I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
4. Phản ứng oxi hóa
3.4.3. Những phƣơng pháp dạy học mang lại hiệu quả bài lên lớp
Khi dạy bài lên lớp theo PPDH tích cực GV thƣờng sử dụng hệ thống các PPDH truyền thống theo hƣớng tích cực hoạt động hóa nhận thức và sử dụng hệ thống các PPDH hiện đại. Hiện nay hệ thống các PPDH hiện đại đƣợc sử dụng rộng rãi là:
- Sử dụng dạy học nêu vấn đề - Ơrixtic hay còn gọi là dạy học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. Đây là một trong số các PPDH tích cực đƣợc các nhà sƣ phạm quan
tâm nhiều hơn cả vì nó đƣợc coi là một tổ hợp các PPDH tích cực có giá trị về trí dục và đức dục to lớn.
- Sử dụng phƣơng pháp grap dạy học kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ tạo ra
các hoạt động dạy học bằng phiếu học tập. Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt (cơ bản, cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong của nó. Khi áp dụng PP grap vào bài lên lớp khâu quyết định nhất là việc triển khai grap nội dung khi nghiên cứu tài liệu mới. Khi giảng bài theo PP mới, thầy tổ chức việc nghiên cứu chi tiết từng đỉnh một của grap nội dung. Trên bảng dần dần hiện lên lần lƣợt từng đỉnh một rồi đến cuối bài xuất hiện grap nội dung trọn vẹn của toàn bài học theo đúng cách sắp xếp hình học của grap. Trong quá trình này GV sử dụng phối hợp các PP và phƣơng tiện dạy học thông thƣờng khác.
- Sử dụng dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ trƣớc kia chủ yếu áp dụng trong các
giờ thực hành, nay rất phổ biến trong các tiết học nhất là trong dạy bài mới.
Tiến trình dạy học theo nhóm (có thể là một phần tiết học, một tiết học…) gồm những bƣớc sau:
- Bƣớc 1:GV làm việc chung với cả lớp. + Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. + Hƣớng dẫn tiến trình hoạt động cho từng nhóm.
- Bƣớc 2:HS làm việc theo nhóm
+ Nhóm trƣởng phân công công việc cho từng thành viên. Từng cá nhân thực hiện nhiệm vụ đƣợc phân công.
+ Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
+ Cử đại diện để trình bày kết quả làm việc của nhóm. - Bƣớc 3: Thảo luận, tổng kết trƣớc toàn lớp
+ Các nhóm lần lƣợt báo cáo kết quả. + Các nhóm trao đổi, thảo luận chung.
+ GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh và đƣa ra kết luận cuối cùng. Chỉ ra những kiến thức HS cần lĩnh hội.
Với PPDH hợp tác nhóm, cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm và những hiểu biết cho nhau, cũng nhƣ những vƣớng mắc, những băn khoăn suy nghĩ của bản thân. Nhờ sự trao đổi, thảo luận giữa các thành viên trong nhóm và giữa các nhóm giúp cho HS dễ hiểu và dễ nhớ bài hơn. Tuy nhiên, việc tổ chức cho HS học tập theo nhóm ngay tại lớp bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học nên GV phải biết tổ chức hợp lí mới có kết quả. Không nên lạm dụng các hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hƣớng hình thức. Cần lƣu ý, trong hoạt động nhóm, tƣ duy tích cực của HS phải đƣợc phát huy và ý nghĩa quan trọng của nó là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể, chuyên biệt nào đó, cũng không phải là sự phủ nhận các PPDH truyền thống mà là muốn nhấn mạnh một định hƣớng khai thác mặt tích cực của các PPDH hiện có. Những PP nhƣ thuyết trình, đàm thoại… vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Điều cốt yếu là phải lựa chọn và vận dụng các PP sao cho phù hợp với nội dung của bài dạy và đặc biệt là phù hợp với đối tƣợng HS, trong đó cần chú ý khai thác và sử dụng các kĩ thuật dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động nhận thức và phát triển tƣ duy HS, hình thành cho các em khả năng độc lập, năng động, sáng tạo trong việc tiếp thu và xử lí thông tin, cũng nhƣ trong việc giải quyết những công việc cụ thể sau này.
- Sử dụng phƣơng pháp thuyết trình theo hƣớng tích cực hoá hoạt động của HS
PP thuyết trình gồm các bƣớc sau: Bƣớc 1: Đặt vấn đề
Mục đích của việc này là nhằm thu hút sự chú ý của HS và tạo tâm thế học tập, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, đồng thời giới thiệu mục tiêu của bài học.
Cách đặt vấn đề có thể là dựa vào kiến thức, vốn sống, kinh nghiệm đã có của HS hoặc dựa vào các tƣ liệu về lịch sử phát triển khoa học, hoặc dựa vào hiện tƣợng thực tế có liên quan…
Bƣớc 2: Giải quyết vấn đề
Giải quyết theo từng nội dung trong bài, chú ý các đoạn chuyển tiếp giữa các phần, minh hoạ – giải thích, nêu vấn đề và giải quyết… Có thể giải quyết vấn đề theo con đƣờng qui nạp hoặc diễn dịch tuỳ theo đặc điểm nội dung bài học.
Bƣớc 3: Kết luận
Tóm tắt những nội dung trọng tâm, hệ thống hoá và chỉ ra lôgic giữa các đơn vị kiến thức trong bài, củng cố bài học và giao nhiệm vụ tiếp cho HS.
PP này có ƣu điểm là GV chủ động về mặt thời gian và kế hoạch lên lớp, do đó cũng chủ động thiết kế lôgic nội dung, cập nhật bổ sung kiến thức, tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của PP này là là HS thụ động, việc truyền thụ kiến thức dễ mang tính áp đặt.
Do vậy, khi sử dụng PP này, cần chú ý các điểm sau:
+ Lời giảng của GV phải đủ to, rõ, không vi phạm các qui luật lôgic. + Tốc độ vừa phải, có định hƣớng ghi chép, theo dõi của HS.
+ Biết dừng đúng lúc với thời gian hợp lí. + Nội dung bài thuyết trình phải lôgic.
+ Tƣ thế, tác phong và cách diễn đạt của GV phải hấp dẫn, lôi cuốn HS.
- Sử dụng phƣơng pháp đàm thoại theo hƣớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS
Ngƣời ta thƣờng chia ra hai dạng đàm thoại chính là:
+ Đàm thoại tái hiện: các câu hỏi, vấn đề do GV đặt ra đòi hỏi HS nhớ, tái hiện lại kiến thức, kinh nghiệm đã có thì có thể giải quyết đƣợc. Loại này chủ yếu dùng để ôn tập, củng cố kiến thức.
+ Đàm thoại gợi mở hay vấn đáp tìm tòi: Trong vấn đáp tìm tòi GV luôn đóng vai trò chỉ đạo, điều khiển hoạt động của HS. Hệ thống câu hỏi của GV giữ vai trò chỉ đạo, định hƣớng hoạt động nhận thức của HS. Trật tự lôgic của câu hỏi góp phần hƣớng dẫn HS từng bƣớc phát hiện ra bản chất của sự vật, qui luật của hiện tƣợng . Muốn nâng cao hiệu quả của PP vấn đáp tìm tòi, GV cần đầu tƣ nâng cao chất lƣợng của các câu hỏi. Giảm bớt các câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức (chỉ đòi hỏi tái hiện kiến thức). Tăng dần số câu hỏi có yêu cầu cao về mặt nhận thức (câu hỏi có sự thông hiểu và sáng tạo trong vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, cũng nhƣ đòi hỏi cả sự phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá… kiến thức). Loại câu hỏi thứ hai có tác dụng kích thích tƣ duy tích cực của HS. Tuy nhiên, cũng không nên xem thƣờng loại câu hỏi thứ nhất, vì không tích luỹ kiến thức đến một mức độ nhất định nào đó thì khó mà tƣ duy sáng tạo.
Bên cạnh đó GV cần: + Tạo không khí học tập.
+ Tạo điều kiện để HS bộc lộ quan niệm riêng.
+ Tổ chức cho HS tranh luận về những quan niệm của mình.
+ Trọng tài trong những trƣờng hợp ý kiến tranh luận không ngã ngũ.
+ Tạo điều kiện và giúp HS nhận ra các quan niệm sai lầm của mình và tự giác khắc phục chúng.
+ Trình bày tính hiển nhiên của các quan niệm khoa học. + Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức thu nhận.