảm bảo nguyên tắc tiết kiệmđảm bảo hoàn thành nhiệm vụ nhà nước giao.

Cơ chế tự chủ cho phép được sử dụng kinh phí tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức trên cơ sở hiệu quả chất lượng công tác, do vậy đã bước

đầu gắn việc sử dụng kinh phí với chất lượng, hiệu quả công việc, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và tăng cường sự giám sát của cán bộ công chức.

4.3.3.2. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch

Cùng với việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính thì thực hiện quy chế dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác quản lý chi thường xuyên được Cục QLTT quy định mang tính hệ thống rất rõ ràng. Cục QLTT đã quy định rõ các nội dung phải công khai, hình thức và thời gian công khai, cụ thể :

Công khai dự toán ngân sách. Công khai quyết toán ngân sách.

Công khai, minh bạch trong mua sắm, xây dựng TSCĐ. Công khai, minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, Cục QLTT đã ban hành quy chế làm việc của cơ quan, xây dựng chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng chống tham nhũng… Cục QLTT công khai dưới 2 hình thức là thông tin và qua hội nghị cán bộ công chức hàng năm.

4.3.3.3. Thực hiện tiết kiệm đối với chi thường xuyên được giao thực hiện tự chủ

Trong những năm qua do Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng lương tối thiểu nên mức chi cho nhóm chi cho con người (bao gồm: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, khen thưởng, phúc lợi, các khoản bảo hiểm, công đoàn và thanh toán cho cá nhân khác...) đều tăng lên tương ứng. Tuy nhiên các khoản chi thuộc nội dung chi này đã đảm bảo chặt chẽ, đúng đối tượng và chế độ quy định.

Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều bởi tốc độ trượt giá hàng năm, giá nước, điện, xăng dầu và các dịch vụ khác... đều tăng, đồng thời nhu cầu không ngừng tăng lên về trao đổi thông tin báo cáo qua mạng và phục vụ các nhiệm vụ được tăng thêm của ngành QLTT nhưng để quản lý có hiệu quả nhóm chi dịch vụ công cộng và chi hành chính (bao gồm: các khoản thanh toán dịch vụ, vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, sửa chữa thường xuyên, hội nghị, công tác phí, chi phí thuê mướn ….) này Cục QLTT đã triển khai thực hiện giao khoán hầu hết các khoản chi tiêu có thể giao khoán được cho các Phòng, các Đội như: giao khoán văn phòng phẩm, cước phí điện thoại, điện, nước, xăng dầu... Mức giao khoán đã được Cục xây dựng tỷ mỷ, tính toán trên cơ sở kế hoạch sử dụng của các phòng,

các đội có xem xét đến tình hình sử dụng của năm trước và nhiệm vụ được giao để điều chỉnh mức khoán cho phù hợp. Cục QLTT đã tăng cường các biện pháp quản lý cước phí điện thoại như: giảm số máy, quản lý các số máy được phép liên lạc đường dài, các cuộc liên lạc đường dài.Các phòng, các Đội chỉ được sử dụng trong mức khoán, nếu các phòng, các đội sử dụng vượt mức khoán, thì các phòng, các đội phải tự thanh toán phần vượt lên đó. Nhìn chung, từ khi thực hiện chủ trương khoán chi phí điện thoại, điện, nước, xăng dầu, văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động hành chính của các phòng, các đội đã được giảm đáng kể. Các cuộc hội nghị, hội thảo được bố trí hợp lý về địa điểm, nội dung, số lượng và thời gian tổ chức hội nghị, hội thảo tiết kiệm chi phí tới mức tối đa.

4.3.3.4. Từng bước tăng thu nhập, cải thiện đời sống CBCC

Một trong những mục tiêu của việc thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của Cục QLTT là thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để có nguồn tăng thu nhập cho cán bộ công chức ngoài việc đảm bảo tiền lương theo cấp bậc, chức vụ do nhà nước quy định. Để đạt mục tiêu trên, Cục QLTT đã triển khai việc quán triệt mục tiêu và đưa ra giải pháp thực hiện đối với việc quản lý chi thường xuyên. Việc quản lý chặt chẽ chi phí văn phòng phẩm, điện, nước, chi phí điện thoại, công tác phí… được thực hiện trên cơ sở giao khoán theo từng nội dung và triển khai có hiệu quả quy chế công khai dân chủ trong quản lý kinh phí. Nguồn kinh phí tiết kiệm được được sử dụng để tăng thu nhập cho CBCC trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa việc hoàn thành nhiệm vụ được giao trên cơ sở bình xét thi đua, xếp loại chất lượng ( A, B,C) với quyền lợi được hưởng. Đối với CBCC đạt loại A thì được hưởng thu nhập tăng thêm theo hệ số tối đa 1,0, đối với CBCC đạt loại B thì được hưởng thu nhập tăng thêm theo hệ số 0,8, đối với CBCC đạt loại C thì không được hưởng thu nhập tăng thêm . Qua quá trình triển khai thực hiện đã thúc đẩy phong trào thi đua tại các phòng, đội, động viên cán bộ công chức, người lao động khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhưng vẫn đảm bảo được hiện đại hóa các hoạt động nghiệp vụ của ngành và tăng cường cơ sở vật chất cho Cục QLTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên tại cục quản lý thị trường tỉnh thái bình (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)