tác hai chiều
Quan niệm thứ nhất: Dạy là quá trình truyền đạt thông tin. Theo quan niệm này, hoạt động dạy lấy ngƣời dạy làm trung tâm. Thầy là ngƣời chủ động truyền đạt kiến thức cho ngƣời học và coi việc dạy nhƣ là một quá trình một chiều từ thầy đến trò. Thầy mang lại cho trò càng nhiều kiến thức càng tốt.
Quan niệm thứ hai: Dạy là quá trình truyền đạt kiến thức và thái độ đối với kiến
thức trong khuôn khổ của môn học. Theo quan niệm này, hoạt động dạy cũng lấy
ngƣời dạy làm trung tâm nhƣng chú trọng khả năng xử lý tƣ liệu và ứng dụng những kết quả có đƣợc sau khi xử lý. Ngƣời thầy mong muốn mang lại cho trò càng nhiều thông tin càng tốt, đồng thời làm cho trò biết cách sử dụng những thông tin đó.
Quan niệm thứ ba: Dạy là giúp cho ngƣời học học tập dễ dàng hơn, hiệu quả
hơn. Theo quan niệm này, hoạt động dạy cũng lấy ngƣời dạy làm trung tâm, nhƣng
chú trọng việc giúp cho ngƣời học hiểu rõ những gì cần học và ứng dụng nó vào những hoàn cảnh mới ở cả bên trong và bên ngoài môn học. Mục đích của thầy là giúp trò thông hiểu những vấn đề cần học bằng cách giải thích, minh họa với những ví dụ thích hợp.
Quan niệm thứ tƣ: Dạy là hoạt động nhằm thay đổi quan niệm và sự hiểu biết
của ngƣời học về thế giới xung quanh. Dạy là một quá trình hợp tác giữa ngƣời dạy và
ngƣời học, làm cho ngƣời học trở thành chuyên gia trong khuôn khổ của môn học. Quan niệm thứ năm: Dạy là sự hỗ trợ việc học cho ngƣời học. Đây là hoạt động lấy ngƣời học làm trung tâm, trong đó ngƣời học chịu trách nhiệm về nội dung, kế hoạch, tiến độ và thái độ của việc học. Ở đây, vai trò của ngƣời thầy là cố vấn, hỗ trợ và động viên ngƣời học, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngƣời học. Trách nhiệm của ngƣời thầy là giúp học sinh xác định đƣợc mục tiêu của việc học, hƣớng dẫn họ lập kế hoạch học tập, theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó và tự đánh giá kết quả đạt đƣợc của việc học, từ đó giúp ngƣời học điều chỉnh thái độ học tập sao cho hiệu quả hơn.
Qua các quan niệm đó, ta nhận thấy:
Ba quan niệm đầu chỉ quan tâm về số lƣợng kiến thức mà ngƣời dạy cung cấp và truyền đạt cho ngƣời học. Ngƣời thầy đƣợc coi là trung tâm của quá trình dạy học. Thầy sẽ đánh giá kết quả học tập dựa trên ngƣời học đã học đƣợc cái gì, học nhƣ thế nào và học ở đâu… Còn hai quan niệm sau chủ yếu quan tâm về chất lƣợng của việc
dạy, đặc biệt là thay đổi cách nhìn (quan niệm) và cách sử dụng (vận dụng) kiến thức mà ngƣời học tiếp thu đƣợc. Việc dạy nhằm làm cho việc học dễ dàng hơn, hiệu quả hơn bằng cách gắn kết cả thầy và trò vào hoạt động hợp tác để ngƣời học phát triển bền vững.
Ngƣời thầy thƣờng tiếp cận việc dạy học theo hai cách nhƣ sau:
Cách thứ nhất: Truyền đạt một chiều từ ngƣời dạy đến ngƣời học. Hoạt động này dựa trên nguyên tắc về sự truyền đạt kiến thức, kỹ năng và các thao tác trong quy trình thực hiện. Giờ học đƣợc tiến hành nhƣ một buổi thông báo cho nên ngƣời học rất thụ động, rất ít thông tin phản hồi từ phía ngƣời học. Mục đích của ngƣời thầy là trình bày nội dung (theo môn học) một cách chính xác, rõ ràng. Trách nhiệm của ngƣời học là tiếp thu các thông tin theo không gian, thời gian và thái độ của mình. Việc đánh giá chủ yếu là xem ngƣời học nắm đƣợc bao nhiêu thông tin, chính xác ở mức độ nào… mà không đánh giá đƣợc ngƣời học hiểu đƣợc gì và hiểu nhƣ thế nào!
Hình 1.1 Mô hình dạy học theo kiểu truyền đạt một chiều.
Cách thứ hai: Hợp tác hai chiều giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Cách tiếp cận này dựa trên nguyên tắc hỗ trợ cho việc học thông qua việc phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tƣ duy sáng tạo. Xuất phát từ kiến thức và khả năng mà ngƣời học đang có để ngƣời thầy thực hiện việc dạy. Trong giờ học, ngƣời thầy chỉ đóng vai trò tổ chức và định hƣớng cho ngƣời học, tập trung vào hoạt động nhóm. Việc dạy đƣợc kết hợp nhiều PP… nhằm dẫn dắt ngƣời học tự tạo kiến thức của chính mình, hiểu thực tiễn theo cách của mình dựa vào khả năng của mình và nhu cầu của xã hội. Theo cách tiếp cận này, ngƣời thầy đã thể hiện đƣợc vai trò quan trọng của mình, đó là phát huy tính tích cực, tự lực, tự giác của ngƣời học đồng thời kích thích đƣợc tƣ duy sáng tạo… dựa trên lợi ích của ngƣời học. Ngƣời học đƣợc đánh giá chủ yếu là sự hiểu (hiểu đến đâu và hiểu nhƣ thế nào) chứ không chỉ là sự biết.
Phƣơng tiện đánh giá thƣờng là những câu hỏi mở, những tình huống có vấn đề và những yêu cầu cần phải giải quyết…
Tri thức
Ngƣời dạy (chủ thể)
Hình 1.2. Mô hình dạy học theo hợp tác 2 chiều giữa ngƣời dạy và ngƣời học.
So sánh hai cách tiếp cận về phƣơng pháp dạy học:
Truyền đạt một chiều từ người dạy đến người học
Hợp tác hai chiều giữa người dạy và người học
1. Thầy truyền đạt kiến thức, trò thụ động tiếp thu.
1. Trò tự mình tìm ra kiến thức dƣới sự hƣớng dẫn của thầy.
2. Thầy truyền thụ một chiều, độc thoại, phát vấn.
2. Đối thoại thầy – trò, trò – trò. Hợp tác với nhóm và cả lớp do thầy tổ chức và chỉ đạo.
3. Thầy giảng giải, trò ghi nhớ và học thuộc lòng.
3. Trò học đƣợc cách học, cách giải quyết vấn đề, cách ứng xử, cách sống.
4. Thầy độc quyền kiểm tra đánh giá. 4. Trò tự đánh giá và tự điều chỉnh, khuyến khích tự học.
5. Thầy là ngƣời dạy chữ, dạy nghề, dạy ngƣời…
5. Thầy là ngƣời bạn học, là chuyên gia về việc học, dạy cho trò biết cách tự học, tự rèn và tự học làm ngƣời.
Luật giáo dục 2005 đã khẳng định: “Phƣơng pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Thực tiễn từ năm 1993 đến nay ở các tỉnh
thành đã ứng dụng các PPDH tích cực, lấy ngƣời học làm trung tâm, gọi tắt là PP dạy – tự học đó chính là mô hình dạy học hợp tác hai chiều: Dạy – tự học để đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kì đổi mới.
Ngƣời dạy (tác nhân) Ngƣời học (chủ thể) Lớp học Tri thức