Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên đối với học sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 66)

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

4. Phản ứng oxi hóa

3.4.2. Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên đối với học sinh

Vai trò ngƣời thầy trong quá trình dạy học theo quan điểm lấy ngƣời học là trung tâm không thể bị mờ nhạt mà trái lại còn rõ nét hơn, ngƣời thầy vẫn là “linh hồn” của giờ học sinh động và sáng tạo. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu, có trình độ sƣ phạm lành nghề, có đầu óc sáng tạo và nhạy cảm cái mới có thể đóng vai trò là ngƣời gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hƣớng dẫn, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động độc lập của HS, đánh thức năng lực tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia phát triển cộng đồng. Định hƣớng cách dạy học nhƣ trên không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của GV đối với chất lƣợng, hiệu quả dạy học. Bởi vì, để có thể làm ngƣời hƣớng dẫn, cung cấp thông tin, trọng tài, cố vấn… ngƣời thầy phải hiểu biết sâu sắc những kiến thức cơ bản của môn học mình đảm nhiệm, đồng thời phải tự bổ sung vốn kiến thức của mình

thƣờng xuyên và có định hƣớng rõ ràng qua tài liệu, sách báo… Ngƣời thầy phải nắm vững bản chất và các quy luật của quá trình dạy học để có thể tìm ra hoặc ứng dụng những phƣơng pháp dạy học phù hợp với đối tƣợng của mình nhất.

- Cần đòi hỏi HS tham gia tích cực vào quá trình học tập, không tiếp thu một cách thụ động. HS cần tích cực suy nghĩ, tích cực hoạt động.

- Thực hiện phân hóa, chú ý đến tƣ duy của từng HS, không gò bó theo cách suy nghĩ đã định trƣớc của GV.

- Động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để HS tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình tiến tới tự đào tạo và giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo.

- Giảm tỉ lệ diễn giảng tùy theo bộ môn, chú ý sử dụng kết hợp các kiểu dạy thông báo, nêu vấn đề, nghiên cứu, chƣơng trình hóa.

- Tăng cƣờng và nâng cao hiệu suất quá trình tự học của HS.

- Tăng cƣờng giúp đỡ riêng các HS có hoàn cảnh khó khăn, gặp gỡ, trao đổi những vấn đề về học tập và cách học có hiệu quả.

- Tăng cƣờng các loại bài tập sáng tạo, bài tập tình huống để HS suy nghĩ tìm ra các phƣơng án giải quyết tối ƣu.

- Kiểm tra, thi cử khách quan, khuyến khích ngƣời học có những ý kiến sáng tạo, tránh gò ép theo quan điểm duy nhất của giáo viên.

- Thực hiện việc đánh giá HS chủ yếu dựa trên kĩ năng vận dụng và sự thành thạo trong cách trả lời câu hỏi và giải bài tập mà không phải chỉ dựa trên một số các tri thức HS đã nắm đƣợc nhất định.

- Yêu cầu mỗi HS có đủ tài liệu và vở ghi, vở bài tập, vở thực hành, SGK... Thực hiện chƣơng trình dạy học theo quan điểm dạy học lấy ngƣời học làm trung tâm thì hoạt động của thầy và trò tƣơng ứng nhƣ sau:

+ HS khai phá tri thức, tự nghiên cứu. Thầy chỉ hƣớng dẫn và cung cấp thông tin.

+ HS tự trả lời các thắc mắc do chính mình đặt ra, tự kiểm tra mình. Thầy là trọng tài.

Muốn thành công trên bƣớc đƣờng học tập và nghiên cứu thì phải có khả năng phát hiện và tự giải quyết những vấn đề mà cuộc sống, khoa học đặt ra.

Bồi dƣỡng năng lực tự học là phƣơng cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập.

Một trong những phẩm chất quan trọng của mỗi cá nhân là tính tích cực, sự chủ động sáng tạo trong mọi hoàn cảnh. Và, một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục là hình thành phẩm chất đó cho ngƣời học. Bởi từ đó nền giáo dục mới mong đào tạo ra những lớp ngƣời năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi thị trƣờng lao động, góp phần phát triển cộng đồng. Có thể xem tính tích cực (hình thành từ năng lực tự học) nhƣ một điều kiện, kết quả của sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ trong xã hội hiện đại. Trong đó hoạt động tự học là những biểu hiện sự gắng sức cao về nhiều mặt của từng cá nhân ngƣời học trong quá trình nhận thức thông qua sự hƣng phấn tích cực. Mà hƣng phấn chính là tiền đề cho mọi hứng thú trong học tập. Có hứng thú ngƣời học mới có đƣợc sự tự giác say mê tìm tòi nghiên cứu khám phá. Hứng thú là động lực dẫn tới tự giác. Tính tích cực của con ngƣời chỉ đƣợc hình thành trên cơ sở sự phối hợp ngẫu nhiên giữa hứng thú với tự giác. Nó bảo đảm cho sự định hình tính độc lập trong học tập.

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học.

Từ lâu các nhà sƣ phạm đã nhận thức rõ ý nghĩa của phƣơng pháp dạy tự học. Trong quá trình hoạt động dạy học GV không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ những tri thức có sẵn, chỉ cần yêu cầu HS ghi nhớ mà quan trọng hơn là phải định hƣớng, tổ chức cho HS tự mình khám phá ra những qui luật, thuộc tính mới của các vấn đề khoa học. Giúp HS không chỉ nắm bắt đƣợc tri thức mà còn biết cách tìm đến những tri thức ấy. Thực tiễn cũng nhƣ PPDH hiện đại còn xác định rõ: càng học lên cao thì tự học càng cần đƣợc coi trọng, nói tới PPDH thì cốt lõi chính là dạy tự học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)