Giới thiệu về Trường Quản trị kinh doanh Vinacomin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số KPIs trong đánh giá thực hiện công việc tại phòng đào tạo, trường quản trị kinh doanh vinacomin (Trang 45)

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Đào tạo, Trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin

a. Thông tin chung

Đầu năm 1975, tại Quyết định số 94 ĐT/TC-CB ký ngày 17 tháng 01 năm 1975 của Bộ trưởng Bộ Điện và Than quyết định thành lập Trường Bồi dưỡng cán bộ tại chức Bộ Điện và Than.

Ngày 21 tháng 10 năm 1995, Trường được chuyển thuộc quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam với tên gọi Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực quản lý Than Việt Nam.

Ngày 02 tháng 05 năm 2008 Trung tâm phát triển nguồn nhân lực quản lý - TKV đổi tên thành Trường quản trị kinh doanh – TKV.

Ngày 12 tháng 5 năm 2011, chuyển thành Trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin, đơn vị trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).

- Tên đầy đủ: TRƯỜNG QUẢN TRỊ KINH DOANH - VINACOMIN

Tên tiếng Anh: Vinacomin Business School Tên viết tắt: VBS

Địa chỉ: Ngõ 12, phố An Hòa, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội, Việt Nam - Điện thoại: 0243 3519 237 - Fax: 0243 8542 525 - Email: gvdt@vbs.edu.vn - Website: www.vbs.edu.vn. b. Lĩnh vực hoạt động

- Một là, Trường có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh nghiệp theo kế hoạch, chiến lược của Tập đoàn.

lĩnh vực kinh tế và quản lý chuyên ngành cũng như lĩnh vực đào tạo.

- Ba là, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học về quản lý.

- Bốn là, cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn quản lý và các dịch vụ có thu khác.

c. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi

- Sứ mệnh: Vì sự thành đạt của học viên - Vì sự phát triển của doanh nghiệp.

- Tầm nhìn:

+ Trở thành nhà cung cấp các giải pháp đào tạo hàng đầu của ngành Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV)

+ Trở thành học viện nghiên cứu và đào tạo cán bộ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV)

- Giá trị cốt lõi: 4T: Tâm - Tài - Trí – Tín

- Phương châm: Trí tuệ - Trung thành - Kỷ luật - Đồng tâm.

3.1.1.2. Bộ máy tổ chức của Trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của VBS

Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp VBS (2017) Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trường có thể nhận thấy Ban lãnh đạo là người đưa ra các chỉ đạo về mọi công tác và quản lý chung các hoạt động của Trường,

Ban Lãnh đạo VBS Phòng Đào tạo Phòng Quản trị Phòng Kế toán tài chính Tổ Bảo vệ Tổ nhà ăn Tổ nhà phòng Phòng Hành chính Tổng hợp

cao nhất là Hiệu trưởng. Phòng Đào tạo là phòng chức năng chính, là phòng mang lại nguồn thu chính cho toàn trường, đội ngũ của phòng đông đảo và tuổi đời còn khá trẻ, các phòng phụ trợ là phòng Hành chính - Tổng hợp có mối liên hệ với Phòng Đào tạo về các mặt như lập kế hoạch đào tạo, lập kế hoạch doanh thu, chỉ tiêu doanh thu hàng năm và các vấn đề về hợp đồng, công văn, giấy tờ; Phòng Kế toán Tài chính có mối liên hệ chặt chẽ với phòng Đào tạo là nơi duyệt các kinh phí, phương án kinh doanh, thanh toán và làm thanh toán...Phòng Quản trị là bộ phận phục vụ, hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng qua công tác phục vụ ăn, nghỉ, phục vụ các lớp học tại Trường, các vấn đề về cơ sở thiết bị ăn, nghỉ, học tập...Do đó có thể nhận thấy mỗi phòng đều có những chức năng, nhiệm vụ riêng biệt tuy nhiên luôn có sự tương tác qua lại và liên kết chặt chẽ giữa các phòng trong từng khâu thực hiện công việc chung của Trường trong đó Hiệu trưởng là người ra quyết định và chịu trách nhiệm với mọi vấn đề phát sinh của Trường.

Ban Lãnh đạo VBS: Là người đại diện theo Pháp luật, có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong Trường; chịu trách nhiệm trước Tập đoàn, trước Nhà nước và Pháp luật về thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Là chủ tài khoản của Trường. Trong Ban lãnh đạo VBS, Hiệu trưởng là người ban hành các quyết định, quy định, nội quy, quy chế quản lý, điều hành hoạt động của Trường theo chức năng và nhiệm vụ được Tập đoàn giao; Phụ trách và chỉ đạo các mặt công tác sau:

- Định hướng phát triển, xây dựng chiến lược phát triển, đề án phát triển Trường, kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm.

- Tham mưu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. - Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng. - Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. - Công tác tổ chức và cán bộ.

- Công tác tài chính, kế hoạch, quản trị chi phí.

- Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra, kiểm soát, công tác Pháp chế. - Công tác lao động tiền lương.

- Công tác thi đua, khen thưởng. - Công tác đầu tư xây dựng.

- Công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn quản trị doanh nghiệp. - Công tác hành chính, văn phòng.

- Công tác hợp tác trong nước và quốc tế

Phòng Hành chính - Tổng hợp: Công tác hành chính văn phòng; Công tác Tổ chức, lao động, tiền lương; Công tác Kế hoạch tổng hợp; Công tác thi đua khen thưởng; Công tác tham mưu về tổ chức, lao động, tiền lương, kế hoạch...

Phòng Kế toán tài chính: Công tác Tài chính, kế toán; Công tác duyệt giá, thanh toán, thanh lý; Công tác thủ quỹ, thủ kho; Tham mưu về công tác tài chính, kế toán, thống kê của Trường.

Phòng Quản trị: phụ trách vấn đề ăn, nghỉ của học viên, cơ sở vật chất, mua sắm vật tư, phục vụ lớp học, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, giữ gìn vệ sinh môi trường.

Tổ bảo vệ: trực thuộc phòng Quản trị có nhiệm vụ giữ gìn an ninh của toàn Trường ngày và đêm, quản lý khách ra vào Trường.

Tổ nhà ăn: trực thuộc phòng Quản trị, phục vụ bữa ăn cho các học viên và toàn trường từ khâu mua nguyên liệu đến nấu ăn, phục vụ.

Tổ nhà phòng: trực thuộc phòng Quản trị, phụ trách khu nhà nghỉ của học viên, sắp xếp và dọn dẹp phòng cho các học viên lên học.

Phòng Đào tạo: triển khai mở lớp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch TKV và tự khai thác tại các đơn vị, nghiên cứu khoa học, tư vấn quản trị doanh nghiệp, xây dựng các chương trình đào tạo, là phòng chức năng chính của Trường.

3.1.2. Giới thiệu về vụ Phòng Đào tạo, Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin

3.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ Phòng Đào tạo, Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin

Phòng Đào tạo là phòng ban được ví như ”cánh chim đầu đàn” của Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin. Với trọng trách được TKV giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý cho ngành Than - Khoáng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà trường nói chung và trực tiếp Phòng Đào tạo đã và đang đổi mới toàn diện để đáp ứng nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực cán bộ cho chiến lược phát triển bền vững của ngành Than -

Khoáng sản. Đi cùng với đó là chất lượng các chương trình đào tạo, chất lượng công tác phục vụ học viên không ngừng được nâng lên, đóng góp đáng kể lực lượng cán bộ lãnh đạo và quản lý cấp cao cho các doanh nghiệp và Tập đoàn.

Với chức năng và nhiệm vụ chính là đào tạo và bồi dưỡng kiến thức về quản lý kinh tế cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ của tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên CSHCM trong TKV và các đơn vị thành viên, các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại VBS đã trở thành nơi cập nhật kiến thức, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao năng lực quản lý, đồng thời, là nơi các đồng nghiệp trong Ngành gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, nghiệp vụ... Cụ thể như sau:

Chức năng:

- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý doanh nghiệp theo kế hoạch đào tạo, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đào tạo, quản lý, kinh tế.

- Cung cấp các dịch vụ thuộc lĩnh vực đào tạo, quản lý và các dịch vụ có thu khác.

- Hợp tác trong và ngoài nước về lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học đào tạo, quản lý.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của Tập đoàn các Công ty Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Cung cấp các dịch vụ đào tạo, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, tư vấn quản lý, thi nâng ngạch viên chức và các dịch vụ khác theo nhu cầu của khách hàng.

- Khảo sát, phân tích xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tư vấn đào tạo, dự trù kinh phí, báo giá, khai thác mở lớp, ký kết hợp đồng đào tạo, tổ chức thực hiện hợp đồng, nghiệm thu, tổng kết, đánh giá các lớp học.

- Nghiên cứu thị trường và triển khai các hoạt động phát triển thị trường thuộc lĩnh vực đào tạo.

- Lập, trình duyệt, tổ chức thực hiện và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo theo quy định của Trường và Tập đoàn.

3.1.2.2. Nguồn nhân lực của Phòng Đào tạo

Với đặc thù không có đội ngũ giảng viên cơ hữu nên VBS phải thuê ngoài giảng viên. Lực lượng lao động gồm cán bộ quản lý, nhân viên các phòng ban. Phòng Đào tạo là phòng chức năng chính của VBS, với chức năng là mở các lớp theo kế hoạch của TKV và tại đơn vị. Lực lượng lao động tại Phòng Đào tạo là lực lượng quan trọng, trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh. Số lượng cán bộ nhân viên là 12 người, là phòng có tuổi đời trẻ nhất, được coi là phòng mũi nhọn của của Trường.

Bảng 3.1. Tình hình lao động của Trường Quản trị kinh doanh Vinacomin qua 3 năm 2015 -2017 Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/ 2015 2017/ 2016 Bình quân Tổng số lao động toàn trường 40 40 38 100 95 97,5

Trong đó Phòng Đào tạo 13 13 12 100 92,3 96,2 Chia theo giới tính

Nam 5 5 4 100 80 90,0 Nữ 8 8 8 100 100 100,0 Chia theo trình độ Trên Đại học 2 2 3 120 100 110,0 Đại học 11 11 9 100 89,3 94,6 Cao đẵng, trung cấp 0 0 0 100 100 100,0 Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp VBS (2017) Qua bảng 3.1 ta thấy: Tình hình lao động của Nhà trường và Phòng Đào tạo có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Cơ cấu cán bộ, nhân viên ở Phòng Đào tạo chỉ chiếm 1/3 so với tổng số lao động toàn trường nhưng lại đảm nhận khối lượng công việc khá lớn. Điều này cũng là điều bất lợi của Phòng và là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giảm lao động.

Tuy nhiên, về trình độ chuyên môn của cán bộ, nhân viên: 100% tốt nghiệp đại học các chuyên ngành, 03 người đã đào tạo bằng thạc sĩ. Đây là phòng ban thực hiện chức năng chính của Nhà trường nên trình độ cán bộ, nhân viên tương đối đồng đều và cao hơn so với các phòng ban khác.

Năm 2016 so với năm 2015, tình hình lao động tại Phòng không có biến động. Nhưng năm 2017, lao động ở trình độ đại học giảm còn 89,3% so với năm 2016. Tìm hiểu một số nguyên nhân, nhận thấy do khối lượng công việc của Phòng quá nhiều, lực lượng lao động mỏng, việc đánh giá thực hiện công việc không rõ ràng cụ thể nên một số vị trí công việc gặp nhiều áp lực trong công việc. Và chủ yếu là giảm nhân viên nam.

3.1.2.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh trong 03 năm gần đây của Phòng Đào tạo

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo chất lượng hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ tổ chức, quản lí sản xuất và là vấn đề sống còn của mỗi doanh doanh nghiệp. Là phòng ban có chức năng, nhiệm vụ tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh chính, Ban Lãnh đạo VBS và trưởng phòng Đào tạo luôn xác định phải nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của Trường đang như thế nào để đưa ra phương pháp, chiến lược điều chỉnh đúng đắn và phù hợp.

Với sản phẩm sản xuất kinh doanh là các chương trình đào tạo, trong 3 năm 2015 – 2017, Phòng Đào tạo đã liên tục cải tiến chất lượng các chương trình và đạt được kết quả thể hiện như bảng 3.3.

Từ bảng kết quả hoạt động của Phòng trên đây có thể nhận thấy doanh thu đào tạo các lớp TKV của Phòng đều tăng qua 03 năm. Năm 2016 tăng 103,7% so với năm 2015; Năm 2017 tăng 168,6% so với 2016. Riêng doanh thu các lớp tự khai thác qua 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2016, doanh thu TKT giảm còn 93% so với năm 2015. Năm 2017, với nỗ lực của cán bộ nhân viên Phòng đã thực hiện được mức doanh thu bằng năm trước. Tổng hợp nguồn thu của Phòng qua 3 năm có đều giảm. Đặc biệt sự giảm các lớp tự khai thác cho thấy việc khai thác mở lớp ngày càng trở nên khó khăn, một phần do TKV những năm gần đây cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty do đó các công ty không thể đầu tư quá nhiều cho đào tạo.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Phòng Đào tạo, Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin

TT Chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 So sánh (%) Bình quân 2016/20 15 2017/20 16

I Công tác đào tạo 93,0 100,0 96,5

1 Tổng số lớp học Lớp 100 93 93 83,9 140,4 112,1 - Lớp do TKV triệu tập Lớp 62 52 73 107,9 48,8 78,3 - Lớp do Trường tự khai thác Lớp 38 41 20 71,8 139,7 105,7 2 Tổng số người ngày học Người ngày 34.668 24.879 34.751 71,7 152,7 112,2 - Lớp do TKV triệu tập Người ngày 18.687 13.398 20.465 71,8 62,9 67,4 - Lớp do Trường tự khai thác Người ngày 15.981 11.481 7.219 95,7 120,0 107,9

II Tổng nguồn thu Triệu

đồng 24.082 23.038 27.654 98,8 96,6 97,7

1 Doanh thu đào

tạo TKV Triệu đồng 22.352 22.081 21.338 103,7 168,6 136,2 2 Doanh thu Trường tự khai thác mở lớp Triệu đồng 8.398 7.639 5.774 93,0 100,0 96,5 Nguồn: Báo cáo Hội nghị người lao động VBS (2017) Đối với các lớp do TKV triệu tập theo kế hoạch đào tạo của TKV thì Phòng cũng cố gắng hoàn thành kế hoạch tuy nhiên hàng năm vẫn còn một số lớp chưa thực hiện được do một số điều kiến khách quan và chủ quan mà trong đó chủ yếu do điều kiện khách quan. Đối với các lớp tự khai thác, phòng Đào tạo là bộ phận đi tiếp cận và triển khai kế hoạch đào tạo xây dựng cho từng đơn vị. Năm 2016, số lớp tự khai thác có tăng so với năm 2015 tuy nhiên năm 2017 con số này giảm đáng kể chỉ bằng một nửa, nguyên nhân một phần cũng do hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị trong TKV nói riêng và toàn Tập đoàn nói chung đang gặp nhiều khó khăn do đó các đơn vị chưa thể tập trung vào công tác đào tạo mà còn phải duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống cho các cán bộ nhân viên của đơn vị mình. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng bộ chỉ số KPIs trong đánh giá thực hiện công việc tại phòng đào tạo, trường quản trị kinh doanh vinacomin (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)