Sử dụng dạy học khi nghiên cứu bài ôn tập tổng kết để hoàn thiện kiến thức

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)

Hoàn thiện kiến thức là củng cố những kiến thức đã học, làm chính xác thêm những kiến thức đã có, quan trọng hơn cả là dạy HS vận dụng các kiến thức. Khi củng cố kiến thức không có nghĩa là dạy lại kiến thức cũ mà phải bằng cách nào đó để HS nhớ lại kiến thức đã học. Chắc chắn không ai phủ nhận đƣợc tầm quan trọng của việc làm bài tập và trả lời câu hỏi trong quá trình học và tự học. Để dạy HS vận dụng kiến thức chúng ta cần lựa chọn, xây dựng các bài tập định tính, định lƣợng, vận dụng kiến thức từ thấp đến cao dần, nâng cao dần tính chất tổng hợp của việc vận dụng kiến thức cho HS. Nên cho hệ thống bài tập dựa vào kiến thức đã học để giải thích nhiều vấn đề trong xã hội và hệ thống bài tập mang tính chất thực tiễn. Khi tổ chức dạy học nghiên cứu bài ôn tập tổng kết để hoàn thiện kiến thức cần lƣu ý:

- Kiến thức chỉ cần nhớ lại nên ƣu tiên HS yếu và trung bình.

- Kiến thức có sự vận dụng linh hoạt và vận dụng sáng tạo ƣu tiên cho HS khá, giỏi.

Tuy nhiên tùy tình hình cụ thể mà có sự thay đổi đối tƣợng ƣu tiên cho phù hợp, để hoàn thành đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu. Khi ôn tập, củng cố và hoàn thiện kiến thức GV đóng vai trò là ngƣời hƣớng dẫn, tổ chức, đạo diễn, trọng tài, cố vấn cho HS tự tìm ra kiến thức với sự hợp tác của các bạn. Để HS có kiến thức thực sự và trở thành kĩ năng, kĩ xảo thì phải để tự HS làm bài tập, trả lời câu hỏi, giải quyết vấn đề. Nhƣng trƣớc hết HS cần nắm vững lí thuyết rồi mới thực hành. HS phải tự học và nghiên cứu

kĩ các nội dung kiến thức đƣợc GV định hƣớng trƣớc khi trả lời hay giải quyết vấn đề. HS nên đọc kĩ đề bài hay câu hỏi để xác định mục đích yêu cầu của đề bài hay câu hỏi đó. Hệ thống bài tập và câu hỏi mà GV dùng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức cần tránh tản mạn, vụn vặt, phải tập trung vào các kiến thức cơ bản trọng tâm và có tác dụng chính xác hóa các khái niệm, mở rộng, đào sâu kiến thức và gắn với thực tiễn. HS nên định hình hay xác định rõ “dạng” câu hỏi hay bài tập trên cơ sở đó lựa chọn PP đúng đắn, các giải pháo thích hợp và các bƣớc đi thỏa đáng để khai thông các câu hỏi và bài tập. HS cần xác định xem dạng câu hỏi hay bài tập này đòi hỏi các mức thang nhận thức gì (hiểu, biết, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá). Để HS tự chiếm lĩnh kiến thức cho chính mình thì phải để HS tự tìm tòi, khám phá, xử lí các thông tin, tài liệu liên quan dựa trên sự hƣớng dẫn của GV (nên dùng SGK, STK, công thức, định luật, số liệu, bảng biểu…). Lúc này HS đang rèn trí não, tập trung trí lực đến mức cao nhất, đang chủ động giải quyết vấn đề. Trong quá trình HS đang suy nghĩ, tự nghiên cứu thì GV có thể hổ trợ những thắc mắc mà HS cảm thấy cần thiết. Sau khi HS đƣa ra hƣớng giải quyết, tìm đƣợc câu trả lời rồi thì GV kiểm tra, khéo léo chỉnh lí, bổ sung để hoàn thiện kiến thức.

Ví dụ: Khi hoàn thiện kiến thức về Nitơ GV cho HS thực hiện dãy chuyển hóa sau và ghi rõ điều kiện phản ứng:

N2NH3NH4ClNH3N2NONO2HNO3NH4NO3N2O

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 41 - 42)