của học sinh
Kiểm tra là giai đoạn kết thúc của một quá trình dạy học, đảm nhận một chức năng lí luận cơ bản, chủ yếu không thể thiếu đƣợc của quá trình này. Kiểm tra có ba chức năng bộ phận liên kết, thống nhất với nhau, thâm nhập vào nhau và bổ sung cho nhau đó là: Đánh giá, phát hiện lệch lạc và điều chỉnh. Ngƣời ta thƣờng nói “Kiểm tra – đánh giá” hay “đánh giá thông qua kiểm tra”. Trong quá trình dạy học, việc đánh giá diễn ra thƣờng xuyên hoặc định kỳ, đặc biệt là qua hoạt động học tập, kiểm tra. Kết quả kiểm tra vừa giúp đánh giá đƣợc chất lƣợng học tập của HS, vừa giúp cho giáo viên đánh giá đƣợc khả năng sƣ phạm của mình, giúp họ điều chỉnh phƣơng pháp dạy học cho phù hợp với các nhóm đối tƣợng. Đánh giá và phát hiện đƣợc lệch lạc nhằm mục đích là uốn nắn, loại trừ lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại. Ngoài ra, hoạt
động đánh giá còn giúp HS tự đánh giá đƣợc khả năng tiếp thu bài giảng, tự điều chỉnh cách học hoặc khắc phục những thiếu sót trong việc tiếp nhận tri thức, phát triển kỹ năng và xây dựng các thái độ cần thiết.
Đánh giá trong dạy và học tích cực là đánh giá quá trình học tập của HS thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức. Với mục đích chính là nâng cao chất lƣợng học tập và năng lực của HS. Đánh giá về quá trình học tập là đánh giá kết quả học tập của HS thông qua hình thức kiểm tra, thi cử nhằm xem xét kết quả học tập của HS sau một giai đoạn nhất định theo quy định chung (sau một học kỳ, một năm học, một cấp học). Đánh giá trong dạy và học tích cực phải kết hợp các hình thức đánh giá khác nhau, đánh giá tại nhiều thời điểm khác nhau và đƣợc kết hợp giữa đánh giá của giáo viên và đánh giá của HS. Hình thức đánh giá đa dạng, diễn ra liên tục trong quá trình học tập nhƣ:
- Quan sát tự do.
- Quan sát có hệ thống. - Kiểm tra viết.
- Kiểm tra miệng.
- Test – trắc nghiệm khách quan. - ….
Mục tiêu của việc kiểm tra – đánh giá kiến thức kĩ năng hóa của HS phổ thông hiện nay là:
- Mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng.
- Khả năng vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi và giải bài tập. - Giải quyết những vấn đề thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo. Để thực hiện tốt mục tiêu đó GV phải chuẩn bị các nội dung sau:
- Lựa chọn câu hỏi, các qui trình để tiến hành kiểm tra một cách cẩn thận, chu đáo, có hệ thống và phù hợp với đơi tƣợng.
- Nội dung kiểm tra củng cần phủ kín chƣơng trình và có thể kiểm tra đƣợc khả năng giải quyết vấn đề một cách sáng tạo của HS.
Có thể khẳng định rằng, tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục gắn bó chặt chẽ với nhau, yếu tố này tạo tiền đề cho yếu tố kia và ngƣợc lại. Tất cả các yếu tố: mục đích, nội dung chƣơng trình, SGK, PP, phƣơng tiện, kiểm tra đánh giá,… liên kết chặt
chẽ với nhau tạo thành một chu trình giáo dục, không thể quá coi trọng yếu tố này mà xem nhẹ yếu tố kia. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng lệch lạc, xa rời mục đích ý nghĩa của giáo dục.
Ví dụ: Để hấp thụ NH3 trong hỗn hợp hơi CO2 và NH3, ta có thể dùng các hóa chất nào sau đây:
A. Dung dịch Ba(OH)2dƣ B. Dung dịch NaOH dƣ C. Dung dịch HCl dƣ D. Dung dịch KBr dƣ.