Sử dụng dạy học khi nghiên cứu bài mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Với bài học nghiên cứu tài liệu mới, nội dung bài học bao gồm hai phần chính đó là nội dung chủ đạo và nội dung hỗ trợ.

Nội dung chủ đạo: Đó là những nội dung kiến thức mới chƣa có trong các bài học trƣớc và là cơ sở để tiếp thu các kiến thức khác sau đó của chƣơng trình.

Nội dung hỗ trợ: Đó là những kiến thức, kĩ năng, phƣơng tiện hỗ trợ cho việc nắm kiến thức chủ đạo.

Các bài học khác nhau có sự phân chia thành số đoạn (mục) khác nhau, cấu trúc nội dung khác nhau. Mỗi bài học đƣợc chia thành bao nhiêu đoạn lớn, mỗi đoạn lớn chia ra bao nhiêu mục nhỏ, mỗi mục nhỏ đƣa ra các thông tin cụ thể gì, công việc đó ngƣời ta gọi là xử lí nội dung trí dục của bài học. Kết quả bài học phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng GV xử lí nội dung trí dục của bài.

Thông thƣờng GV căn cứ vào SGK các loại, SGV, STK… Công việc xử lí nội dung trải qua năm bƣớc:

- Xác định hệ thống kiến thức: GV cần đọc kĩ các tài liệu để phát hiện, chọn lọc, sắp xếp kiến thức; Góp kiến thức lại thành loại.

- Mã hóa nội dung kiến thức: dùng kí hiệu, qui ƣớc, viết tắt, sơ đồ… để thể hiện nội dung bài học cho gọn, đủ.

- Dự kiến sắp xếp kiến thức một cách hợp lí sao cho phản ánh đúng logic khoa học của nội dung từ khái niệm xuất phát đến kết luận cuối cùng, làm nổi bật đƣợc ý chủ chốt của bài.

- Bổ sung kiến thức hỗ trợ: Kiến thức hỗ trợ nhƣ là hồ dính lên kết các kiến thức chủ chốt, làm cho bài học có một logic rõ ràng và HS dễ hiểu, hiểu sâu.

- Thiết kế các phƣơng án thực hiện nội dung (phƣơng pháp). Mỗi một đoạn nội dung sẽ có phƣơng án thực hiện khác nhau khi lên lớp. Mỗi đoạn có thể có nhiều phƣơng án, khi thực hiện ta chỉ chọn phƣơng án tối ƣu.

Khi nghiên cứu bài mới GV có vai trò khởi xƣớng, khơi nguồn, hƣớng dẫn cho cá nhân HS về các tình huống học, các vấn đề cần giải quyết, về các nhiệm vụ phải thực hiện trong tập thể HS. HS tự nghiên cứu, tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hƣớng giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với ngƣời học) và tạo ra sản phẩm ban đầu mang tính chất cá nhân.

Tiếp theo thầy tổ chức cho trò tự thể hiện mình và hợp tác với các bạn: tổ chức các cuộc tranh luận, làm việc theo nhóm, trao đổi trò – trò, thầy – trò và các hoạt động tập thể khác nhàm tăng cƣờng mối quan hệ giao tiếp và hợp tác trò – trò, thầy – trò cùng nhau tìm ra kiến thức, chân lí. Ở đây trò tự thể hiện mình bằng văn bản, lời nói, tự trình bày, tự sắm vai trong các tình huống, vấn đề, tự bảo vệ kiến thức hay sản phẩm

cá nhân ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và thầy tạo ra sản phẩm có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học.

Sau khi tự thể hiện mình qua sự hợp tác, trao đổi với các bạn và thầy thì thầy là trọng tài, cố vấn kết luận về các cuộc tranh luận, đối thoại đó để khẳng định về mặt khoa học. Lúc này trò tự kiểm tra, tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học. Cuối cùng, thầy là ngƣời kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của trò trên cơ sở trò tự đánh giá, tự điều chỉnh… Và giờ đây tri thức trò tự tìm ra mới thực sự khách quan khoa học theo đúng nghĩa của nó.

Ví dụ: Khi dạy bài: Benzen và đồng đẳng (phần tính chất hóa học). GV yêu cầu HS quan sát mô hình phân tử benzen và phân tích đặc điểm cấu tạo, từ đó nhận xét khả năng phản ứng của phân tử benzen.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình dạy học hợp tác hai chiều ở trường THPT kỳ anh tỉnh hà tĩnh (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)