Về hoạt động giảng dạy của giáo viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP

3.3.1.Về hoạt động giảng dạy của giáo viên

4. Phản ứng oxi hóa

3.3.1.Về hoạt động giảng dạy của giáo viên

Hiệu quả của việc dạy học phụ thuộc vào hai yếu tố chính: Giảng dạy của GV và học tập của HS. Thƣờng yếu tố thứ hai ít đƣợc quan tâm, thậm chí không đƣợc đề cập trong các biện pháp nâng cao chất lƣợng dạy học. Trong quản lí công tác dạy học của các Hiệu trƣởng hầu nhƣ vấn đề chỉ đạo học tập của HS rất ít đƣợc nhắc đến. Việc hƣớng dẫn phƣơng pháp học tập cho HS thƣờng đƣợc đƣa vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, ở đó GV hoặc những HS giỏi báo cáo một số kinh nghiệm, phần lớn HS ít quan tâm theo dõi.

Trƣờng thƣờng xuyên tổ chức phong trào thao giảng với chủ đề cải tiến PPDH. Trong các buổi thao giảng của các tổ chuyên môn, hầu hết các tiết dạy đều thể hiện đƣợc PPDH tích cực, gây hứng thú cho HS và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên việc chuẩn bị cho một tiết thao giảng mất rất nhiều thời gian và công sức nên một số GV ngại khó, số tiết dạy theo PP mới còn hạn chế. Các sáng kiến kinh nghiệm của GV giỏi thƣờng tập trung khai thác một số nội dung của một số bài dạy, số sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới PPDH còn hạn chế và thƣờng tập trung vào các lĩnh vực rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo. Thực ra nhiều yếu tố tích cực của PPDH truyền thống đã đƣợc nhiều GV có kinh nghiệm vận dụng vào giảng dạy trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan nhƣ phải hoàn thành nội dung chƣơng trình vốn quá nặng, đối phó với các kỳ thi, GV chƣa đƣợc bồi dƣỡng kĩ lƣỡng về PPDH, sĩ số HS trong lớp còn quá đông, tâm lí ngại khó của một số GV do đời sống chi phối, nên việc áp dụng các PPDH tích cực vào giảng dạy hằng ngày của GV không thƣờng xuyên và đồng đều ở các bài dạy. GV không thể có điều kiện áp dụng các PPDH mới vì nếu dành quá nhiều

thời gian cho HS suy nghĩ họ không thể hoàn thành chƣơng trình đúng tiến độ đƣợc. Trong thực tế vẫn còn một số GV thƣờng xuyên sử dụng PP “đọc – chép”. Thông thƣờng họ đều thấy đƣợc tính ƣu việt của các PPDH tích cực và sử dụng ít nhiều trong quá trình dạy học.

Điều tra về các PPDH đang đƣợc GV sử dụng hiện nay, với nội dung câu hỏi: “Xin thầy (cô) cho biết phƣơng pháp dạy học nào dƣới dây đã đƣợc thầy (cô) sử dụng

trong quá trình dạy học của bộ môn mình”, kết quả nhƣ sau: Bảng 3.1

Số GV đƣợc hỏi: 90

Nội dung Số ý kiến %

a. Phƣơng pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. 45 50,0 b. Sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS lĩnh hội kiến thức 50 55,5

c. Giảng bài và đọc cho HS chép 25 27,8

d. Phƣơng pháp vấn đáp, tranh luận 40 44,4

e. Phƣơng pháp dạy học theo nhóm nhỏ 13 14,4

Việc thực hiện đổi PPDH, theo mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trƣờng THPT Kỳ Anh có một số chuyển biến bƣớc đầu, đặc biệt là các môn khoa học tự nhiên nhƣ:

- Đối với bài giảng kiến thức mới: GV có quan tâm đặt vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS thông qua đàm thoại, gợi mở củng cố kiến thức bằng bài tập…, một số GV có chú trọng ra câu hỏi và hƣớng dẫn HS học ở nhà.

- Trong các tiết luyện tập: HS có chuẩn bị trƣớc ở nhà, vài HS trình bày lời giải, GV hƣớng dẫn cả lớp nhận xét; GV tổng kết ƣu khuyết điểm về lời giải và đƣa ra lời giả mẫu.

- Ở nhiều tiết dạy, hình thức tổ chức giờ dạy có sinh động hơn, một số GV đã tổ chức đƣợc các tiết dạy theo nhóm, sử dụng PP vấn đáp, tranh luận. Tuy nhiên số tiết dạy theo hình thức này chƣa thực sự phổ biến, chỉ đƣợc thực hiện trong khi thao giảng, kiểm tra.

Tuy kết quả điều tra cho thấy con số đáng lạc quan, số GV sử dụng các PPDH theo định hƣớng đổi mới nhiều, song về bản chất, các tiết dạy đó vẫn còn theo kiểu

dạy thầy truyền đạt trò tiếp nhận, hiệu quả của nó chƣa cao. Các giờ dạy chƣa phản ánh đƣợc đặc thù của bộ môn, chƣa phản ánh đƣợc hầu hết các hoạt động khám phá trong quá trình hình thành khái niệm và chứng minh qui luật, chƣa phát huy đƣợc tính tích cực trong HS thực sự. Trong khi học, HS nghe giảng là chủ yếu, xem GV làm mẫu rồi làm theo, PP học còn thụ động, lệ thuộc nhiều vào GV, HS chƣa đƣợc tự do khám phá. Do lƣợng kiến thức trong mỗi bài còn quá nặng nên việc dành nhiều thời gian cho HS suy nghĩ chƣa nhiều, có lúc GV nêu câu hỏi và tự mình trả lời ngay, HS không có cơ hội tham gia ý kiến.

Kết quả điều tra về phía GV cho thấy bƣớc đầu nhiều GV đã áp dụng các PPDH tích cực vào quá trình dạy học. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Tuy nhiên PPDH giải quyết vấn đề, sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS tự tìm ra câu trả lời cho từng vấn đề chƣa đi sâu vào thực chất, vẫn còn mang nặng hình thức, đối phó vì hầu hết GV đều sợ “cháy giáo án” . Trong các tiết thao giảng, tuy GV đã tận dụng tối đa thời gian lên lớp nhƣng ít dành thời gian cho HS suy nghĩ và tranh luận.

Qua thăm dò ý kiến của 90 GV tại trƣờng THPT Kỳ Anh thì có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến công tác đổi mới PPDH. Đa số GV thống nhất xếp thứ tự các nguyên nhân gây cản trở công cuộc đổi mới PPDH trong nhà trƣờng nhƣ sau:

Thứ nhất: Nội dung chƣơng trình quá nặng, không đủ thời gian dạy theo PPDH mới.

Thứ hai: Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, sĩ số HS quá đông. Thứ ba: GV tuy đƣợc bồi dƣỡng về PPDH mới nhƣng ít đƣợc thực hành nên thói quen dạy theo cách dạy trƣớc đây chƣa thay đổi đáng kể.

Thứ tƣ: Cách ra đề thi của Sở và Bộ Giáo dục – Đào tạo còn ảnh hƣởng đến cách dạy.

Thứ năm: Tâm lí ngại khó của GV.

Ngoài ra do đời sống của GV và HS nhìn chung còn khó khăn cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến nề nếp chuyên môn và chất lƣợng giảng dạy, tạo nên trạng thái GV giảng dạy xơ cứng rập khuôn, qua ngày theo SGK, dành nhiều thời gian cho công việc mƣu sinh khác.

Có lẽ các nguyên nhân đó tồn tại không hoàn toàn độc lập mà có quan hệ với nhau. Dẫn đến hiệu quả của việc thực hiện đổi mới PPDH theo hƣớng tích cực lấy ngƣời học làm trung tâm chƣa đạt đƣợc nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 57 - 60)