Qui trình dạy học hợp tác hai chiều hiện nay ở trƣờng THPT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)

Qui trình dạy học hợp tác hai chiều: Dạy – tự học hay là qui trình dạy học tích cực lấy ngƣời học làm trung tâm là tổ hợp hệ thống các thao tác tự học của trò dƣới tác động dạy của thầy đƣợc tiến hành theo trình tự ba thời nhằm đạt mục tiêu giáo dục. Lấy mục tiêu là một chủ đề giáo dục làm thí dụ. Chủ đề đƣợc giới thiệu cho HS dƣới dạng một hệ thống vấn đề hay tình huống học in trên phiếu cung cấp đến từng HS. Số lƣợng tình huống nhiều hay ít tùy theo chƣơng trình học qui định cho chủ đề. Điều cơ bản là hệ thống tình huống, vấn đề phải đảm bảo định hƣớng cho HS tự lực tìm hiểu, phân tích, xử lí tình huống để tự mình khám phá ra đƣợc “cái chƣa biết” của chủ đề, từ những gì HS đã hiểu biết rồi.7

“Ba thời” hoàn toàn không có nghĩa là “ba bƣớc”, “ba giai đoạn” có ranh giới rạch ròi. Thời chỉ có nghĩa là: Vào lúc đó, thời điểm đó, vai trò của cá nhân HS, lớp hay thầy sẽ nổi bật lên.7

Dƣới sự hƣớng dẫn, kích thích của nhà giáo, chủ thể HS tiến hành việc học chủ đề thông qua ba thời nhƣ sau:

 Thời một: Nghiên cứu cá nhân.

Theo sự hƣớng dẫn của thầy, HS tự đặt mình vào vị trí của ngƣời tự nghiên cứu, tự tiến hành khám phá tìm ra các kiến thức “mới” hoặc các giải pháp bằng cách tự lực suy nghĩ xử lí các tình huống, giải quyết các vấn đề thầy đã đặt ra cho mình, theo trình tự các thao tác sau:

- Nhận biết vấn đề, phát hiện vấn đề. - Định hƣớng giải quyết vấn đề. - Thu thập thông tin.

- Xử lí thông tin.

- Tái hiện kiến thức, khái niệm, công thức… Xây dựng các giải pháp giải quyết, xử lí tình huống.

- Thử nghiệm các giải pháp, kết quả. - Đƣa ra kết luận.

- Ghi lại kết quả và cách nghiên cứu (sản phẩm ban đầu).

Sau thời một HS đã tự mình tìm ra cách xử lí tình huống, vấn đề đƣợc đặt ra và đƣợc ghi lại trên phiếu (hay vở học tập) kết quả tìm thấy đƣợc cùng với cách xử lí của mình; bằng hành động của chính mình, HS đã tạo ra “sản phẩm giáo dục ban đầu” hay “sản phẩm thô”, bao gồm cả kiến thức, chuẩn mực cuộc sống, cách học, cách làm.

Ví dụ: GV ra bài tập cho HS trong giờ luyện tập: Bằng phƣơng pháp hóa học hãy tách ba muối KCl, FeCl3, AlCl3 ra khỏi nhau trong một dung dịch.

HS sẽ tự động suy nghĩ, nhớ lại kiến thức liên quan, có thể xem vở ghi hoặc SGK, STK và tìm cách giải bài tập. HS ghi lại cách giải của mình vào vở nháp.

 Thời hai: Hợp tác với bạn, học bạn.

“Sản phẩm ban đầu” thật sự có giá trị và có ý nghĩa đối với HS vì đó là kết quả đạt đƣợc do hoạt động của bản thân HS, song dễ mang tính chủ quan, phiến diện. Để trở thành khách quan, khoa học hơn, sản phẩm đó phải thông qua sự đánh giá, phân tích, sàng lọc, bổ sung của cộng đồng các chủ thể, xã hội – lớp học, tức là chủ thể HS phải hợp tác với các bạn, học bạn thông qua các hình thức trao đổi các nhân, thảo luận nhóm - lớp, các hoạt động tập thể. Dù ở hình thức nào, chủ thể không thụ động nghe bạn nói, nhìn bạn làm mà phải tích cực, chủ động tự thể hiện mình theo trình tự các thao tác sau:

- Tự đặt mình vào tình huống, tập sự sắm vai, sắm vai đƣa ra cách xử lí tình huống, giải quyết vấn đề.

- Tự thể hiện bằng văn bản; ghi lại kết quả xử lí của mình (sản phẩm ban đầu). - Tự trình bày, giới thiệu, bảo vệ đến cùng sản phẩm ban đầu của mình.

- Tỏ rõ thái độ của mình trƣớc chủ kiến của bạn: Đúng – sai, hay – dở, tham gia tranh luận.

- Tự ghi lại ý kiến của các bạn theo nhận thức của mình.

- Khai thác những gì đã hợp tác với các bạn, bổ sung, điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành một sản phẩm tiến bộ hơn.

Sau thời hai, chủ thể đã hợp tác với các bạn bằng cách tự thể hiện mình qua các thao tác trên đây và đã sử dụng tất cả những gì khách quan, khoa học của các sản

phẩm cá nhân của các bạn để hoàn thiện sản phẩm ban đầu của mình. Song trong hoạt động và thảo luận tập thể, thƣờng xảy ra tình thế: cả lớp gặp phải những vấn đề nan giải, khó phân biệt đúng sai, khó đi đến kết luận khoa học. Lúc này nhà giáo là ngƣời trọng tài khoa học kết luận cuộc thảo luận của lớp thành một bài học thật sự khoa học từ những gì HS đã tự mình tìm ra. Cho nên chủ thể HS phải học thầy và biết cách học thầy.

Tiếp tục bài tập trên, GV cho hai HS lên bảng thể hiện cách giải và thu các bài giải của các HS khác dƣới lớp để kiểm tra. HS trong lớp theo dõi bạn làm trên bảng rồi nhận xét, bổ sung thiếu sót. Sau đó GV là ngƣời kiểm tra, đánh giá kết quả đúng, bổ sung cho HS tự sữa sai, GV chốt lại kiến thức, HS tự kiểm tra, tự ghi nhớ và có thể chép lại vào vở.

 Thời ba: Hợp tác với thầy, học thầy, tự kiểm tra, tự điều chỉnh.

Thầy là ngƣời trọng tài kết luận về những gì cá nhân và tập thể lớp đã tự mình tìm ra thành bài học khoa học. Học thầy là học nội dung bài học thầy đã kết luận cùng với cách ứng xử của thầy để đi đến kết luận. Trong lúc học thầy, HS cũng phải giữ vai trò chủ thể tích cực, chủ động: không thụ động nghe thầy kết luận, giảng giải mà tích cực học thầy và biết cách học thầy, bằng hành động của chính mình theo trình tự các thao tác sau:

- Tự lực xử lí tình huống, giải quyết vấn đề theo sự hƣớng dẫn của thầy.

- Chủ động hỏi thầy và biết cách hỏi thầy về những gì mình có nhu cầu, nhất là về cách học, cách làm.

- Tự ghi lại chính xác ý kiến kết luận của thầy trong giờ thảo luận hay hoạt động của lớp.

- Học cách ứng xử của thầy trƣớc những tình huống gây cấn nổi lên trong quá trình hoạt động tập thể, cách phân tích, tổng hợp các ý kiến khác nhau để đi đến kết luận…

- Dựa vào kết luận của thầy, tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh sản phẩm ban đầu của mình thành sản phẩm khoa học.

Cần tiến hành tự kiểm tra, tự điều chỉnh theo trình tự các thao tác sau đây: - So sánh, đối chiếu kết luận của thầy và ý kiến của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình: Đúng - sai, hay - dở, đủ - thiếu… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kiểm tra lí lẽ, tìm kiếm luận cứ, thâm nhập thực tiễn, để có cơ sở chứng minh đúng hay sai.

- Tổng hợp thêm lí lẽ, chốt lại vấn đề.

- Tự sửa sai, điều chỉnh: bổ sung những gì cần thiết vào sản phẩm ban đầu, tự sữa những chổ sai sót.

- Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách xử lí tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình.

Và thầy kiểm tra, đánh giá căn cứ vào kết quả tự đánh giá, tự điều chỉnh của HS. Sự đánh giá của thầy phải có tác dụng giáo dục thật sự, tức là hỗ trợ cho HS tự đánh giá, tự điều chỉnh để tự học có hiệu quả.

Thời nào cũng có vai trò và hoạt động của thầy và trò; Song ở thời một, nổi lên vai trò lao động cá nhân HS với kết quả là sản phẩm ban đầu; Ở thời hai, là vai trò của cộng đồng chủ thể, xã hội – lớp học; Ở thời ba, nổi lên vai trò của thầy với kết luận của thầy tạo điều kiện cho cá nhân HS tự đánh giá và điều chỉnh. Điều cốt yếu là cả ba thời đều diễn ra trên cái nền chung là hành động học, tự học, tích cực và chủ động của chủ thể HS dƣới sự hƣớng dẫn của thầy giáo. Và tiến trình học hoạt động diễn ra theo con đƣờng xoắn ốc nhiều tầng từ: học cá nhân  học bạn  học thầy  học cá nhân (mức cao hơn).

Hay là từ: tự học, tự nghiên cứu  hợp tác với bạn  hợp tác với thầy  tự học ở trình độ cao hơn, tiến tới biết tự học suất đời.

Tác động có ý nghĩa quyết định ở thời hai – ba, vì giúp HS tự đánh giá sản phẩm ban đầu, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách làm, tự sữa chữa sai sót mắc phải, điều chỉnh hành động và cách ứng xử của mình ngày càng hợp lí hơn, tiến bộ hơn. Qua ba thời, kiến thức và ý nghĩa đạo đức đƣợc hình thành và liên kết với nhau trong cùng một tiến trình hình thành nhân cách.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 36 - 39)